Nhà đầu tư chờ lời hứa T+0 và chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết
Những sản phẩm mới như chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) hay cho phép giao dịch chứng khoán trong ngày (T 0) đã bàn tính từ lâu, song đến nay vẫn chưa thể triển khai.
5 năm chờ triển khai T 0
Việc cho phép vừa mua, vừa bán chứng khoán trong ngày là một trong những cơ chế giao dịch được quy định tại Thông tư 203/2015/TT-BTC nhằm góp phần cải thiện thanh khoản, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa được thực hiện trong sự sốt ruột của nhà đầu tư và nhiều thành viên thị trường.
Theo CTCK Bảo Việt, T 0 nếu được triển khai sẽ là cột mốc đánh dấu sự phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Cơ chế này không những góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường, mà còn đem lại nhiều lựa chọn giao dịch hơn cho nhà đầu tư, có thể giúp các nhà đầu tư giảm thiểu “rủi ro T 3″ (theo quy định hiện hành, nhà đầu tư chỉ được bán ra cổ phiếu sau 2 ngày kể từ ngày mua vào) trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động ngày càng nhanh và khó lường hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, việc cho phép giao dịch chứng khoán trong ngày cũng chứa đựng rủi ro nhất định trong việc triển khai nếu chưa có sự đồng bộ về cơ chế, chính sách, cũng như hệ thống công nghệ giữa các cơ quan quản lý và thành viên thị trường.
Rủi ro mất khả năng thanh toán luôn tiềm ẩn trong quá trình thực hiện giao dịch nếu thiếu một quy trình quản lý rủi ro một cách nghiêm túc, chặt chẽ.
Thực tế, vướng mắc lớn nhất trong triển khai T 0 vẫn là khả năng quản lý rủi ro từ phía thành viên thị trường.
Với hệ thống hiện tại, hàng năm vẫn có nhiều trường hợp cần sửa lỗi giao dịch, lùi thời hạn hoặc hủy bỏ thanh toán do việc kiểm soát ký quỹ không tốt. Đáng chú ý, tình trạng này diễn ra ở cả những công ty chứng khoán hàng đầu, chứ không chỉ công ty chứng khoán nhỏ.
Ngoài ra, giao dịch trong ngày được đánh giá là kỹ thuật giao dịch rất phức tạp, có tính rủi ro cao nên chỉ phù hợp với các nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp. Đối với nhà đầu tư cá nhân, tại một số thị trường, giao dịch trong ngày chỉ được áp dụng kèm theo những điều kiện nhất định.
Lý giải việc chậm trễ trong triển khai T 0, ông Nguyễn Sơn, Chủ tịch Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) cho biết, để triển khai thành công bất kỳ sản phẩm hay nghiệp vụ mới nào của thị trường chứng khoán, bên cạnh sự sẵn sàng về hệ thống công nghệ thì còn cần đến sự hoàn thiện đồng bộ về cơ chế, chính sách, đặc biệt là cơ chế khắc phục các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.
Theo ông Sơn, với giao dịch T 0, hiện nay, về mặt pháp lý đã có quy định tại Thông tư 203/2015/TT-BTC.
Còn về hệ thống, VSD hiện đang xây dựng hệ thống công nghệ thông tin trong tổng thể Gói thầu 04 cùng với 2 Sở Giao dịch chứng khoán để có thể sớm triển khai hoạt động.
Tuy nhiên, do đây là cơ chế giao dịch mới, tương đối phức tạp, đặc biệt liên quan đến vấn đề xử lý rủi ro trong khâu thanh toán, nên để triển khai thành công, bên cạnh sự nỗ lực của các tổ chức hạ tầng thị trường bao gồm VSD và các sở giao dịch chứng khoán, tiến độ triển khai còn phụ thuộc vào các thành viên thị trường, nhất là trong vấn đề thiết lập cơ chế kiểm soát và xử lý rủi ro trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán.
Video đang HOT
“Theo tôi, đây là một trong những điều kiện tiên quyết để cơ chế giao dịch mới này được triển khai thành công. Bên cạnh đó, VSD cũng đang nghiên cứu xây dựng các quy trình, quy chế hướng dẫn; lập kế hoạch tập huấn nghiệp vụ cho thành viên để có thể triển khai nghiệp vụ này sau khi hệ thống công nghệ thông tin mới của thị trường được đưa vào sử dụng”, ông Sơn nói.
