Nhà cổ Đường Lâm có thể được hỗ trợ 800 triệu đồng
“Nhà cổ cần bảo tồn nguyên vẹn có thể được hỗ trợ tối đa 700-800 triệu đồng, nhà truyền thống có mức hỗ trợ 100-200 triệu đồng”, ông Nguyễn Quang Sơn, Bí thư thị xã Sơn Tây (Hà Nội) trao đổi với VnExpress ngày 25/6.
Bí thư Hà Nội xin lỗi người dân Đường Lâm
Dân chỉ được xây nhà một tầng tại Đường Lâm
- Sau hơn một tháng gửi đơn xin rút danh hiệu làng cổ, ông nhận thấy tâm tư người dân Đường Lâm như thế nào?
- Sau vụ việc, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, từ Bí thư Thành ủy về địa phương chỉ đạo trực tiếp, các sở ngành vào cuộc, thị xã cũng thường xuyên họp bàn về cơ chế, chính sách. Người dân đã hiểu được điều đó, nhận thấy đây là di tích quan trọng, là di tích sống. Tuy nhiên, cũng có người chưa thật sự yên tâm, mong chính quyền sớm triển khai các quyết định có hiệu quả.
- Thị xã đã đề xuất cơ chế, chính sách gì để hỗ trợ người dân?
- Quy hoạch bảo tồn làng cổ đang được hoàn thiện, có thể thành phố sẽ phê duyệt trong tháng 7. Các dự án mà người dân quan tâm như trường học, di tích đã được đưa vào kế hoạch để triển khai. Trường hợp tái định cư đã được xác định vị trí, đang được lấy ý kiến nhân dân. Tất cả thủ tục phải theo quy trình nên không thể bỏ bớt được.
Chúng tôi cũng đề xuất cơ chế hỗ trợ nhà cổ loại 1, loại 2, loại 3. Với nhà cổ thì phải hỗ trợ 100% để bảo tồn nguyên vẹn , có thể tới 700-800 triệu đồng , gồm khung nhà, vật liệu, gỗ, cấu kiện . Nhà truyền thống thì có thể hỗ trợ vật liệu, chi phí ít hơn, khoảng 100-200 triệu đồng. Trước đây chúng tôi đã tu sửa 10 nhà từ ngân sách thành phố, có nhà đã được hỗ trợ tới 800 triệu đồng.
UBND thị xã đã tính toán tổng chi phí 500 tỷ đồng , bao gồm các dự án cần triển khai, cả đề án giãn dân, hỗ trợ dân trong giai đoạn đầu. Trong đó, ngân sách hỗ trợ người dân sửa nhà là khoảng 20-30 tỷ đồng, từng di tích có chi phí tu sửa riêng, trung bình khoảng 20 tỷ.
Video đang HOT
Bên cạnh những ngôi nhà cổ, Đường Lâm có những ngôi nhà hai tầng. Ảnh: Hoàng Hà.
- Trong dự thảo quy hoạch đã xác định không được xây nhà 2 tầng trong khu vực trung tâm (làng Mông Phụ), vậy nhu cầu sửa chữa nhà của người dân sẽ được giải quyết như thế nào?
- Nhìn chung người dân làng cổ mong muốn được xây dựng nhà 2 tầng để đáp ứng nhu cầu ở, song để bảo tồn di tích cần phải theo Luật di sản văn hóa. Không chỉ bảo tồn di tích mà cả cảnh quan, không gian. Nếu cho phép xây 2 tầng thì chắc chắn phá vỡ cảnh quan nên chúng ta phải xác định có những việc nhân dân đề nghị nhưng chưa phù hợp với Luật di sản thì phải tuyên truyền. Tôi tin rằng người dân sẽ hiểu được vì mục đích là bảo tồn.
Theo quy chế giãn dân thì sẽ có quy định cụ thể hộ bao nhiêu khẩu sẽ phải giãn dân và được cấp đất giãn dân. Với các nhà trong diện phải phá dỡ cũng sẽ được hỗ trợ tu sửa.
- Tuy nhiên, nhiều người dân lo lắng phải mua đất và chi phí xây dựng nhà tại nơi ở mới trong khi điều kiện kinh tế khó khăn?
- Người dân Đường Lâm nghèo nên thời gian qua họ chưa có điều kiện xây dựng nhiều, nếu dân giàu có thì giờ đây không còn làng cổ. Phần lớn dân chỉ sửa chữa nhỏ, đảo ngói, chống dột, nên cảnh quan làng cổ được bảo tồn. Song vì nghèo nên nếu cấp đất chỗ mới mà không có hỗ trợ thì người dân rất khó khăn.
