Nhà đầu tư chỉ cần “đặt gạch” vào dự án BOT rồi… thu tiền tỷ
Sáng 8.9, tại Tọa đàm khoa học Các dự án BOT – Chính sách và Giải pháp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng BOT đang trở thành mảnh đất màu mỡ của nhóm quan hệ thân hữu, các chủ đầu tư chỉ cần “đặt gạch” vào dự án còn vốn do Nhà nước và ngân hàng lo.
Quang cảnh buổi Tọa đàm khoa học Các dự án BOT – Chính sách và Giải pháp ngày 8.9. Ảnh: Thành An
Luật sư Nguyễn Tiến Lập, trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho biết, ông đã theo dõi, quan sát BOT từ năm 1998 – thời điểm Việt Nam có nghị định đầu tiên về BOT. Đến năm 2008 ông đã dự kiến được những gì xảy ra hiện nay.
“Khi đó, tôi và nhiều chuyên gia đã đoán được hệ lụy xảy ra từ các dự án BOT như ngày hôm nay” – luật sư Lập chia sẻ.
Cũng đến từ Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – Trọng tài viên Trương Thanh Đức cho rằng: Đối với BOT quan trọng nhất là vốn, nhưng ở Việt Nam chúng ta nhiều nhà đầu tư không cần vốn chỉ cần “đặt gạch” vào dự án còn lại vốn là Nhà nước lo.
“Khi muốn thực hiện các dự án BOT, nhà đầu tư chỉ lo làm sao vào được dự án, đặt được là “ăn chắc mặc bền”, còn vốn chủ yếu là nhà nước và các ngân hàng lo. Như dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, chủ đầu tư chỉ phải lo hơn 10% vốn, còn lại là vay ngân hàng” – luật sư Đức nói.
Luật sư Đức nhấn mạnh: “Tôi thấy không ổn khi nhiều quận, huyện cũng có thể ký hợp đồng BOT với chủ đầu tư có tổng mức đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Sở dĩ có chuyện đó vì dự án BOT không có rủi ro về vốn gốc, vốn lãi nên chỉ cần “đặt gạch” vào dự án là xong”.
Ông Nguyễn Nam Cường – Nguyên chuyên viên cao cấp, Văn phòng chính phủ, Vụ trưởng – Tổng lãnh sự Việt Nam tại Lào. Ảnh: Thành An
Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Nam Cường – nguyên chuyên viên cao cấp, Văn phòng chính phủ, Vụ trưởng – Tổng lãnh sự Việt Nam tại Lào cho rằng: Nhiều nhà đầu tư đang thực hiện dự án BOT theo hình thức “ tay không bắt giặc”. Bởi họ không cần kinh nghiệm, không cần quá nhiều vốn. Sau khi vào được dự án, hầu hết vốn sẽ đi vay, thực hiện thì thuê đơn vị thi công.
“”Lâu nay, BOT là mảnh đất màu mỡ đúng ra là đất của nhóm quan hệ thân hữu vì không có tính công bằng ở đây bởi nếu công bằng thì ai cũng làm được với kiểu “tay không bắt giặc” như này. Không có kinh nghiệm, không vốn, nếu được quyết định thì đi vay. Không phải vay ngân hàng thương mại mà vay hẳn ngân hàng chính sách, đó mới là điều nguy hiểm” – ông Cường đánh giá.
Tổng lãnh sự Việt Nam tại Lào dẫn chứng, ở Lào không có trạm BOT giao thông bởi lưu lượng giao thông không đáng thu. Nhà nước bỏ ra toàn bộ kinh phí để xây các công trình giao thông và không lập trạm thu phí. Các dự án BOT chủ yếu là lưới điện, Chính phủ của họ kêu gọi các nhà đầu tư làm lưới điện. Họ quy hoạch điện trong các thành phố đâu ra đấy, rất văn minh không giống ở Việt Nam.
Còn tại vùng Đông Bắc Thái Lan, cả 18 tỉnh thuộc khu vực này không có trạm BOT nào dù đường giao thông nước này tốt kém hơn nhiều lần so với Việt Nam. Thỉnh thoảng họ bảo dưỡng, sửa chữa nhưng không thu phí.
Tại đây, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, vấn đề BOT chúng ta đã nói quá nhiều mà bây giờ vẫn phải làm hội thảo, phải tham gia ý kiến với Chính phủ đó là điều đáng tiếc.
Ông Liên cho rằng việc đầu tư BOT là rất tốt, doanh nghiệp vận tải, người dân được đi trên những con đường bóng loáng, tốc độ nhanh, đỡ tốn xăng dầu… nhưng quá trình thực hiện có những bất cập nên làm méo mó chủ trương tốt của Đảng, Nhà nước. Ông mong rằng phía cơ quan nhà nước khẩn trương khắc phục những tồn tại đó.
