Nhà đầu tư bất động sản chuộng “lướt sóng” đất nền
Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay thị trường BĐS không phải thị trường của NĐT lướt sóng, tuy nhiên hoạt động này vẫn âm thầm diễn ra, thậm chí ở hầu hết các dự án mới chào bán, hoạt động đầu tư lướt sóng có thể chiếm từ 30-40%.
NĐT vẫn âm thầm lướt sóng đất nền, căn hộ
Hiện nay, hoạt động đầu tư lướt sóng trong khoảng thời gian ngắn từ 3-6 tháng không còn nở rộ như thời điểm trước, tuy nhiên không phải không có trên thị trường BĐS. Ở các dự án căn hộ mới hoặc đất nền phân lô đầu tư lướt sóng vẫn âm thầm diễn ra, với mức chênh lướt sóng đạt từ 80-150 triệu đồng trong khoảng 2-3 tháng.
Theo ghi nhận, ở các dự án căn hộ hình thành trong tương lai, nhiều NĐT đặt cọc chọn căn và bán lại cho NĐT khác trong ngày mở bán chính thức dự án hoặc sau thời điểm kí hợp đồng mua bán nguyên tắc. Tìm hiểu được biết, mức chênh lệch NĐT được hưởng ở các dự án có vị trí đẹp có thể lên đến 80-100 triệu đồng trong vòng 1-2 tháng. Tuy nhiên, không phải dự án nào NĐT cũng có thể lướt sóng được, hầu hết các suất lướt sóng rơi vào các dự án “mới tinh”, chưa công bố chính thức thông tin ra thị trường.
Ở phân khúc đất nền dự án và đất nền phân lô cho thấy, hoạt động đầu tư lướt sóng chiếm khoảng 10-20%/dự án. Đặc biệt, những nền đất phân lô lẻ ở khu vực có hạ tầng phát triển, hoạt động lướt sóng có thể chiếm đến 30-40%. Mặc dù mức độ lướt sóng không diễn ra ồ ạt, trên diện rộng ở các dự án như thời điểm trước đây nhưng theo ghi nhận, khá nhiều NĐT vẫn tham gia cuộc chơi này ở các dự án có vị trí đẹp, thanh khoản tốt.
Theo các NĐT, với số vốn khiêm tốn, để có thể lướt sóng hưởng chênh lệch tốt trong khoảng thời gian ngắn thì phải biết tìm dự án và lựa thời điểm để đầu tư. Ở giai đoạn hiện nay khi nguồn cung dự án đang khan hiếm, nếu có dự án mới, pháp lý rõ ràng, hạ tầng kết nối tốt thì tham gia lướt sóng vẫn khá tốt. Mặc dù tùy vào từng dự án để có mức chênh lệch khác nhau nhưng theo các NĐT, đa số những người tham gia lướt sóng có nguồn vốn khiêm tốn, muốn thu tiền về nhanh để xoay chuyển dòng vốn.
Là hoạt động bình thường trên thị trường BĐS
Video đang HOT
Theo các chuyên gia BĐS, ở giai đoạn thị trường nào cũng có hoạt động đầu tư lướt sóng. Ở thời điểm này, lướt sóng BĐS không trở thành trào lưu vì thị trường đã có những định hướng phát triển lâu dài, ổn định. Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh thị trường thì đầu tư lướt sóng có thể xem là “gia vị” để xúc tác thị trường nhộn nhịp hơn.
Trả lời phỏng vấn mới đây, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng, đầu tư lướt sóng là hoạt động hết sức bình thường trên thị trường BĐS. Có khá nhiều NĐT có dòng vốn nhàn rỗi từ 1-2 tỉ đồng có thể tham gia lướt sóng dự án đất nền, căn hộ. Có thể mua ở giai đoạn 1 và bán lại ở giai đoạn 2,3…với mức độ tăng giá thứ cấp đạt đạt từ 10-12% trong mỗi giai đoạn. Theo bà Dung, ở các dự án nhà gắn liền với đất, đặc biệt đất riêng lẻ trong dân hoạt động đầu tư lướt sóng diễn ra âm thầm và nhiều NĐT hưởng được mức chênh khá tốt ở các nền đất này.