Theo tôi, Nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ như đầu tư làm hạ tầng, người dân chỉ mất tiền đất. Ví dụ 100 m2 đất nông thôn giá là 70 triệu đồng, người dân sẽ phải nộp tiền đất trong một thời gian nào đó. Ngoài ra người dân sẽ vẫn phải bỏ tiền làm nhà khoảng 200 triệu đồng.
- Sau sự việc ở làng cổ Đường Lâm, ông có thể rút ra bài học gì từ công tác quản lý, bảo tồn di tích làng cổ?
- Tôi nhận thấy công tác quản lý di tích Đường Lâm thời gian qua còn nhiều bất cập . Qua sự việc này cho thấy công tác quản lý di tích cần được thành phố quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là di tích lớn, di tích đặc biệt vì thị xã không đủ nguồn lực, khả năng quản lý để triển khai. Bảo tồn làng cổ Đường Lâm là một vinh dự đối với thị xã Sơn Tây, chúng tôi tin rằng bà con làng cổ sẽ ủng hộ để cùng chính quyền thực hiện tôn tạo, bảo tồn, từng bước thực hiện công việc tu bổ, đưa di sản này trở thành di sản quốc gia đặc biệt và di sản thế giới.
Theo VNE
Làng cổ Đường Lâm sau dịp Bí thư HN "vi hành"
Sau gần một tháng kể từ ngày Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng đoàn công tác về làng cổ Đường Lâm, TX Sơn Tây (HN) để lắng nghe ý kiến người dân và cùng bàn biện pháp tháo gỡ, đến nay, công tác bảo tồn làng cổ này đã có nhiều phần việc đang được triển khai "tăng tốc".
Người dân đã yên tâm hơn
Trở lại Đường Lâm sau gần một tháng kể từ ngày Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng đoàn công tác về làng cổ Đường Lâm lắng nghe ý kiến nhân dân, chúng tôi ghi nhận thấy bà con đã yên tâm hơn với các giải pháp tháo gỡ khó khăn của chính quyền, cơ quan chức năng, để tập trung vào công việc đồng áng thường nhật.
Hiện tại, xã Đường Lâm đã giải phóng mặt bằng cơ bản xong diện tích 2.000m2 để làm trường mầm non. Đây là phần khiến người dân bức xúc nhất vì con cháu họ phải chen chúc nhau trong căn phòng cấp 4 đã xuống cấp. Dự án giãn dân có diện tích từ 8-10ha nằm trên địa bàn thôn Phúc Khang cũng đã được lập nên. Ông Phan Văn Lợi - Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm cho biết, dự án đang được khảo sát, điều tra xem ai có nhu cầu thực sự. Với quan điểm phải nhận được ý kiến đồng thuận của người dân và không được cứng nhắc, chính quyền địa phương nơi đây đang tiến hành rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các hộ dân. "Hiện nay, dự án này đang được triển khai. Qua rà soát, chúng tôi xác định có 9 ngôi nhà cổ loại 1 và hơn 100 nhà loại 2. Chúng tôi rà soát lại chi tiết toàn bộ các hộ làm sao không để những căn nhà này thành di sản "chết", ông Lợi cho biết.
Nếu không có biện pháp bảo tồn kịp thời, những nét cổ kính của Đường Lâm sẽ chỉ còn dĩ vãng
Người dân tham gia Ban chỉ đạo bảo tồn
Rắc rối của Đường Lâm xuất phát từ việc người dân vốn là chủ thể của di tích làng cổ Đường Lâm nhưng lại chưa có lợi ích nhiều trong đó. Theo ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, số tiền thu được từ việc bán vé vào làng Đường Lâm trong năm 2012 là 1,4 tỷ đồng và ước đạt 1,5 - 1,6 tỷ đồng trong năm 2013.
"Bảo tồn một di tích "sống" như Đường Lâm mà để chậm thêm ngày nào là người dân phải sống trong sự bất tiện, khó chịu thêm ngày đó. Thời gian qua, nhân dân địa phương đã hy sinh rất nhiều cho di sản vì vậy chúng ta cần phải triển khai quyết liệt hơn nữa". PGS.TS Phạm Hùng Cường - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng
Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này ngoài việc trích cho chính quyền xã Đường Lâm 40 triệu đồng trong năm ngoái để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá, phục vụ lễ hội thì người dân địa phương không được hưởng một đồng nào. Hàng ngày, người dân Đường Lâm vẫn quần quật với ruộng vườn để mưu sinh, nhưng họ lại phải có trách nhiệm tiếp đón du khách thập phương về tham quan, chụp ảnh lưu niệm. Nhiều gia đình đông người vẫn phải sinh sống trong căn nhà cổ chật chội, bị dột nát, không được phép sửa chữa, cơi nới, xây mới. Sống trong di sản nhưng bà con không hề biết quê hương mình được quy hoạch tổng thể như thế nào để có cách xây dựng, tạo lập một không gian sống cho phù hợp. Thế nên mới xảy ra chuyện, có hộ dân đã tốn tiền nâng cấp, cơi nới nhà cửa rồi bị cưỡng chế, phải phá bỏ...
