Nhà đắt nhất thế giới bị bỏ hoang
Khi tỷ phú giàu nhất Ấn Độ khánh thành ngôi nhà cao 27 tầng xa hoa, nhiều người tự hỏi ông ấy định chứng minh điều gì. Giờ đây, một câu hỏi khác được đặt ra: Tại sao ông ấy vẫn chưa đến ở?
Tòa nhà tỷ đô của tỷ phú Ấn Độ Antilia. Ảnh: NYT.
Tỷ phú Mukesh Ambani không một lời giải thích về vấn đề trên, khiến dư luận đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau. Một lời giải thích phổ biến đó là dù có tới 1 tỷ USD được đổ vào xây dựng, tòa nhà vi phạm nguyên tắc Vastu Shastra, một thuật giống như phong thủy ở phương Đông
Nhìn bề ngoài, ngôi nhà có tên Antilia dường như có người ở. Đêm xuống, tòa nhà sang trọng này được thắp sáng đèn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Những người giàu có ở thành phố Mumbai tới đây xem phim tại nhà hát và ăn tối trong phòng tiệc. Thế nhưng, khi khách thưởng thức xong những miếng bánh cuối cùng và ra về, chủ nhà cũng lên đường tới Sea Wind, tòa nhà 14 tầng ở phía nam thành phố. Tại đây, ông Ambani, vợ, ba con sống cùng mẹ ông và gia đình em trai ông.
Vậy khi nào Mukesh Ambani, người có tới 27 tỷ USD theo ước tính của Forbes, chuyển vào đây sống?
“Tôi hỏi ông ấy câu này hai lần rồi”, một người bạn đã dự tiệc tại Antilia nhiều lần cho biết. “Ông ấy nói: “Tháng tới, để mọi việc xong đã”.
Một người bạn thân khác của Ambani cho hay gia đình tỷ phú không sống ở đây nhưng thỉnh thoảng ngủ lại. Người này giấu tên vì sợ làm mất lòng Ambani.
Tushar Pania, phát ngôn viên của công ty Reliance Industries của tỷ phú, nói rằng những bàn luận xung quanh vấn đề này là chuyện tầm phào. “Đấy là nhà riêng. Không có lý do gì lại bàn chuyện đó chỗ đông người”, ông nói.
Ông cho hay gia đình đã chuyển tới song khi được hỏi liệu gia đình tỷ phú có sống ở Sea Wind không, ông nhắc lại: “Họ sống ở cả hai nơi”.
Nhưng tại sao có người xây một ngôi nhà được cho là đắt nhất thế giới lại chỉ dùng nó làm nơi ở tạm. Nhiều người tìm tới thuật phong thủy Vastu để giải thích. Người theo đạo Hindu cho rằng xây nhà không theo thuật Vastu, gia chủ sẽ gặp điềm xấu.
Video đang HOT
Basannt R. Rasiwasia, một chuyên gia Vastu nói Antilia có vẻ như đã vi phạm một trong những nguyên tắc của thuật phong thủy. Phần phía đông của tòa nhà không có đủ cửa sổ hoặc những khoảng trống để đón nắng mặt trời buổi sớm. “Từ ngoài nhìn vào, tôi thấy rằng phía đông bị phong tỏa trong khi phần phía tây mở rộng hơn”, ông nói. “Điều này có thể khiến các thành viên trong gia đình hiểu lầm lẫn nhau. Gia chủ cũng sẽ phải nỗ lực nhiều để đạt được kết quả bình thường. Phía tây thường mang tới nguồn năng lượng xấu”.
Tuy nhiên, ông Rasiwasia cho biết không thể phân tích đầy đủ do ông chưa được vào bên trong ngôi nhà. Ngôi nhà do hai công ty Mỹ xây dựng và trang trí. Giới chức hai công ty này từ chối bình luận về thông tin trên.
