Nhà công vụ xã đang xây bị bỏ hoang, nhà thầu ‘bỏ trốn’
Trong khi các cán bộ xã Tân Thanh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đang phải làm việc trong ngôi nhà cấp 4 ẩm thấp, tòa nhà 3 tầng do UBND tỉnh quyết định đầu tư xây cho cơ quan công vụ xã đang xây dở lại bị “bỏ rơi”, nhà thầu cũng “mất tăm”.
Phóng viên Nguoiduatin.vn vừa “mục sở thị” tòa nhà 3 tầng dành cho cán bộ công chức xã Tân Thanh đang xây dựng dở. Trái với hình ảnh về một công trường xây dựng, ở đây, không một bóng công nhân hay cán bộ kỹ thuật xây dựng, thay vào đó là đá gạch nằm ngồn ngang.
Tòa nhà được xây đạt tới 50 % bất ngờ bị ngừng lại và nhà thầu cũng ‘bỏ trốn’
Theo tìm hiểu của phóng viên, tòa nhà 3 tầng đang xây bị ‘bỏ rơi’ này chính là trụ sở làm việc mới của các cán bộ xã Tân Thanh, thay thế cho ngôi nhà cấp 4 xuống cấp nằm bên đường. Lâu nay, toàn bộ cán bộ nhân viên của xã này vẫn chia nhau không gian làm việc trong những căn phòng chật hẹp đó.
Đáp ứng nguyện vọng của các cán bộ công chức xã, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt kế hoạch xây dựng công sở xã Tân Thành, huyện Thường Xuân theo quyết định 313/QĐ – UBND ngày 21/1/2013 về việc đầu tư công sở của các xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2013. Tòa nhà được bắt đầu khởi công từ 10/2013, đến nay được hơn 8 tháng. Tuy nhiên, khi công trình xây đạt gần 50%, bất ngờ bị bỏ dở. Phía nhà thầu cũng “không cánh mà bay”.
Chưa thống nhất
Trao đổi với phóng viên Nguoiduatin.vn, ông Lương Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Tân Thành cho biết :&’Công trình được xây dựng dựa trên nguồn vốn của tỉnh với tổng chi phí hơn 6 tỷ đồng. Công ty TNHH Thanh Cao là đơn vị chịu trách nhiệm thi công. Trong văn bản hợp đồng đã ghi rõ, việc thanh toán dựa trên cơ sở khối lượng công việc thực tế hoàn thành được nghiệm thu và khi có kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước cấp. Giá trị thanh toán từng lần bằng 70% giá trị được nghiệm thu, chủ đầu tư giữ lại 30% với lý do đơn vị thi công không thực hiện bảo lãnh hợp đồng tại Ngân hàng. Sau khi công trình hoàn thành và hai bên nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, xã sẽ thanh toán số tiền là 25%, để lại 5% giá trị bảo hành công trình theo Luật xây dựng’.
Ông Cường cũng cho biết thêm, chủ đầu tư là UBND xã Tân Thành đã thực hiện đúng với nội dung hợp đồng. Đồng thời, xã đã hết sức tạo điều kiện cho đơn vị thi công đảm bảo thực hiện đúng quy trình và tiến độ công việc, thậm chí ban quản lý công trình đã thống nhất thanh toán vượt quá so với hợp đồng đã ký để đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên, phía nhà thầu đã cho ngừng thi công và đưa ra những đề nghị không có trong hợp đồng nên chính quyền xã Tân Thanh không thể đồng ý.
Dãy nhà cấp 4 mà cán bộ, nhân viên xã xã Tân Thanh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đang làm việc
Video đang HOT
Theo phản ánh của các cán bộ xã, trong quá trình thi công, nhà thầu đã thực hiện chậm trễ, số công nhân thi công hàng ngày quá ít, chỉ khoảng 8 – 9 người. Dù chính quyền xã đã nhiều lần nhắc nhở và đề nghị nhà thầu đẩy nhanh tiến độ nhưng công trình đã ngừng thi công vào ngày 12/7/2014.
Công ty TNHH Thanh Cao sau đó đã gửi văn bản yêu cầu những nội dung không có trong hợp đồng, trong đó, đưa lý do nhà thầu thực hiện việc xây dựng công trình dựa trên nguồn vốn tự có của công ty. Việc chủ đầu tư là UBND xã Tân Thành giữ lại số tiền 30% giá trị khối lượng công trình đã hoàn thành (nội dung đã có trong hợp đồng) làm cho việc lưu thông vốn của đơn vị thi công bị đình trệ và không thể bỏ vốn ra để thực hiện các phần tiếp theo. Điều này trái với cam kết lúc đầu là nhà thầu đảm bảo thực hiến đúng tiến độ công trình mà không phụ thuộc vào chủ đầu tư và nguồn vốn của Nhà nước.