Chính vì vậy, theo ông Phạm Hùng Sơn, một ban chỉ đạo công tác bảo tồn, phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm được thành lập do Chủ tịch UBND TX Sơn Tây làm trưởng ban, hoạt động song song với Ban quản lý. Thành viên ban chỉ đạo này có đại diện các dòng họ trong xã tham gia. Bất cứ có vấn đề gì từ khâu bảo tồn, phát triển tới thu phí, ban chỉ đạo sẽ đại diện cho nhân dân địa phương trao đổi, phản ánh, toàn bộ hoạt động đều công khai, dân chủ. Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội sửa đổi Quyết định số 43, để lại 60% tiền thu được từ bán vé để hỗ trợ người dân. Hiện chính quyền TX Sơn Tây đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ bảo tồn di tích, việc quy hoạch khu đất giãn dân sẽ hoàn thành vào năm 2014.
Ông Phạm Hùng Sơn cho biết thêm, Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm đang phối hợp với UBND TX Sơn Tây triển khai chuyển đổi nhanh mô hình kinh tế từ nông nghiệp sang dịch vụ du lịch ở Đường Lâm. Việc phát triển các sản phẩm du lịch từ lúa gạo là hướng đi phù hợp với đời sống của nhân dân nơi đây. Các lớp tập huấn, dạy nghề sẽ được mở trong năm nay, từng bước giúp bà con phát triển kỹ năng làm du lịch. Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư, tu bổ những di tích xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt những ngôi nhà cổ thì BQL cũng kêu gọi các nhà khoa học, các công ty lữ hành phối hợp để phát triển các sản phẩm du lịch tốt hơn.
Bảo tồn không phải là... thi hoa hậu
Tại Hội thảo "Chung tay gìn giữ giá trị viên ngọc quý làng cổ Đường Lâm" diễn ra cuối tuần qua, PGS.TS Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia thừa nhận rằng, trong suốt gần chục năm qua, vẫn chưa có biện pháp nào để biến làng cổ này thành biểu tượng tinh thần, nguồn lực cho phát triển kinh tế. "Thực tiễn cho thấy, di sản văn hóa không thể tồn tại được nếu không gắn bó với cộng đồng. Chúng ta đã đặt ra cơ sở pháp lý, khoa học cho vấn đề bảo tồn làng cổ Đường Lâm nhưng lại chưa tìm được cách để gắn bó thực chất giữa di sản đó với cộng đồng dân cư, cho nên họ có những bức xúc, xung đột. Trên thế giới, việc bảo tồn di sản văn hóa xung đột và nhu cầu phát triển đã từng xảy ra và là điều tất yếu nhưng có điều sớm được phát hiện. Cùng với đó, cộng đồng phải chung tay để tìm lối thoát" - PGS. TS Đặng Văn Bài cho biết.
PGS.TS Phạm Hùng Cường lo ngại bảo tồn theo kiểu làm mới lại di tích, tự phát không đúng theo các trình tự khoa học. Hiện tại, một số ngôi nhà cổ loại 1, 2 đang có hiện tượng làm nhà phụ xây gạch, dán đá ong đập nhỏ lên vữa giả làm gạch ong. "Thật đáng lo ngại khi có ý kiến cho rằng chỉ cần bảo tồn các ngôi nhà cổ như một giải pháp, cơ chế bảo tồn đặc thù. Làm thế chẳng khác gì bỏ đi cái gốc để giữ cái ngọn. Di sản đã mất thì khó lấy lại được. Cũng không thể nói rằng nếu mất làng này thì tìm kiếm bảo tồn làng khác. Bảo tồn không phải là cuộc thi hoa hậu để năm nay lựa chọn người này, năm sau lựa chọn người khác" - PGS.TS Phạm Hùng Cường ví von.
Theo 24h
Đổ đèo nhanh, xe đầu kéo lật văng xuống đường Một vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra sáng nay (4/6) dưới chân đèo Phú Gia, thuộc địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TT-Huế. Chiếc xe đầu kéo đổ đèo do không làm chủ tốc độ đã bị lật văng ra lề đường. Khoảng 5h20 phút sáng nay, xe đầu kéo mang biển số 21C - 002.14 kéo rơ-moóc...