Lướt sóng không phải xu hướng của thị trường hiện nay nhưng vẫn âm thầm diễn ra
Còn ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Tổng giám đốc Công ty CP Yeshouse từng cho biết, thời điểm này không phải là thời điểm cho đầu tư lướt sóng, mặc dù ở một số dự án vẫn diễn ra hoạt động. Đa số đầu tư lướt sóng diễn ra ở các dự án có vị trí đẹp, hạ tầng, sức mua tốt, dự án quy mô.
Đồng quan điểm, ông Phạm Lâm, Chủ tịch DKRA Việt Nam cho rằng, hiện tại trên thị trường vẫn còn hoạt động NĐT mua bán dự án trong khoảng thời gian ngắn hạn nhưng không phải là xu thế chung của thị trường. Mặc dù đây là hoạt động bình thường trên thị trường BĐS, giúp thị trường nhộn nhịp hơn nhưng nhìn dài hạn, đầu tư dài hạn mới là điều mà cả chủ đầu tư, khách hàng và thị trường kì vọng. Hiện nay, đa số các NĐT tham gia thị trường đều có tầm nhìn sinh lợi trong dài hạn, đặc biệt ở các dự án căn hộ.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
BĐS công nghiệp: Nhiều tập đoàn nước ngoài chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam
Theo CBRE Việt Nam, nhiều nhà máy đang chuyên dich san xuât tư Trung Quôc sang Đông Nam A, bao gôm Viêt Nam. Xu hương nay không qua mơi khi chi phi san xuât tai Trung Quôc tiêp tuc tăng, khiên cho viêc di dơi dương như trơ thanh môt sư lưa chon kha thi vê măt tai chinh đôi vơi nhiêu nha san xuât.
Làn sóng dịch chuyển mạnh mẽ
Lý do được CBRE Việt Nam chỉ ra là: Việt Nam duy trì tốt các chỉ số tăng trưởng, lạm phát thấp, Chính phủ đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nhiều hiệp định thương mại được ký kết... là các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư di dời nhà máy sang Việt Nam.
Cụ thể, số lượng nhà máy sản xuât cua Apple tai Viêt Namtăng tư 16 (năm 2015) lên 22 nha may (năm 2018). Tât ca trong sô đo đêu la công ty co vôn đâu tư trưc tiêp tư nươc ngoai. Gần đây, môt nha cung câp cua Apple (GoerTek) đa quyêt đinh tru sơ san xuât AirPods cua ho (tai nghe không dây) vao Viêt Nam.
Về sản xuất của Samsung tại Việt Nam: Tập đoàn Samsung Electronics công bố dừng hoạt động nhà máy sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc vào cuối năm 2018 (Nguồn: Reuters). Tại Việt Nam ty lê San xuât nôi đia nhay vot tư 34% tông gia tri san phâm trong năm 2014 lên 57% trong năm 2017. Hiên tai, 29 công ty Viêt Nam đong vai tro la nha cung câp Sô 1 cua Samsung (muc tiêu trong năm 2018: 35, 2019: 42, 2020: 50)
Sản xuất của LG tại Việt Nam: Tập đoàn điện tử LG đã công bố dừng sản xuất điện thoại di động ở Hàn Quốc và chuyển sản xuất sang nhà máy tại Hải Phòng, Việt Nam. Quyết định này sẽ tăng công suất sản xuất tại nhà máy Việt Nam lên 83%, đạt 11 triệu thành phẩm từ nửa cuối năm 2019 (Nguồn: Reuters).
Theo ghi nhận từ đơn vị nghiên cứu này, sự hình thành các đường cao tốc phía Bắc, dẫn tới nhiều khu công nghiệp ra đời, thu hút các nhà đầu tư như: Samsung và các nhà cung ứng của Samsung, Kyocera Milta, Nestle, Panasonic, Toto... Tương tự, hàng loạt nhà đầu tư (Bosch, Nidec, Schneider, Bayer, Cargill, Pepsi, Nestle...) cũng di dời nhà máy vào các khu công nghiệp ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai...
Xu hương nay cho thây sư thanh công trong viêc cai thiên cac dư an ha tâng trong điêm như nhưng tuyên đương cao tôc mơi, mơ rông cac cang biển và sân bay, đa thu hut các chủ đầu tư khu công nghiêp xây dưng mới hoăc mơ rông các khu công nghiệp gân cac cơ sơ ha tâng nay, va đôi lai, cac chủ đầu tư khu công nghiệp co thê giơi thiêu cac dư an cơ sơ ha tâng mơi nay như môt phân cua đê nghi cua ho đê thu hut cac khach thuê tư Trung Quôc.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam nóng theo
Theo dự báo của CBRE Việt Nam cho các quý còn lại năm 2019 va ca năm 2020, nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Việt Nam ở khắp Viêt Nam tăng trưởng để hưởng lơi tư viêc dich chuyên san xuât tư Trung Quôc.
Để phuc vu cho nhu câu ngay cang tăng, cac chủ đầu tư bất động sản công nghiệp nươc ngoai co thê tim đên nhưng đôi tac trong nươc vơi kinh nghiêm va quy đât lơn đê giup qua trinh thâm nhâp thi trương cua ho đươc diên ra nhanh.
Ví dụ điển hình là liên doanh giưa Becamex va Warburg Pincus (BW Industrial), để cung câp nhà xưởng va kho xây săn & xây theo yêu câu tai cac vi tri chiên lươc ơ Viêt Nam với kế hoạch cung ứng hơn 2 triêu m2 diện tích thuê ơ 8 vi tri khac nhau tai 5 thanh phô công nghiệp bao gồm Băc Ninh (Phia Băc Viêt Nam) va Binh Dương (Phia Nam Viêt Nam). Ngoai ra, vơi thi trương va khach thuê đang ngay cang am hiêu thi trương, chủ đầu tư cũng đa dang san phâm cho thuê gồm đât cho thuê, nhà xưởng & kho xây săn cho thuê, bán xưởng va bán & cho thuê laại để mang lai nhiêu gia tri hơn cho khach hang.
Theo dự báo của CBRE Việt Nam cho các quý còn lại năm 2019 va ca năm 2020, nguồn cung bất động sản công nghiệp tại Việt Nam ở khắp Viêt Nam tăng trưởng để hưởng lơi tư viêc dich chuyên san xuât tư Trung Quôc
Tai môt sô vi tri chiên lươc nhât đinh, nhà xưởng xây sẵn cũng đang thay đổi, với nguồn cung dịch chuyển từ nhà xưởng môt tâng truyên thông thông thương sang nhà xưởng cao tầng, khoang tư 2 đên 6 tâng. Dù hiện tại nguồn cung nhà xưởng cao tầng còn hạn chế, đây co thê se la môt xu hương mơi khi Viêt Nam mong muôn thu hut cac nganh công nghê cao va công nghiêp nhe vôn đoi hoi nhà xưởng chât lương cao.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Đất nền Đà Nẵng rớt giá, giao dịch ảm đạm Thị trường bất động sản (BĐS) Đà Nẵng đang trầm lắng, nhất là đất nền dự án. Một số người "ôm" đất nền dự án đã phải chấp nhận giảm đến 500 triệu đồng so với thời điểm "sốt" giá để xuống hàng càng nhanh càng tốt. Giao dịch ảm đảm Dạo quanh một vòng nhiều dự án khu đô thị trên địa...