Nhà đầu tư chiến lược Raito Kogyo mua thêm gần 2,5 triệu cổ phần FECON
Căn cứ công văn số 3430/UBCK-PTTT ngày 04/06/2019 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán FCN, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu 2.417.620 cổ phiếu FCN từ ông Nguyễn Ngọc Thủy Anh cho Công ty cổ phần Raito Kogyo. Ngày hiệu lực chuyển quyền là 18/06/2019.
Ban lãnh đạo FECON nhận lẵng hoa chào mừng từ đại diện Raito Kogyo nhân dịp FECON tròn 15 năm thành lập
Trước đó, Tập đoàn Raito Kogyo đã chính thức trở thành cổ đông lớn của FECON thông qua việc sở hữu hơn 19,5 triệu cổ phiếu FCN, tương đương 17,13% vốn điều lệ công ty. Số cổ phần này được chuyển đổi từ 2 lô trái phiếu chuyển đổi mà Raito Kogyo đã nhận chuyển nhượng từ Japan South East Asia Growth Fund (JSEAG) – thành viên thuộc ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ) đã đầu tư vào FECON tại đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi của FECON năm 2016 với tổng giá trị cả 2 lô này là 328 tỷ đồng.
Như vậy, với việc nhận chuyển nhượng thêm gần 2,5 triệu cổ phiếu FCN từ nhà đầu tư trong nước trên thị trường, Raito Kogyo đã nâng mức sở hữu FECON lên mức trên 19% vốn điều lệ theo như thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên được ký kết đầu tháng 6/2019.
Đặc biệt, không chỉ đầu tư vào công ty mẹ FECON, Tập đoàn Nhật Bản cũng đầu tư và nắm giữ hơn 9,4 triệu cổ phiếu tương ứng với 36% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Công trình ngầm FECON (FCU) – công ty thành viên của FECON.
FECON và Raito Kogyo bắt đầu mối quan hệ hợp tác từ tháng 6/2015 với một thỏa thuận hợp tác thi công công trình ngầm bằng công nghệ Jet Grouting – khoan phụt vữa áp lực cao đường kính lớn tại Dự án Metro Line 1 TP.HCM đoạn Bến Thành – Suối Tiên.
Hơn 1 năm sau, vào tháng 9/2016 FECON và Raito Kogyo đã thành lập Công ty cổ phần Địa kỹ thuật tiên tiến Raito FECON (RFI), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xử lý nền bằng phương pháp khoan phụt vữa áp lực cao đường kính lớn và khoan phụt hoá chất, gia cố chống thấm cho công trình. Sau 2 năm thành lập RFI đã tăng trưởng trên 30% mỗi năm và hiện đang tham gia một loạt dự án lớn trên khắp cả nước.
Video đang HOT
Đáng chú ý, khác với các thương vụ M&A khác nhằm mục đích thâu tóm hoặc đầu tư tài chính, thương vụ Raito Kogyo mua cổ phần FECON được hai bên công bố là thương vụ “cộng lực”.
Phía Raito Kogyo đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của thị trường xây dựng Việt Nam nói riêng cũng như khu vực Đông Nam Á nói chung, đặc biệt là tại các dự án hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt, hạ tầng liên quan đến công trình ngầm, nhiệt điện và năng lượng… là cơ hội cho cả Raito Kogyo và FECON – đối tác địa phương có thể tiếp nhận và triển khai hiệu của các công nghệ tiên tiến mà tập đoàn này đang là đơn vị dẫn đầu trên thế giới về xử lý nền đất yếu, xử lý nước ngầm, xử lý sạt trượt…
Về phía FECON, việc bắt tay với Raito Kogyo mở ra những cơ hội mới cho Tập đoàn này, tạo nên bước ngoặt mới sau 15 năm hình thành và phát triển. Ngoài việc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, FECON sẽ cùng Raito Kogyo nghiên cứu, phát triển và thực hiện các Dự án về hạ tầng giao thông (đường bộ, cảng, đường thủy), các Dự án đường sắt đô thị và thoát nước ngầm tại Việt Nam, dự án chống sạt lở, giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam tại một số nước Đông Nam Á và các nước lân cận khác… kết hợp giữa công nghệ, nguồn vốn của Raito Kogyo cùng nhân lực và kinh nghiệm triển khai thực tiễn của FECON.
“Tôi rất muốn họ sẽ đầu tư thêm để chúng tôi có nguồn lực tài chính, công nghệ để phát triển các dự án mục tiêu, nâng giá cổ phiếu và cải thiện các chỉ số tài chính, mang lại sự phát triển bền vững cho công ty và nâng cao đời sống người lao động trong công ty nói riêng và đóng góp cho sự phát triển của xã hội nói chung”, ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch FECON từng khẳng định.
