Nhà đầu tư bất động sản “nín thở” chờ thị trường
Tính ra hàng vào đầu tháng 6 nhưng anh T vẫn chưa bán được như dự định. Hiện tại, 3 lô đất (bao gồm cả đất thổ cư và nông nghiệp) của anh vẫn đang chờ tín hiệu tốt lên của thị trường bất động sản.
Khoảng hơn 2 tháng trở lại đây, thị trường BĐS có dấu hiệu giảm tốc, thanh khoản chậm. Nhiều nhà đầu tư có đất gần như khó ra hàng khi cả thị trường im ắng ở giai đoạn này. Anh T (ngụ Tp.Thủ Đức), hiện có 3 lô đất nằm rải rác ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai nhưng vẫn chưa bán được như dự định trước đó. Trong đó, có 2 lô đất anh T dùng đòn bẩy vay ngân hàng, nên cũng muốn có thị trường để ra hàng sớm. Theo anh T, trước tháng 4/2022, anh vẫn “lướt sóng” được 1-2 lô đất, nhưng từ thời điểm tháng cuối tháng 5/2022 đến nay, thị trường đứng, việc ra hàng gặp mua – bán khó khăn.
“Hiện tại, tôi chỉ biết chờ thêm thị trường, đợi đến cuối năm nếu có đợt sóng mới sẽ đẩy hàng”, anh T cho hay.
Có thể thấy, trước động thái siết chặt thị trường của cơ quan quản lý nhà nước, thanh khoản trên thị trường thời gian gần đây chứng kiến sự sụt giảm mạnh. Nhiều nhà đầu tư thời điểm sốt đất cùng một số người bạn hùn vốn để “ôm” đất thì hiện tại cũng phải chờ thêm tín hiệu của thị trường, khó ra hàng như dự kiến.
Trong đó, không ít nhà đầu tư phải chấp nhận bán lỗ để thu hồi vốn vì sử dụng đòn bẩy ngân hàng “quá sức”. Thế nhưng, để bán được hàng ở thời điểm này cũng không phải câu chuyện dễ dàng bởi thị trường đang trong trạng thái im ắng. Với những nhà đầu tư có tiềm lực về tài chính, họ đang có động thái nghe ngóng thêm, chờ thị trường BĐS bước qua chu kỳ mới và khởi sắc trở lại.
Ghi nhận cho thấy, từ tháng 4 đến đầu tháng 7, tức sau 3 tháng sau khi một số ngân hàng có động thái siết vốn với bất động sản, nhiều doanh nghiệp bước vào giai đoạn khát vốn, khó bán hàng sơ cấp. Thanh khoản nhà đất trên thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) cũng trầm lắng, dòng tiền trên thị trường địa ốc yếu dần, các dòng vốn đầu tư tài sản cũng có dấu hiệu co cụm, phòng thủ.
Video đang HOT
Các chuyên gia dự báo nếu việc siết tín dụng kéo dài thêm, thị trường nhà đất có thể xuất hiện các đợt giảm giá mạnh trên thị trường thứ cấp, đến cuối năm kịch bản khắc nghiệt sẽ đến gần, thị trường có thể rơi vào khủng hoảng.
Chia sẻ trên báo chí, ông Huỳnh Phước Nghĩa, Chuyên gia tư vấn cấp cao của GIBC cho biết, việc siết tín dụng bất động sản là đòn giáng mạnh vào các nhà đầu tư và giới đầu cơ địa ốc đang ôm nhiều tài sản bởi nếu không trụ được, nhóm này sẽ xả hàng giảm giá trong thời gian tới.
Cụ thể, từ tháng 6 đến nay, trên thị trường thứ cấp nhà đầu tư mua đi bán lại đã giảm giá tài sản do khó khăn tài chính hoặc có nhu cầu thoát hàng nhanh. Trong khi đó dòng tiền chảy vào thị trường bất động sản đã có dấu hiệu tắc nghẽn và co cụm khi các nhà đầu tư có động thái rút tiền mặt về để hạn chế rủi ro. Trong những tháng tới, nếu thanh khoản tiếp tục giảm, thị trường sẽ đảo chiều từ giai đoạn tăng giá liên tục sang giai đoạn giằng co về giá, phản ứng của người mua có thể quyết định việc chủ đầu tư chuyển từ trạng thái thổi giá lên cao sang tình thế tăng ưu đãi, tăng khuyến mãi để kích cầu, tìm cách thoát hàng.