Ông Cường chia sẻ: &’Do năng lực chuyên môn trong quản lý đầu tư của cán bộ địa phương còn yếu, không đảm bảo yêu cầu trong quản lý và giám sát nên chính quyền đã thuê bên thứ 3 làm tư vấn xây dựng về các vấn đề kiểm tra, giám sát thi công và các vấn đề pháp lý’.
UBND xã Tân Thành và nhà thầu đã họp bàn để tìm ra hướng giải quyết, nhưng do không thống nhất được những điều khoản mà bên đơn vị thi công đưa ra ngoài hợp đồng, nên công trình đã ngừng thi công không có thời hạn. Chính quyền xã đã báo cáo lên cấp huyện song vẫn chưa có sự chỉ đạo của cấp trên.
Việc chờ đợi có một trụ sở làm việc sạch sẽ và khang trang đối với các cán bộ công chức xã Tân Thành vẫn còn là một điều đáng băn khoăn.
Lương Diễn
Theo_Người Đưa Tin
Kho báu 1.500kg vàng: "Bán" 100 triệu đồng không ai "mua"
Từ tin đồn vườn nhà ông Bùi Văn Bé (ấp Tân Lộc, xã Tân Thành, Lai Vung, Đồng Tháp) có 1.500kg vàng, nhiều người đổ đến xin đào bới, tìm vàng. Tuy nhiên khi ông Bé "ra giá" 100 triệu đồng tiền bồi thường cây trái, đất đai... thì không ai đến hỏi nữa.
Những người khai thác tìm vàng
Đến UBND xã Tân Thành, PV Dân trí được ông Huỳnh Văn Hoàng - Phó Công an ấp Tân Lộc - dẫn đến nhà ông Bùi Văn Bé. Gặp chúng tôi, bà Trần Thị Đúng, vợ ông Bé, tỏ rõ thái độ không vui, nói: "Thời gian qua gia đình tôi mệt quá rồi, báo chí đến, cán bộ đến, người dân xung quanh hỏi thăm chuyện "kho báu" gì đó... Cuộc sống đảo lộn hết!".
Tuy nhiên sau đó bà Đúng cũng kể lại cho chúng tôi nghe đầu đuôi câu chuyện về những tin đồn khu vườn nhà bà có hàng tấn vàng chôn dưới đất.
Gia đình ông Bé khốn khổ vì tin đồn "kho báu"
Bà Đúng kể: "Ban đầu có đứa cháu tên Linh ở Sài Gòn về nhà chơi, biết ý định ông nhà đào giếng lấy nước tưới quýt trong vườn, liền nói việc này để cháu lo, cháu sẽ cho người đến đào, gia đình khỏi phải trả tiền công.
Vợ chồng tôi giao việc đào giếng cho cháu Linh, cũng chẳng để ý làm gì. Mãi đến đám tang của một người hàng xóm, gia đình tôi mới biết bên ngoài đang có tin đồn là gia đình tôi đào đất tìm vàng. Lúc đó chính quyền địa phương đến cang ngăn, biểu dừng lại. Tôi dừng luôn cho đến nay".
Bà Đúng kể tiếp: "Người đầu tiên xin đào tìm vàng là cháu Linh. Rồi đến ông Cường (Nguyễn Huy Cường - người sau này làm tờ trình xin khai thác "kho báu"), rồi đến cháu Tuấn ở Vũng Tàu và một vài người nữa tự xưng là ở Hà Nội vô đây...".
Hiện khu vực tìm "kho báu" được gia đình ông Bé dùng lưới B40 bao quanh thế này
PV Dân trí hỏi, vì sao những người này biết gia đình có "kho báu" mà tìm đến xin đào bới? Bà Đúng cho biết, từ một người phụ nữ tên Chi làm nghề nấu cơm cho nhóm thợ đào đất của cháu Linh. Hôm ông Cường đến nhà là do bà Chi dẫn đến, gia đình bà Đúng hoàn toàn không biết ông Cường. Còn những người sau có thể là từ tin đồn, tự họ tìm đến.
Ông Bé cho biết thêm: "Ông Cường đã giả mạo chữ ký của tôi để gửi lên UBND xã là tôi đồng ý cho ông khai thác. Nhưng tôi không hề làm việc này và từ đó cho đến nay khoảng 3 tháng rồi, không thấy ông Cường trở lại nhà".
"Bán" kho báu 1.500kg vàng, không ai "mua"
PV Dân trí đã vào "vùng cấm" để xem nơi được đồn là chôn giấu "kho báu" 1.500kg vàng, như trong tờ trình mà ông Nguyễn Huy Cường gửi đến UBND xã Tân Thành vào ngày 15/5/2014. Trong đó, ông Cường mô tả "kho báu" được chứa trong một thùng gỗ có chiều ngang 40cm, cao 70cm, dài 120cm, trong đó có chứa kim loại quý (vàng), trọng lượng khoảng 1.500kg. Ngoài ra, ông Cường còn khẳng định, nhóm ông đã khảo sát, định vị và thuê nhân công đào sâu xuống đất khoảng 14m mới phát hiện được "khó báu".
Bà Đúng khẳng định, chỉ cần ai đưa cho gia đình 100 triệu đồng và được chính quyền địa phương cho phép thì cứ thoải mái đào tìm "kho báu"
Theo quan sát của PV, nơi chứa "kho báu" là một cái hố rộng hình vuông, đầy nước, mỗi cạnh khoảng 4m, có ván chống sạt lở ở mé bờ. Giữa hố nước có một bệ đứng được đóng bằng gỗ ván và một cái ròng rọc bằng gỗ.
Bà Đúng cho biết, gia đình bà phải rào chắn khu vực này lại vì chính quyền địa phương lo có người bị trượt chân rơi xuống hố. "Từ khi vợ chồng tôi ra giá 100 triệu đồng tiền bồi thường cây trái và phần diện tích đất đai bị đào bới... thì không còn ai đến xin đào bới tìm vàng nữa. Cũng mong mọi chuyện êm xuôi để gia đình tôi trở lại cuộc sống bình thường" - bà Đúng chia sẻ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Đỗ Đắc Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành - cho biết: "Đúng là vừa qua trên địa bàn xã có tin đồn về việc khu vườn ông Bùi Văn Bé có nhiều vàng. Từ tin đồn này có nhiều người quan tâm đến xem, tuy nhiên đây là tin đồn không có cơ sở và nay không còn ai đến nữa".
Ngoài ra, ông Thắng cũng cho biết, cách đây 5 ngày, cấp tỉnh có đoàn đến hiện trường khảo sát vụ việc.
Hố nước bị đồn là chứa "vàng tấn" có diện tích khoảng 20m2, sâu khoảng 13-14m
Qua tìm hiểu được biết, từ khi ông Nguyễn Huy Cường (có địa chỉ thường trú ở đường Thống Nhất, phường 16, quận Gò Vấp, TPHCM) làm tờ trình xin khai thác vàng theo Nghị Định số 29/2014/NĐ - CP về việc tổ chức, cá nhân tìm kiếm khai thác đồ vật chôn giấu trên lãnh thổ Việt Nam, thì vụ việc được cấp huyện thụ lý.
Nhiều người lớn tuổi sống tại ấp Tân Lộc đều khẳng định họ chưa từng nghe nói về "kho báu" dưới lòng đất bao giờ. Tuy nhiên, ông Huỳnh Văn Hoàng - Phó Công an ấp Tân Lộc - cho biết, cách đây 1 năm, gần nhà ông Bé cũng có một vụ đào đất tìm vàng nhưng quy mô nhỏ. Tại nhà ông Bé cũng từng có hai lần có người lạ đến đào đất tìm vàng nhưng chẳng có gì ngoài đất và nước.
Khoảng 2 tháng trở lại đây không còn người lạ đến gia đình ông Bé để xem nơi chôn giấu "kho báu" nữa. Vài ngày trở lại đây thì có nhiều PV báo chí đến hỏi chuyện kho vàng. Qua báo chí, vợ chồng ông Bé, bà Đúng khẳng định vườn nhà ông bà không có "kho báu" nào hết. Bà Đúng mạnh dạn khẳng định: "Ai muốn đến đào đất tìm vàng thì chỉ cần bỏ ra 100 triệu đồng, xem như là tiền bồi hoàn cây trái, đất đai nhà tôi, và được chính quyền địa phương cấp phép, thì vợ chồng tôi cho đào ngay!".
Nguyễn Hành
Theo dantri
Sự thật về tin đồn kho báu 1.500 kg vàng ở Đồng Tháp "Kho báu" là một thùng gỗ kích thước ngang khoảng 40cm, cao 70cm, dài 120cm, bên trong có chứa kim loại quý bằng vàng, trọng lượng khoảng 1.500 kg. Mấy ngày qua, tin đồn về kho báu chứa hàng nghìn ký vàng được một nhà ngoại cảm tìm thấy ở Lai Vung (Đồng Tháp) khiến người người từ khắp mọi nơi đổ xô...