Theo Danviet
'Chẳng ai làm BOT Cai Lậy nếu đặt trạm thu phí ở tuyến tránh'
Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án công tư (Bộ GTVT) cho rằng khi sự việc đã xảy ra, Bộ GTVT phải minh bạch BOT Cai Lậy từ quá trình thực hiện dự án đến thu phí.
Video đang HOT
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng - Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án công tư (PPP), Bộ GTVT, cho rằng làm BOT, hay PPP ở Việt Nam còn rất mới. Chúng ta có quá ít kinh nghiệm nên khi thực hiện "không tránh khỏi sai sót".
Để giải quyết các sự việc tương tự có thể xảy ra như tại BOT Cai Lậy thì cần phải hoàn thiện khung thể chế, minh bạch dự án, tham vấn người dân.
Phải công khai, minh bạch dự án
- Từ chủ trương về xã hội hóa trong huy động nguồn lực nhưng giờ BOT lại bị xem như thiếu minh bạch, biến dạng, méo mó... Là đại diện cho cơ quan quản lý Nhà nước, ông nói gì?
- Chúng tôi luôn nghiêm túc, cầu thị, lắng nghe các ý kiến phản biện. Có ý kiến rất xây dựng, cần tiếp thu như quy trình tham vấn, lấy ý kiến người dân.
Tôi ví dụ, khi làm đường qua Tiền Giang thì người ở Hà Nội, Hải Phòng... cũng đi qua Tiền Giang. Vậy chúng ta có tham vấn họ không hay chỉ cần tham vấn qua cơ quan đại diện cho người dân là HĐND, ĐBQH, hiệp hội vận tải trung ương và địa phương?
Chúng tôi có hai lựa chọn: Không làm thì không sai. Hai là vẫn phải làm. Làm thì không tránh khỏi sai sót. Ông Nguyễn Danh Huy
Hay là ý kiến việc miễn giảm phí BOT Cai Lậy. Chúng tôi ghi nhận, tiếp thu các ý kiến và khắc phục ngay.
Hiện nay, làm BOT hay PPP ở nước ta nói chung còn rất mới, chúng ta quá ít kinh nghiệm. Khuôn khổ pháp lý không có mà dựa.
Chúng tôi có hai lựa chọn: Không làm thì không sai. Hai là vẫn phải làm. Làm thì không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi đã làm và làm theo kiểu "dò đá qua sông" nên sai sót là khó tránh. Nhưng chúng tôi đã nhận diện và đang khắc phục nó.
- Trường hợp Cai Lậy, ông thấy sai ở đâu?
- Với Cai Lậy, nhược điểm lớn nhất là việc Bộ GTVT tuyên truyền chưa tốt, cả trong phối hợp với địa phương, dẫn đến cả xã hội hiểu sai bản chất dự án.
Trước khi thực hiện, Bộ GTVT đã cùng với tỉnh Tiền Giang so sánh các phương án. Phương án 1 là trạm thu phí đặt trên tuyến tránh thì có 2 hệ lụy: Phương án tài chính không khả thi trong khi phương tiện vẫn tập trung đi trên QL1, ùn tắc và tai nạn vẫn diễn ra.
Ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng - Trưởng ban Quản lý đầu tư các dự án công tư (Bộ GTVT). Ảnh: Duy Phạm.
Phương án 2 là nâng cấp toàn bộ QL1 đi qua thị trấn, nay là thị xã Cai Lậy. Vì tất cả đang xuống cấp. Bộ đã xin ý kiến để Tiền Giang lựa chọn 2 phương án. Sau khi có văn bản tham vấn gửi HĐND và đoàn ĐBQH - các cơ quan đại diện cho người dân, các cơ quan này đều trả lời thống nhất vị trí đặt trạm trên QL1, đề nghị cải tạo nâng cấp QL1 và làm tuyến tránh, như hiện giờ.
Điểm không hợp lý thứ hai với Cai Lậy mà chúng tôi thừa nhận là việc người dân quanh trạm đi một quãng đường ngắn mà phải trả phí. Đó là chính sách bất cập.
Ở đây có thông tin nói rằng doanh nghiệp ở địa phương nói một ngày đi qua đi lại 4 lần thì trả phí 4 lần, chẳng hạn 4 nhân 60.000 đồng/lần bằng 240.000 đồng, cái đó không đúng. Nếu họ mua vé tháng, vé quý thì một ngày đi qua 1 hay 4 lần, 10 lần cũng như nhau.
- Trạm BOT Cai Lậy chưa hoạt động trở lại dù Bộ GTVT và Tiền Giang đã thống nhất phương án giảm giá phí. Theo ông, trong tình thế hiện nay, lối ra nào để giải quyết điểm nóng này?