Chia sẻ thêm về qua trình chuẩn bị cho hệ thống công nghệ, ông Sơn cho biết, công nghệ thông tin là nền tảng quan trọng đảm bảo cho thị trường vận hành an toàn, hiệu quả, thông suốt, cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ mới.
Với ý tưởng hình thành hệ thống công nghệ thông tin thống nhất cho toàn thị trường kết nối trực tiếp từ khâu đăng ký, lưu ký giao dịch đến bù trừ thanh toán, thực hiện quyền và các sản phẩm gia tăng cho thị trường, gói thầu “Thiết kế, lắp đặt cung cấp và chuyển giao hệ thống công nghệ thông tin” đã được 2 Sở Giao dịch chứng khoán và VSD phối hợp với nhà thầu triển khai dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đến nay, các hạng mục của gói thầu về cơ bản đã dần được hoàn thiện và đi đến những giai đoạn cuối cùng.
“Hệ thống công nghệ thông tin mới đi vào hoạt động với các tính năng nghiệp vụ mới, đa dạng, hướng đến chuẩn mực và thông lệ quốc tế được kỳ vọng sẽ hỗ trợ đáng kể cho các sản phẩm, dịch vụ mới như T 0, dịch vụ quản lý chứng khoán thế chấp tại VSD, mô hình đối tác thanh toán trung tâm (CCP) cho thị trường chứng khoán cơ sở, các sản phẩm phái sinh mới như hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai cổ phiếu, các sản phẩm phái sinh chứng khoán với các tài sản cơ sở là tiền tệ và hàng hóa…”, ông Sơn nhấn mạnh.
NVDR, cần đẩy nhanh tiến độ
Bên cạnh T 0, nhà đầu tư và các thành viên thị trường cũng chờ đợi việc triển khai chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) như là một giải pháp đột phá trong việc gỡ nút thắt sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tại nhiều doanh nghiệp hiện nay.
Trên thế giới, sản phẩm NVDR đã xuất hiện cách đây 80 năm và tại Đông Nam Á, sản phẩm này đã có mặt ở Thái Lan từ năm 2000, giúp thị trường này cải thiện mạnh mẽ giao dịch nhà đầu tư nước ngoài.
Còn tại Việt Nam, việc nghiên cứu triển khai NVDR đã được thảo luận từ lâu và gần đây có bước tiến lớn khi được “định danh” trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi và Luật Chứng khoán 2019, nhưng để triển khai còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Theo bà Nguyễn Ngọc Lan, Phó tổng giám đốc CTCK Agribank (AGR), hiện có 3 vướng mắc chính trong quá trình triển khai NVDR: Thứ nhất là chưa có quy định cụ thể hướng dẫn chi tiết về phát hành, cơ chế giao dịch, cũng như phân bổ quyền biểu quyết; thứ hai là chưa có một thiết chế vận hành với tư cách là tổ chức phát hành NVDR (theo mô hình của Thái Lan thì một công ty con của sở giao dịch chứng khoán sẽ đảm nhận việc này); thứ ba là nền tảng hạ tầng hiện tại chưa đáp ứng được việc triển khai NVDR.
“NVDR là sản phẩm tài chính phức tạp, nếu muốn đưa ra thị trường thì cần có thêm thời gian nghiên cứu thấu đáo, đồng thời phải xem xét kỹ lưỡng để đáp ứng đồng thời nhiều mục tiêu, chứ không đơn thuần chỉ là để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, hệ thống pháp lý hiện hành chưa mở ra cơ chế cho việc thành lập đơn vị đứng ra mua cổ phiếu trên thị trường và phát hành NVDR tương ứng cũng gây khó cho việc triển khai giải pháp này.
Mặc dù vậy, tôi kỳ vọng các vướng mắc sẽ được giải quyết trong 1-2 năm tới để sớm ra mắt sản phẩm. Đây sẽ là cú huých lớn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, các cổ phiếu đang hết room ngoại nói riêng, giúp đẩy mạnh việc thu hút dòng vốn ngoại, gia tăng tính thanh khoản cho thị trường và có thêm nhiều sự lựa chọn hơn cho các nhà đầu tư”, bà Lan nói.