Ngay cả trước khi nó được xây dựng, nhiều tranh cãi nổ ra xung quanh Antalia. Ông Ambani mua khá nhiều đất để xây nhà năm 2002 với giá 4,4 triệu USD từ một quỹ từ thiện Hồi giáo. Các chức sắc Hồi giáo và nhiều nhà phê bình chỉ trích rằng mảnh đất được mua với giá thấp hơn thị trường. Ambani mua nó từ một cuộc đấu giá và bác bỏ chỉ trích này.
Năm ngoái, khi Antilia sắp hoàn thành, nhiều cư dân Hồi giáo phẫn nộ nói rằng tòa nhà là sự phô trương sự giàu có ở đất nước mà phần lớn dân chúng sống với thu nhập dưới 2 USD một ngày và hơn nửa dân cư thành phố Mumbai phải sống trong nhà ổ chuột. Nhiều báo trong nước và nước ngoài viết về điều này, khiến Ambani buồn lòng, một người bạn của ông kể.
Dù vậy, tòa nhà vẫn thu hút được nhiều ánh nhìn ngưỡng mộ. Cách đó khoảng gần 1 km, lãnh sự Mỹ đang xây dựng một tòa nhà gần giống như Antilia.
Theo VNExpress
Khu nghỉ dưỡng Triều Tiên biến thành "thị trấn ma"
Cỏ dài mọc um tùm xung quanh các khách sạn vắng lặng. Các cửa hiệu phủ đầy mạng nhện và một chiếc khóa lớn "án ngữ" đằng trước một ngân hàng tại trung tâm thương mại bị bỏ hoang.
Hồ nước trong xanh tại khu nghỉ dưỡng núi Kumgang.
Đây là một "thị trấn ma" thời hiện đại tại Triều Tiên, dù nơi này vẫn được gọi bằng cái tên "Khu nghỉ dưỡng núi Kumgang", nơi người láng giềng giàu có Hàn Quốc từng đầu tư.
Khu nghỉ dưỡng trên bờ biển phía đông của Triều Tiên vốn được xem là một biểu tượng của sự hợp tác giữa 2 miền Triều Tiên. Nhưng giờ đây, nó là một lời nhắc nhở về sự chia rẽ giữa 2 nước, mà về mặt kỹ thuật vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến Triều Tiên 1950-53 kết thúc bằng một thỏa thuận ngừng bắn chứ chưa phải một hiệp ước hòa bình.
3 năm trước, việc một binh sĩ Triều Tiên nổ súng vào một du khách Hàn Quốc đã buộc Seoul phải ngừng các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng, khiến Triều Tiên mất một nguồn thu lớn.
Triều Tiên hồi tháng trước nói rằng thời gian để giải quyết cuộc tranh cãi đã hết. Nước này đã trục xuất các công nhân còn ở lại của Hàn Quốc và cho biết sẽ bắt đầu bán các tài sản của Hàn Quốc tại khu nghỉ dưỡng, trị giá khoảng 450 triệu USD.
Công ty Huyndai Asan của Hàn Quốc cho tới nay vẫn là nhà đầu tư lớn nhất tại Kumgang và có toàn quyền để điều hành các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng trong vài thập niên tới. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào đây, xây dựng một tòa nhà làm nơi gặp gỡ cho những gia đình bị ly tán trong chiến tranh Triều Tiên, các cửa hàng miễn thuế và một trung tâm văn hóa.
Một du khách đi ngang qua những cửa hàng vắng lặng tại khu nghỉ dưỡng núi Kumgang.
Triều Tiên nói những hợp đồng này giờ đây không còn giá trị. Hàn Quốc "phản pháo" lại rằng nước này sẽ thực hiện các biện pháp ngoại giao và chính trị nhằm đảm bảo rằng các tài sản của họ được bảo vệ.
Tâm lý thận trọng
Cuộc tranh cãi về khu nghỉ dưỡng núi Kumgang có nguồn gốc sâu xa từ cuộc tranh lớn hơn về các tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, chủ đề của nhiều cuộc đàm phán quốc tế.
Hôm thứ 3, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã thay thế bộ trưởng chịu trách nhiệm về chính sách đối với Triều Tiên, người có quan điểm cứng rắn, bằng một cố vấn chính trị thân cận được tin là chủ trương ủng hộ đối thoại.
Ông Lee đang chịu sức ép ngày càng gia tăng nhằm giảm căng thẳng với Triều Tiên vốn đang ở mức đỉnh điểm trong nhiều thập niên qua. 2 bên đã ở trên bờ vực của chiến tranh hồi năm ngoái sau khi Triều Tiên nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc, làm 4 người thiệt mạng.
Ông Lee đã yêu cầu Triều Tiên chấm dứt các tham vọng hạt nhân làm điều kiện để cải thiện quan hệ chính trị và kinh tế. Khi nhậm chức hồi năm 2008, ông Lee cũng cắt viện trợ lương thực và tài chính cho Triều Tiên mà những người tiền nhiệm của ông từng thực hiện trong 10 năm.
Trong khi đó, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân thứ 2 hồi năm 2009, sau khi từ bỏ các cuộc đàm phán 6 bên, khiến Liên hợp quốc phải đưa ra các lệnh trừng phạt.
Các quan chức tại Triều Tiên cho hay nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã ra một chỉ thị yêu cầu đẩy mạnh ngành công nghiệp du lịch của nước này.Và hôm qua, một phái đoàn gồm khoảng 100 doanh nhân và các du khách Trung Quốc đã tới thăm khu nghỉ dưỡng Kumgang.
Phái đoàn của Trung Quốc đã tham gia chuyến du ngoạn kéo dài 3 giờ trên các dãy núi hiểm trở, đi bộ dọc một con sông nước trong vắt và kết thúc chuyến đi tại một thác nước tuyệt đẹp.
Không khí vắng vẻ tại khu du lịch núi Kumgang.
Nhưng các công ty của Trung Quốc có thể thận trọng khi mua các tài sản tại khu nghỉ dưỡng núi Kumgang vì những lo ngại rằng điều này có thể gây ra một cuộc tranh cãi ngoại giao với Hàn Quốc và ảnh hưởng quan hệ thương mại song phương vững mạnh giữa 2 nước.
Một doanh nhân Trung Quốc tham gia đoàn du lịch giấu tên nói: "Chúng tôi không sẵn lòng tham gia".
Tuy nhiên, một doanh nhân Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm trong việc mở các tour du lịch tới khu nghỉ dưỡng. Các nguồn tin cũng cho biết Triều Tiên đã tìm kiếm một đối tác mới tại Nhật Bản.
Vào thời kỳ cao điểm, khu nghỉ dưỡng thu hút 300.000 khách du lịch Hàn Quốc mỗi năm, thu về hàng chục triệu USD cho Triều Tiên.
Một nhóm các du khách nước ngoài hiện vẫn tới thăm khu vực, trong đó có các du khách Malaysia và Australia, những người đã trả khoảng 2.600USD cho chuyến du lịch kéo dài 1 tuần tới Triều Tiên.
"Ở đây, họ coi chúng tôi như là những vị vua. Người dân và thức ăn đều tuyệt vời. Phong cảnh lại rất đẹp", du khách Max Ward, 51 từ, Melbourne, nói.
Ward, đi cùng 3 hướng dẫn viên Triều Tiên, cho hay ông chọn Triều Tiên vì "muốn làm một điều gì đó khác đi", mặc dù ông thừa nhận không phải là không lo lắng cho chuyến đi này.
Theo Dân Trí
Las Vegas hoang tàn trong New Vegas: Old World Blues Kinh đô cờ bạc không còn vẻ đẹp tráng lệ và huy hoàng, thay vào đó là một vùng đất bỏ hoang bị chiếm cứ bởi những nhà khoa học điên rồ và quân đoàn quái vật. New Vegas: Old World Blues là phần mở rộng tiếp theo của dòng game RPG nổi tiêng Fallout: New Vegas. Đây đồng thời cũng là công...