- Đầu tiên là cần phải tuyên truyền để minh bạch thông tin về dự án và quá trình thực hiện đến thu phí.
Với dự án này, vào năm 2008, trước thực trạng giao thông qua thị trấn Cai Lậy ách tắc, khi tỉnh có đề nghị, tư vấn nghiên cứu đã đề nghị mở rộng thêm 2 làn xe quốc lộ 1. Nếu mở rông quốc lộ 1 thì phải giải phóng mặt bằng toàn bộ cư dân sống hai bên đường, khoảng 200 hộ. Tổng dự toán lúc đó khoảng 2.000 tỷ đồng.
Nhưng ngay cả khi mở rộng vẫn không tăng được năng lực khai thác quốc lộ 1. Vì vẫn là đường đi qua đô thị, tức phải chạy dưới 50 km/h. Trong khi đó, nếu làm tuyến tránh thì xe có thể chạy 80 km/h mà tổng chi phí chỉ 1.300 tỷ đồng.
Cho nên Bộ GTVT đề nghị chọn 1 trong 2 phương án đó, cái nào tổng chi phí người dân phải trả ít hơn thì làm. Bộ đã có văn bản báo cáo Thủ tướng quá trình thực hiện. Toàn bộ quá trình nghiên cứu, tham vấn thế nào, lấy ý kiến địa phương thế nào, có phải đúng là địa phương không biết gì không... tất cả đều rõ. Nếu địa phương không biết gì thì chắc chắn Bộ GTVT có vấn đề trong thực hiện.
Đặt trạm ở tuyến tránh thì không có BOT Cai Lậy
- Vấn đề miễn phí cho người dân trong khu vực dự án trước đó đã áp dụng một số trạm khi tình hình căng thẳng như Bến Thủy, Quán Hàu... nhưng lại không áp dụng với Cai Lậy trước khi chính thức thu phí. Tại sao?
- Từ ngày 12/5, Bộ GTVT đã lấy ý kiến tất cả địa phương về bất cập các trạm phí, từ đó đề xuất các cơ chế miễn giảm của trạm thu phí. Nhưng quá trình trả lời của các địa phương rất chậm. Đến nay mới có 33 tỉnh trả lời. Riêng Cai Lậy, Bộ không lường trước được.
Đáng ra, Bộ phải chỉ đạo xử lý xong bất cập các trạm phí trước đó mới thu phí với Cai Lậy. Tuy nhiên, chúng tôi quá tin tưởng vào việc trước đó khi làm đã lấy ý kiến người đại diện cho người dân. Thấy họ đồng thuận rồi cứ nghĩ mọi thứ đồng thuận.
Ông Nguyễn Danh Huy: "Điểm không hợp lý thứ hai với Cai Lậy mà chúng tôi thừa nhận là việc người dân quanh trạm đi một quãng đường ngắn mà phải trả phí ". Đồ họa: Minh Trí.
- Để giải quyết bài toán Cai Lậy, một số chuyên gia có đề nghị giảm phí, kéo dài vòng đời dự án đồng thời di dời vị trí đặt trạm, ông thấy sao?
- Khi nói đến giảm phí, tôi nhớ có chuyên gia từng đề nghị phải đánh giá sức chi trả của người dân. Tôi cho đó là ý kiến hay và rất đáng quan tâm.
Chúng ta phải xem mức phí đặt ra có nặng quá không. Chúng tôi đã đề nghị Chính phủ, kiến nghị Quốc hội giao một cơ quan độc lập với Bộ GTVT đánh giá vấn đề này. Từ đó xây dựng chính sách khách quan.
Nếu đặt trạm thu phí Cai Lậy ở tuyến tránh thì không có dự án, vì nhà đầu tư không làm. Ông Nguyễn Danh Huy
Nhưng khi đặt ra mức phí rồi, đánh giá rồi thì không nên giảm. Vì ảnh hưởng thông số đầu vào dự án, dòng tiền thay đổi thì nhà tài trợ vốn (ngân hàng) có chịu không? Vì khoản vay của nhà đầu tư có thể thành nợ xấu.
Còn về việc dời trạm, trước hết cần xem việc đặt trạm đó có đúng quy định pháp luật không.
Pháp luật quy định rất rõ về vị trí đặt trạm. Đó là phải đặt trong phạm vi dự án. Ở đây trạm nằm trong phạm vi dự án. Và như tôi nói từ đầu, có sự thỏa thuận với địa phương. Việc đặt trên tuyến tránh đã được nghiên cứu, gửi cho tỉnh lấy ý kiến nhưng trong trường hợp đó dự án không có đâu, vì nhà đầu tư không làm.
Vì sao chỉ định thầu?
- Một trong những bức xúc lớn nhất hiện nay với các dự án BOT là áp dụng cơ chế chỉ định thầu, khiến dư luận đặt câu hỏi về tính minh bạch. Ông nói gì?
- Đúng là hầu hết dự án BOT vừa qua được chỉ định thầu. Tuy nhiên, ở đây cần phân biệt rõ có hai loại.
Loại thứ nhất theo quy định pháp luật thì Thủ tướng có thẩm quyền chỉ định với dự án cấp bách. Hai là khi triển khai đấu thầu, mà bước 1 chỉ có 1 nhà đầu tư thì không triển khai bước hai là đấu thầu nữa mà đương nhiên là chỉ định thầu. Vấn đề là hãy xem chỉ định thầu đó có đúng quy định không.
- Nhưng kết luận mới nhất của Thanh tra Chính phủ cũng quan ngại về việc hầu hết chỉ định thầu?
- Đúng là Thanh tra Chính phủ chỉ ra có hiện tượng đó nhưng không nói rằng chỉ định thầu này là vi phạm pháp luật.
Nếu chỉ định thầu vi phạm pháp luật thì theo tôi, chắc chắn phải hình sự hóa. Vi phạm pháp luật là gì, là qua sơ tuyển có hai nhà đầu tư mà vẫn chỉ định chứ không đấu thầu. Hay là Bộ chỉ định thầu mà không phải là Thủ tướng, tức là sai thẩm quyền. Đó mới là vi phạm.
Tôi đồng ý rằng chưa có đấu thầu là chưa tốt. Nhưng tôi xin cung cấp luôn một ví dụ như án vành đai 3 TP.HCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, chúng tôi tổ chức đấu thầu rồi mà không có nhà đầu tư nào vào. Sơ tuyển rồi cũng không ai vào.
- Hiện dư luận cho rằng một lý lẽ phổ biến được áp dụng để "lách luật" nhằm chỉ định thầu là do "dự án cấp bách", ông nói sao?
- Tôi xin lấy chính ví dụ tại BOT Cai Lậy. Từ năm 2008, trên cơ sở đề nghị của tỉnh, dự án được lập nhưng 4 năm không bố trí được ngân sách để làm.
5 năm sau, tỉnh có văn bản trình bày dự án rất cấp bách: Lưu lượng xe lớn hơn 20.000 xe/ngày đêm, thường xuyên ùn tắc, gây bức xúc cho người dân trong khu vực, nhiều vụ tai nạn xảy ra. Tôi nghĩ khi chúng ta nói đến tính mạng con người rồi mà bảo không cấp bách nữa thì...
Hay ví dụ về toàn bộ dự án trên QL1 cũng là chỉ định thầu. Tại thời điểm đó, Nghị quyết TƯ đề ra việc hoàn thành cơ bản toàn bộ vào năm 2016.
Dự án này có bức xúc hay không chúng ta hãy nhớ lại sẽ rõ. Khi đó trên QL1 thường xuyên tai nạn đối đầu vì không có phân cách giữa, báo chí phản ánh liên tục... Vì thế Thủ tướng mới lắng nghe rất nhiều ý kiến cơ quan tham mưu để ra quyết định chỉ định thầu chứ không chỉ nghe Bộ GTVT.
- Ông nghĩ sao trước lo ngại các dự án BOT tới đây sẽ khó triển khai sau nhiều vụ việc phức tạp vừa qua?
- Tôi cho rằng với các dự án mới sẽ không có vấn đề gì. Chỉ cần chúng ta hoàn thiện khung thể chế, tháo gỡ kênh huy động vốn đồng thời tuân thủ việc minh bạch dự án, tham vấn người dân.
Vì sao 20 năm rồi các nhà đầu tư nước ngoài không đầu tư hạ tầng theo hình thức BOT mà toàn chọn hình thức FDI? Ví dụ các cảng biển hiện nay huy động hơn 150.000 tỷ nhưng họ không làm BOT mà là FDI vì đầu tiên là hệ thống văn bản pháp luật còn bất cập, chưa hoàn chỉnh. Hai là họ còn quá nhiều rủi ro.
Nguyên lý cơ bản nhất của PPP là cơ chế phân bổ rủi ro trên nguyên tắc bên nào quản trị rủi ro nào tốt thì bên đấy gánh rủi ro đó.
Theo Zing News
Sắp công bố kết luận kiểm toán BOT Cai Lậy Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, trong số 24 dự án BOT sắp được Kiểm toán nhà nước công bố kết luận có cả trạm Cai Lậy, Tiền Giang. Ngày 21/8, ông Hồ Đức Phớc, Kiểm toán Nhà nước cho biết, đã kết thúc kiểm toán thêm 24 dự án BOT giao thông và sẽ công bố vào tháng...