Nhà Đà Nẵng (NDN) dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15%, cổ phiếu 15%
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông 2021, dự kiến diễn ra ngày 17/4 tại Đà Nẵng.
NDN dự kiến chia cổ tức tiền mặt 15%, cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%
Theo đó, HĐQT doanh nghiệp dự kiến trình đại hội thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 30%. Trong đó, cổ tức tiền mặt là 15% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng/cổ phiếu) và cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu nhận thêm 15 cổ phiếu mới).
Dự kiến, thời gian phát hành cổ phiếu trả cổ tức sẽ thực hiện trong quý II hoặc quý III/2021 sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Video đang HOT
Đáng chú ý, trong đợt công bố tài liệu họp lần này, NDN không đề cập đến tờ trình lấy ý kiến đại hội về kế hoạch kinh doanh năm 2021.
Năm vừa qua, NDN ghi nhận 862 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đạt 324,8 tỷ đồng lần lượt tăng cao gấp 20,7 lần và 4,7 lần so với năm 2019. So với kế hoạch cả năm khoảng 297 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp đã vượt 9,3% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Tại ngày 31/12/2020, tổng tài sản của NDN tăng nhẹ 1,5% lên 2.220,4 tỷ đồng. Trong đó, tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 1.370,7 tỷ đồng, chiếm 61,7% tổng tài sản. Tồn kho đạt 575,3 tỷ đồng, giảm 23% so với hồi đầu năm và chiếm 26% tổng tài sản, trong đó tồn kho dự án khu phức hợp Monarchy – Block B ghi nhận 564,4 tỷ đồng.
Đáng chú, khoản mục người mua trả tiền trước ngắn hạn vẫn còn 967,2 tỷ đồng, chiếm 43,6% tổng nguồn vốn. Trong đó, 966,8 tỷ đồng là khách hàng trả trước mua chung cư The Monarchy – Đơn nguyên B.
Trên thị trường, cổ phiếu NDN hiện đang giao dịch quanh vùng giá cao nhất kể từ khi niêm yết trên sàn giao dịch, đóng cửa phiên giao dịch 29/3, cổ phiếu NDN tăng 300 đồng lên mức 25.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 88% so với hồi đầu năm 2020.
Doanh nghiệp chấp nhận "ở trọ", chứng khoán vẫn "tắc đường" trong phiên lịch sử
Dù số ít DN đã tự nguyện "chuyển nhà" từ Sở GDCK TP Hồ Chí Minh (HOSE) sang "ở trọ" tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), tuy nhiên, phiên 18/3, VN-Index vượt mốc lịch sử 1.200 điểm, hệ thống vẫn tiếp tục tắc nghẽn khiến nhà đầu tư chỉ biết thở dài "sống chung với lũ".
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, VN-Index tăng 14,85 điểm (1,25%) lên 1.200,94 điểm. HNX-Index tăng 0,93 điểm (0,34%) lên 277,48 điểm.
Việc chấp nhận rời đi "ở trọ" của một số DN không cứu vãn được tình trạng "tắc đường" liên miên trên HOSE
Nhóm cổ phiếu ngân hàng lập công đầu khi hàng loạt mã thuộc VN30 như TCB của Techcombank, BID của BIDV, VPB của VPBank...tăng mạnh. TCB hôm nay tăng vọt 4,1% lên 41.950 đồng. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu lớn như BVH, FPT, MWG, HPG, VIC, VNM, MSN, REE...cũng đồng thuận tăng giúp sắc xanh thị trường được củng cố.
Trong tuần này, một vài DN đầu tiên đã chấp nhận tự nguyện chuyển từ "biển lớn" HOSE về HNX theo lời kêu gọi của Ủy ban Chứng khoán để giảm nghẽn lệnh trên "chợ lớn" HOSE. Các DN chấp nhận tạm "chuyển nhà" gồm CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (mã chứng khoán NSC) CTCP BIBICA (mã chứng khoán BBC), CTCP Giống cây trồng Miền Nam (mã chứng khoán SSC). Đây là 3 DN đầu tiên triển khai thủ tục chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX theo hướng dẫn của UBCKNN tại công văn số 713/UBCK-PTTT ngày 3/3/2021 với mục đích giảm tải cho hệ thống giao dịch của HOSE và đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, việc chấp nhận rời đi "ở trọ" của các DN này cũng không cứu vãn được tình trạng "tắc đường" liên miên trên HOSE.
Phiên lịch sử 18/3, những vấn đề hiện hữu như sự cố nghẽn lệnh HoSE chưa thể giải quyết. HOSE "đơ" vẫn vượt nghìn hai. Làm bao chứng sĩ thấy hài làm sao. Vượt rồi lòng thấy nao nao. Ngày mai rồi sẽ thế nào tiếp đây?"- trên các diễn đàn, nhà đầu tư hài hước làm thơ về tình trạng "đứt dây điện" trên sàn.
Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thực hiện chuyển giao dịch, HNX, HOSE và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) đã có buổi họp trực tuyến để trao đổi thống nhất quy trình chuyển giao dịch cổ phiếu từ HOSE sang HNX. Theo đó, 3 đơn vị đều thống nhất xây dựng quy trình tiếp nhận xử lý hồ sơ, chuyển giao thông tin dữ liệu doanh nghiệp, cài đặt hệ thống tại cả 3 đơn vị được tối ưu hoá với tiêu chí thời gian xử lý hồ sơ, thời gian ngừng giao dịch của cổ phiếu được rút ngắn tối đa, song vẫn đảm bảo việc xử lý dữ liệu, cài đặt hệ thống tại HOSE, VSD và HNX để các hoạt động liên quan tới cổ phiếu chuyển giao dịch như giao dịch, công bố thông tin, giám sát giao dịch và thanh toán bù trừ đáp ứng yêu cầu.
HNX và HOSE và VSD sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thực hiện chuyển giao dịch.
Ba doanh nghiệp đầu tiên tự nguyện chuyển từ HOSE sang HNX Ba doanh nghiệp đầu tiên tự nguyện chuyển từ HOSE sang HNX là Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (mã chứng khoán NSC), Công ty cổ phần BIBICA (mã chứng khoán BCC) và Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (mã chứng khoán SSC). Trụ sở HNX. Ảnh: Internet Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội...