Nhà đầu tư bán ồ ạt, Dow Jones sụt mạnh hơn 600 điểm
Tháng 10/2018 như vậy đã trở thành một tháng tồi tệ với chứng khoán Mỹ khi mà tính từ đầu tháng 10/2018 chỉ số S&P 500 giảm 8,9%; chỉ số Dow Jones mất 7,1% còn chỉ số Nasdaq giảm 11,7%.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Tư, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt mất điểm, chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số S&P 500 để mất toàn bộ thành quả tăng điểm tính từ đầu năm đến nay, chỉ số Nasdaq trong khi đó rơi vào trạng thái suy giảm.
Vào đầu phiên giao dịch buổi sáng, thông tin lợi nhuận của Boeing khiến thị trường tăng được trong chốc lát, tuy nhiên sau đó khi nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu nhiều nhóm ngành, trong đó có cổ phiếu nhóm ngành tiêu dùng, thị trường đồng loạt giảm mạnh,
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 606,11 điểm tương đương 2,4% xuống 24.853,42 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 84,59 điểm tương đương 3,1% xuống 2.656,10 điểm.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày thứ Tư – Google Finance
Video đang HOT
Chỉ số Nasdaq giảm 329,14 điểm tương đương 4,4% xuống 7.108,4 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 10% so với mức đỉnh gần nhất thiết lập 29/8/2018, như vậy chỉ số đã rơi vào trạng thái suy giảm. Đây cũng là ngày giao dịch tồi tệ nhất của chỉ số Nasdaq tính từ ngày 18/11/2011.
Tháng 10/2018 như vậy đã trở thành một tháng tồi tệ với chứng khoán Mỹ khi mà tính từ đầu tháng 10/2018 chỉ số S&P 500 giảm 8,9%; chỉ số Dow Jones mất 7,1% còn chỉ số Nasdaq giảm 11,7%.
Những lo lắng ngày một lớn dần về việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu và lợi nhuận doanh nghiệp chững lại không khỏi khiến giới đầu tư thất vọng.
Trong tuần này, giới đầu tư chứng khoán phố Wall đã chờ đợi kết quả lợi nhuận doanh nghiệp, trong đó có một số tên tuổi có giá trị vốn hóa lớn trên thị trường, tuy nhiên họ không có nhiều động lực mua vào trong bối cảnh lãi suất nhiều khả năng tăng lên, chi phí lãi vay doanh nghiệp tăng.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã phát đi tín hiệu rằng Fed sẽ vẫn tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trước thời điểm cuối năm nay. Cùng lúc đó, tăng trưởng lợi nhuận có dấu hiệu chững lại do đối đầu về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc.
Khảo sát kinh tế các vùng của Fed (Beige Book), một bản tổng hợp thông tin về tình hình kinh tế của Mỹ, cho thấy tăng trưởng về mức lương và giá cả đang tăng lên tại 12 khu vực kinh tế Mỹ, thế nhưng tốc độ tăng không mấy ấn tượng.
Tuy nhiên khảo sát của Fed về tình hình kinh doanh giúp củng cố cho quan điểm rằng các cuộc đối đầu thương mại đang thực sự gây ra tác động, tạo ra mối nguy hại đến nền kinh tế và thị trường.
Những biến động gần đây trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và rối loạn chính trị tại châu Âu xung quanh vấn đề ngân sách của Italy cũng như những rắc rối xung quanh việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục tổn hại đến tâm lý nhà đầu tư.
Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu của FTSE Russel, ông Alec Young, cho rằng việc cổ phiếu trên thị trường bị bán mạnh có nguyên nhân từ hàng loạt những thông tin bất lợi về vĩ mô. Trong nghiên cứu của mình, ông viết: “Yếu tố quan trọng nhất trong nhóm này chính là việc Fed dường như vẫn quyết tâm nâng lãi suất bất chấp nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang chững lại khi mà Trung Quốc chật vật bình ổn nền kinh tế và thị trường còn phía Mỹ tiếp tục tăng thuế”.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Chứng khoán Mỹ chốt lại tuần tăng điểm mạnh
Chỉ số VIX, chỉ số đo bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ, giảm gần 19% trong tuần và như vậy có mức giảm theo tuần mạnh nhất tính từ tháng 4/2018.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán Mỹ không có nhiều thay đổi. Tính cả tuần, cả 3 chỉ số đều tăng điểm.
Trong phiên giao dịch cuối tuần, các chỉ số không ngừng biến động giữa tăng điểm và giảm điểm sau thông tin mới cập nhật cho thấy Tổng thống Donald Trump vẫn muốn áp thuế cao hơn với khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy căng thẳng thương mại sẽ vẫn tiếp tục ám ảnh thị trường tài chính.
Ban đầu, cổ phiếu trên thị trường bị bán mạnh, sau đó hồi phục theo xu thế của những phiên gần đây.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 8,68 điểm lên 26.154,67 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,8 điểm và đóng cửa ở mức 2.904,98 điểm. Cả hai chỉ số như vậy tăng chưa đầy 0,1% trong phiên. Chỉ số Nasdaq giảm 3,67 điểm xuống 8.010,04 điểm, mức giảm chưa đầy 0,1%.
Ở mức điểm như hiện tại, chỉ số S&P 500 thấp hơn 0,4% so với mức đóng cửa cao kỷ lục thiết lập vào cuối tháng 8/2018, còn chỉ số Nasdaq và Dow Jones thấp hơn khoảng 2% so với mức đỉnh cao.
Chỉ số VIX, chỉ số đo bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ, giảm gần 19% trong tuần và như vậy có mức giảm theo tuần mạnh nhất tính từ tháng 4/2018.
Theo Bloomberg, chính quyền Tổng thống Trump đã yêu cầu sẽ vẫn tiếp tục áp thuế cao hơn với khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.
Như vậy, Mỹ sẽ tiếp tục tăng thuế với hàng Trung Quốc sau khi đã tăng thuế với hàng chục tỷ USD hàng Trung Quốc trước đó. Việc tăng thuế cuối cùng vẫn diễn ra dù chỉ vài ngày trước đây, phía Mỹ đã mời Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán để cố gắng đưa ra được một thỏa thuận thương mại. Cuộc gặp giữa hai bên dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng này.
Dù nhà đầu tư chứng khoán Mỹ trong những phiên gần đây đã bớt quan tâm đến vấn đề thương mại và tập trung nhiều hơn vào thông tin lợi nhuận doanh nghiệp cũng như số liệu kinh tế, vẫn tồn tại những lo lắng về khả năng căng thẳng thương mại sẽ leo thang và tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tính cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,9% và như vậy có tuần tăng điểm thứ 4 trong 5 tuần gần nhất. Chỉ số S&P 500 tăng 1,2% và có tuần tăng thứ 9 trong 11 tuần gần nhất. Chỉ số Nasdaq tăng 1,4% trong tuần.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Áp lực bán lớn, S&P giảm liên tục 5 phiên Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, khi những mối lo về triển vọng lợi nhuận khiến áp lực bán của những phiên gần đây tăng thêm. Tuy nhiên, cả ba chỉ số chính đều đóng cửa ở mức điểm cao hơn đáng kể so với đáy thiết lập trong phiên, nhờ lực cầu bắt đáy...