Giới phân tích cũng nhìn nhận, để sớm triển khai T 0 hay NVDR, các giải pháp cần sớm thực hiện là đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống công nghệ, cải thiện nền tảng giao dịch, thanh toán bù trừ…
Cùng với đó, cần mở rộng khả năng tiếp cận vốn để mua chứng khoán của nhà đầu tư như kéo dài hợp đồng vay ký quỹ (margin), hạ tỷ lệ ký quỹ, giảm hoặc miễn thuế giao dịch chứng khoán, thuế cổ tức cho nhà đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định…
Con đường nâng hạng thị trường chứng khoán còn xa
Việt Nam đã vượt qua giai đoạn "khởi động", bắt đầu "vượt chướng ngại vật" khi các yếu tố để thị trường chứng khoán (TTCK) được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi có sự cải thiện. Cơ quan quản lý đang nỗ lực triển khai các giải pháp để sớm đáp ứng tiêu chí nâng hạng thị trường.
Đánh giá của MSCI
Trong Báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị trường kỳ tháng 6/2020 Global Market Accessibility Review vừa công bố, MSCI hầu như giữ nguyên các đánh giá của năm 2019, chỉ bỏ đoạn "không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là cơ quan bù trừ chứng khoán" trong mục "thanh toán và bù trừ".
Theo MSCI, các công ty ở một số ngành, lĩnh vực vẫn bị giới hạn về sở hữu nước ngoài; tỷ lệ sở hữu vốn ngoại vẫn vướng mắc tại nhiều nhóm ngành, cổ phiếu.
Về quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài, nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin song ngữ Anh - Việt.
Bên cạnh đó, quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế do quy định giới hạn sở hữu nước ngoài áp dụng đối với tổng tỷ trọng sở hữu nước ngoài nói chung và sở hữu của từng nhà đầu tư nói riêng.
Về mức độ tự do trên thị trường ngoại hối, hiện vẫn còn những hạn chế khi chưa có thị trường giao dịch tiền tệ ở nước ngoài.
Báo cáo của MSCI không bất ngờ đối với các thành viên trên thị trường, bởi thực tế TTCK Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chí về room ngoại và quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc được MSCI bỏ đoạn "không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là cơ quan bù trừ chứng khoán" là một bước tiến trong quá trình nâng hạng.
Mặc dù chưa được đưa vào danh sách rút gọn xem xét nâng hạng của MSCI trong năm nay, nhưng ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận chiến lược thị trường, khối phân tích Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, TTCK Việt Nam vẫn có cơ hội thu hút vốn ngoại, đặc biệt là vào cuối năm nay khi MSCI dự kiến nâng hạng TTCK Cô-oét từ cận biên lên mới nổi.
Theo đó, TTCK Việt Nam sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm thị trường cận biên của MSCI, tức tỷ trọng cổ phiếu tăng lên.
Lý giải về việc MSCI bỏ qua mục "không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là cơ quan bù trừ chứng khoán", Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng, Luật Chứng khoán 2019 có quy định mới về mô hình hoạt động của VSD.
Theo đó, VSD sẽ hoạt động theo mô hình Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên của VSD được bổ sung bao gồm thành viên lưu ký và thành viên bù trừ.
Theo mô hình mới này sẽ có tổ chức bù trừ chính thức, chức năng hoạt động độc lập và là công ty con của VSD.
Với tình trạng hiện nay của TTCK Việt Nam, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, khả năng được nâng hạng trong các kỳ xem xét sắp tới không cao, nếu không có những thay đổi để cải thiện các thiếu sót hiện tại.
Liên quan đến giới hạn quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và room ngoại, có nhiều thị trường mới nổi (5 thị trường đối với vấn đề room ngoại và 9 thị trường đối với vấn đề giới hạn quyền sở hữu), thậm chí một vài thị trường phát triển (2 thị trường với vấn đề room ngoại) cũng gặp vấn đề này.
Do đó, đây có thể không phải là yếu tố chính cản trở việc nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Điều kiện tiên quyết là giải quyết vấn đề room
Về tiến trình nâng hạng lên nhóm thị trường chứng khoán mới nổi, VNDIRECT cho rằng, điều kiện tiên quyết để được nâng hạng đối với TTCK Việt Nam là giải quyết vấn đề room đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Thị trường cũng đang kỳ vọng, Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực từ đầu năm 2021 sẽ mở ra cánh cửa nâng hạng đối với TTCK Việt Nam, khi hầu hết các doanh nghiệp đại chúng không thuộc những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (hoặc luật pháp quốc tế quy định có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài) sẽ được nới room "tự động" lên 100%.