Còn theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, trong 6 tháng tới, nếu tình trạng siết tín dụng vẫn tiếp diễn, số lượng nhà đầu tư xả hàng sẽ tăng lên, đồng thời mức giảm giá cũng nhiều hơn, càng về cuối năm càng dễ xảy ra tình trạng cắt lỗ. Việc thị trường chuyển từ trạng thái giảm lời sang cắt lỗ sẽ biến chuyển rất nhanh, đẩy bất động sản vào cuộc khủng hoảng mới.
“Nhiều dự báo cuối năm lãi suất cho vay sẽ tăng lên, các nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính quá đà buộc phải đua xả hàng vì ôm càng lâu càng lún sâu vào bẫy chốt lời không xong nhưng nợ xấu đến gần. Còn phía doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi bị siết tín dụng, chủ đầu tư buộc phải tính đến kịch bản bán sỉ hoặc chiết khấu mạnh để cải thiện dòng tiền”, ông Quang cho hay.
Tuy nhiên, ảnh hưởng ở đây mang tính cục bộ, chỉ ảnh hưởng đến những nhà đầu tư ngắn hạn, có ý định lướt sóng hoặc sử dụng đòn bẩy ngân hàng lớn. Đối với một số nhà đầu tư thực thụ, có dòng tiền nhàn rỗi và đầu tư bài bản dài hạn thì sẽ không ảnh hưởng.
Theo một số chuyên gia, nhiều người hiện nay đang có xu hướng giữ tiền mặt để chờ đợi một chu kỳ mới. Còn những nhà đầu tư lướt sóng hiện nay cũng gặp khó vì không có thanh khoản. Thị trường bất động sản trong hai tháng vừa qua lộ rõ sự lao dốc và càng ngày sẽ càng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, thị trường sẽ không đến mức tồi tệ là đóng băng.
"Bắt mạch" thị trường bất động sản vùng ven những tháng cuối năm
Thị trường bất động sản vùng ven đang có tốc độ tăng trưởng lớn nhờ đòn bẩy hạ tầng.
Tuy nhiên, thị trường đang xuất hiện cả hàng lậu, hàng giả.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, nguồn cung có dấu hiệu tiếp tục khan hiếm là tình trạng chung của thị trong 5 tháng đầu năm.
"Với việc ít nguồn hàng đưa vào thị trường, những dự án nào ra hàng vừa rồi đều trở thành ngôi sao, hàng hot. Điều này dẫn đến giá bị đẩy lên, có những nơi giá đất cao gấp 2 lần, đặc biệt những thị trường lớn như Hà Nội và TP. HCM không có bất kỳ hàng nào ra trong giai đoạn vừa rồi, đó là câu chuyện vì sao hai thị trường này có mức giá phi mã", ông Đính nói.
Theo Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, bất động sản không khác những thị trường hàng hóa khác, đều có hàng lậu và hàng giả. "Hàng lậu là người ta bắt đầu đi gom sổ ở các địa phương, vùng nông thôn rồi chia tách thành các lô, thửa để kiếm lợi. Câu chuyện này pháp luật không cấm nhưng hệ lụy của nó tạo ra khá nhiều. Hoạt động này không được khuyến khích bởi không sinh lợi cho nền kinh tế nói chung. Hàng giả là các đối tượng gom đất rừng, đất đồi và biến thành dự án chia lô, tách thửa mà không được pháp luật nào thừa nhận. Quá trình mua đi bán lại được thực hiện nhiều lần và giá được đẩy lên rất mạnh. Các hoạt động này chỉ có lợi cho nhóm đầu tư, đầu cơ cục bộ", ông Đính lý giải.
Cũng theo ông Đính, chắc chắn thị trường bất động sản ở những khu vực mà nền kinh tế không phát triển nhưng giá bất động sản vẫn tăng là nghịch lý, dễ dẫn đến tình trạng bong bóng, rất nguy hiểm cho cả thị trường khu vực đó và làm cản trở chủ trương phát triển kinh tế, cũng như quy hoạch địa phương.