Ngoài Raito Kogyo, FECON cũng đang xúc tiến đàm phán để phát hành 25 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược tiếp theo và cũng đã thông qua việc nới room sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu FCN lên 100% vốn điều lệ nhằm tạo điều kiện cho việc tham gia của nhà đầu tư chiến lược trong thời gian tới.
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019:
- Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 – năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.
- Với chủ đề “Thay đổi để bứt phá/ Going for breakthrough”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Diễn đàn có các hoạt động chính: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; Vinh danh Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 – 2019; Tiệc tối kết nối đầu tư; Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt – Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.
Minh Hải
Theo baodautu.vn
Condotel 5 sao tiên phong tại Phú Yên với bản sắc kiến trúc Tây Nguyên đương đại
Apec Mandala Wyndham Phú Yên sẽ là condotel 5 sao quốc tế tiên phong mang đậm bản sắc kiến trúc Tây Nguyên đương đại - giúp nâng tầm du lịch Việt Nam.
Để nâng tầm du lịch, biến đây trở thành một ngành kinh tế xanh mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói và bền vững, Việt Nam cần nhiều hơn những khách sạn, những khu du lịch đẳng cấp gây ấn tượng mạnh với du khách. Một trong những hướng giải quyết là phát huy tối đa nét đẹp của văn hóa dân tộc, trong đó có nét văn hóa kiến trúc. APEC Mandala Wyndham Phú Yên là một trong những dự án như vậy.
Dự án nằm ở vị trí trung tâm trên đại lộ Hùng Vương của thành phố Tuy Hòa.
Ngay từ khâu thiết kế, chủ đầu tư Tập đoàn Apec - nhà phát triển condotel 5 sao quốc tế hàng đầu Việt Nam đã đề cao yếu tố tự nhiên, với ý tưởng kiến trúc lấy cảm hứng từ Ghềnh Đá Đĩa nổi tiếng, dự án vừa tạo điểm nhấn về thị giác lại tôn vinh bản sắc đặc trưng của vùng biển Phú Yên.
Hơn thế nữa, Apec Group còn đi tiên phong trong việc mang phong cách kiến trúc Tây Nguyên, lấy đặc trưng của vùng cao nguyên với các dân tộc Ba Na, Êđê, Jrai... để thổi hồn vào dự án, biến đây trở thành khách sạn 5 sao tiên phong mang trọn vẹn phong cách Tây Nguyên.
Nhắc đến Tây Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung là nhắc tới cây tre, cây nứa, nhắc tới những cột gỗ chạm trổ mộc mạc. Nét văn hóa này được ghi thể hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất của nội thất dự án như chiếc bàn, phiến ghế nằm, họa tiết thổ cẩm
Mỗi tầng, mỗi phòng nghỉ đều đem lại cảm giác sống giữa buôn làng, giữa hàng trăm năm lịch sử của các dân tộc Tây Nguyên
Cùng với đẳng cấp đã được khẳng định với sự vận hành và quản lý của Tập đoàn Wyndham Hotel Group (Mỹ), Tập đoàn APEC muốn thông qua dự án này, giới thiệu nhiều hơn nữa vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam đến với khách du lịch quốc tế, thay đổi cảm nhận của du khách từ những họa tiết nhỏ của nội thất nhưng ẩn giấu bên trong là sự hùng vĩ của núi rừng buôn làng Tây Nguyên, là sự dầy dặn của kho tàng văn hóa dân tộc
Tập đoàn APEC là đơn vị phát triển condotel 5 sao hàng đầu Việt Nam, tiên phong đưa mô hình "mua 1 sở hữu chuỗi" áp dụng cho các dự án nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế trên khắp Việt Nam. Từ miền địa đầu Tổ quốc - Lạng Sơn đến Cố đô Huế và kéo dài tới "điểm đến của những giấc mơ Chăm Pa" - Mũi Né, Bình Thuận, các dự án của APEC Group nối dài những miền đất hứa nghỉ dưỡng trên bản đồ Việt Nam, hiện thực hóa giấc mơ đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch mới của thế giới với mạng lưới condotel 5 sao tại: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, Sầm Sơn, Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận...
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
FECON dự kiến lợi nhuận quý 2 tăng gần 30% Dự kiến lợi nhuận quý 2 của FECON sẽ tăng gần 30% với doanh thu 715,5 tỷ đồng.Lãnh đạo Công ty cổ phần FECON (FCN) cho biết, dự kiến lợi nhuận quý 2 của FECON sẽ tăng gần 30% với doanh thu 715,5 tỷ đồng. Đại diện FECON và các bên cùng ký vào văn bản Thỏa thuận Hợp tác Chiến lược trong...