Ngoài ra, trong dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã bổ sung công cụ chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR), nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận các cổ phiếu hết room, góp phần giải bài toán room trong quá trình nâng hạng TTCK Việt Nam.
VNDIRECT dự báo, sớm nhất thì TTCK Việt Nam sẽ được MSCI đưa vào danh sách rút gọn trong kỳ đánh giá phân loại thị trường vào tháng 6/2021 và có thể mất thêm 1 - 2 năm sau đó để chính thức được nâng hạng.
Đối với kỳ vọng vào việc nâng hạng thị trường trong thời gian tới, điểm mấu chốt cần được cải thiện là khắc phục các vấn đề liên quan đến "mức độ mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài".
Các vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài như các thông tin về doanh nghiệp và quy định pháp luật về thị trường không phải lúc nào cũng có phiên bản tiếng Anh và không được cung cấp kịp thời cùng với bản tiếng Việt... cũng cần sớm được cải thiện.
Đáng chú ý, vấn đề liên quan đến quy định phải cấp vốn trước khi được giao dịch vẫn là một trong những điểm chính khiến Việt Nam không được cả MSCI và FTSE nâng hạng.
Việc tăng cường sự xuất hiện của thông tin về doanh nghiệp bằng tiếng Anh, sự kịp thời của các thông tin này nhằm đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như việc nghiên cứu cơ chế cho phép giao dịch mà không phải cấp vốn trước để phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng lên thị trường mới nổi.
Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là nơi chắp bút trình Bộ Tài chính các giải pháp để đáp ứng tiêu chí nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi. Có 6 nội dung mà đơn vị này đang tập trung triển khai.
Thứ nhất, gấp rút hoàn thiện khung pháp lý, công việc trọng tâm là hoàn thiện văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán mới theo hướng giải quyết các vướng mắc hiện hành với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư; nâng cao thẩm quyền của cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường; nâng cao chất lượng quản trị công ty; công bố thông tin; tạo cơ chế xử lý công ty chứng khoán hoạt động kém hiệu quả và thúc đẩy tổ chức kinh doanh chứng khoán phát triển; bổ sung cơ chế bảo vệ nhà đầu tư; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường (nâng điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng, quản lý và ngăn chặn việc lách luật thông qua chào bán riêng lẻ); bổ sung nguyên tắc áp dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế, vấn đề công bố thông tin bằng tiếng Anh...
Thứ hai, đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch.
Thứ ba, phát triển cơ sở nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, tăng cường phát triển cơ sở các nhà đầu tư chuyên nghiệp thông qua việc phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán; duy trì, giữ mối quan hệ chặt chẽ, tổ chức đối thoại thường xuyên/định kỳ với thành viên thị trường để tìm hiểu về các vướng mắc/kiến nghị của các nhà đầu tư, từ đó đưa ra các giải pháp chính sách phù hợp.
Thứ tư, tăng cường tính minh bạch. Theo đó, tăng cường giám sát chất lượng các công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty đại chúng; chất lượng hồ sơ tư vấn phát hành, niêm yết của công ty chứng khoán; nâng cao trách nhiệm của công ty đại chúng thông qua áp dụng các thông lệ tốt về quản trị công ty theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP...
Thứ năm, tái cấu trúc các tổ chức tham gia thị trường: tiến hành phân loại các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo chất lượng tài chính và khả năng cung cấp dịch vụ; thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 2 Sở giao dịch và phát triển, phân định các khu vực thị trường để nâng cao vị thế của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam trong khu vực ASEAN; nghiên cứu áp dụng mô hình thanh toán đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho cả các giao dịch trên thị trường cơ sở theo thông lệ quốc tế.
Thứ sáu, tăng cường giám sát, phát hiện và xử phạt nghiêm các vi phạm về thao túng, nội gián, gian lận, thiếu minh bạch thông tin...
Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR): Kỳ vọng sớm rõ mô hình Nhu cầu về NVDR trên thực tế là hiện hữu, nên cần phải đảm bảo nguồn cung đều đặn ra thị trường, tránh để xảy ra tình trạng nghẽn nguồn cung dẫn đến nguy cơ "ngắt mạch" sức cầu. Sức cầu hiện hữu Việc Quốc hội chuẩn bị thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó có một quy định mới lần...