Ông Đính chia sẻ: "Quan sát giá bán của một số dự án gần đây, chúng tôi rất trăn trở khi thị trường một số nơi có trường hợp bỏ giá, hợp đồng định giá đâu đó còn chưa hợp lý, thậm chí nhiều dự án nằm trong vùng được hưởng lợi bởi quy hoạch, kết nối hạ tầng,... trong tương lai nhưng giá bất động sản đã tăng".
Chuyên gia dẫn chứng, trở lại một số dự án ở Hoài Đức, Mê Linh trước đây vẫn đang chờ đợi hạ tầng và một số vị trí đã được đáp ứng. "Đôi khi chúng ta có những kỳ vọng rất lớn, các nhà môi giới dựa vào thông tin để rồi phóng đại lên, thậm chí năng lực đánh giá của nhiều nhà môi giới chưa thật sự chất lượng, dẫn đến tư vấn không tới và cuối cùng rủi ro đổ về nhà đầu tư, khách hàng", ông Đính nhận định.
Chia sẻ quan điểm về lựa chọn sản phẩm vùng ven đầu tư an toàn, bà Nguyễn Thị Hồng Huệ, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh - Tập đoàn MIK Group cho hay, thời gian vừa qua nhiều người lo ngại lạm phát muốn đổ tiền vào bất động sản nhưng lại không tìm được sản phẩm để mua. Có thể do mục đích đầu tư của họ chưa rõ ràng hoặc chưa tìm hiểu được sản phẩm.
"Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư nên tìm hiểu sản phẩm có vị trí tốt, có tiềm năng tăng trưởng trên thị trường để tham gia đầu tư", bà Huệ nói.
Các chuyên gia cho rằng, một trong những yếu tố thúc đẩy bất động sản vùng ven gia tăng sức hút trong thời gian trở lại đây là đòn bẩy hạ tầng. Về điều này, ông Trần Văn Đường, Tổng giám đốc Tập đoàn Quốc tế Năm Sao cho rằng, hạ tầng là yếu tố then chốt, các dự án bất động sản sẽ được lập rất nhiều khi hạ tầng giao thông có kết nối thuận lợi
Theo ông Đường, khi hạ tầng phát triển thị trường sẽ được tiếp cận ở nhiều hướng khác nhau, khách hàng có nhiều cơ hội hơn, nhu cầu gia tăng và giá trị bất động sản cũng tăng theo. Hiện nay tại vùng lõi TP. HCM trong nhiều năm qua không có nhiều sản phẩm do pháp lý khó khăn và giá cả tăng cao vượt khả năng chi trả của nhiều người. Do đó khi hạ tầng kết nối, sẽ kéo người dân ra vùng ven nhiều hơn.
Chia sẻ với báo chí, ông Trần Thế Anh, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Thắng Lợi cho biết, nhu cầu mua nhà của người dân tại TP. HCM ở khu vực Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh tăng cao khi hạ tầng ở khu vực này phát triển. Các vùng ven đang tạo ra cơ hội cho nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư nhạy bén nắm bắt thì vùng ven là miền đất hứa trong tương lai.
Đặc biệt, khi các đường cao tốc kết nối TP. HCM với các tỉnh lân cận và tuyến đường vành 3 kết nối 3 địa phương được phát triển sẽ tạo ra sự đột phá.
Về tình hình giao dịch ở thị trường vùng ven TP. HCM thời gian qua, ông Trần Thế Anh thông tin việc lướt sóng bỏ cọc diễn ra cục bộ ở một số nơi nhưng không nhiều. Các nhà đầu tư vẫn đang có sự tăng trưởng ở thị trường vùng ven và thanh khoản tốt. Với lợi thế vùng ven, mật độ xây dựng thấp, mảng xanh nhiều đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng và tạo ra sức hút cho thị trường.
Nhà đầu tư bất động sản "quay xe" về trung tâm sau khi thắng tiền tỷ từ đất quê
"Cò" đất tung chiêu trò, giá đất nhảy múa tại khu vực quy hoạch sông Hồng Sau khi đồ án quy hoạch khu đô thị ven sông Hồng được phê duyệt, giá đất tại những khu vực liên quan đã liên tục "phi mã". Một số khu vực được cho rằng, chỉ có dân đầu tư "ôm" đất, nhu cầu thực không có. Khi các cơn sốt đất tại tỉnh, nông thôn vừa tạm hạ nhiệt, thời gian gần...