Nhà có 4 nhân khẩu, tổng thu nhập dưới 25 triệu/tháng: Mẹ Phú Thọ xoay xở, lập kế hoạch cho con đi du học từ tấm bé CỰC ĐỈNH!
Hành trình đồng hành cùng con du học dành cho “nhà nghèo” của chị Hoài Thu là kinh nghiệm cực kì hữu ích cho các gia đình mong muốn cho con “xuất ngoại” nhưng điều kiện kinh tế không quá dư dả.
Năm con gái (sinh năm 2004) học lớp 6, chị Lê Hoài Thu (Phú Thọ) bắt đầu nhen nhóm ý định cho con đi du học. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế không quá dư dả, thậm chí, như chị Thu tự nhận, với tiêu chuẩn cần có để cho con đi du học, gia đình có mức thu nhập dưới 25 triệu là “nhà nghèo”. Và để đồng hành cùng con gái với mục tiêu xin được nhiều tiền nhất có thể để đi du học bậc Đại học, đồng thời chi phí còn lại ít nhất có thể, đòi hỏi phụ huynh phải vạch ra một lộ trình chi tiết.
“Điều kiện kinh tế gia đình mình khá khiêm tốn: 13 năm liền từ 2003 – 2016 thu nhập của gia đình ở mức từ 1,6 triệu/tháng tăng dần đến 10 triệu/tháng. 4 năm gần đây được khoảng 25 triệu/tháng. Nhà mình không kén chọn là đi nước nào, cũng không mơ là trường top cao, từ Âu sang Úc, Mỹ cứ chỗ nào cho nhiều tiền nhất, chi phí thấp nhất mà ngành nghề và trường đó ổn ổn là đi thôi. Lựa chọn cuối cùng là đi Hàn Quốc, cũng là nước văn minh và giàu có của châu Á”, chị Thu chia sẻ.
Sau đây là chia sẻ chi tiết của chị Thu về quá trình đồng hành cùng con để hiện thực hóa ước mơ đi du học:
1. Bậc tiểu học
Con gái chị Thu chỉ học trường công, học thêm Tiếng Anh (TA) ở nhà cô giáo từ lớp 2 theo kiểu học ngữ pháp truyền thống. Trường công thì lớp 3 mới dạy TA. Hồi ấy nhà chị hoàn toàn không biết đến Youtube, Facebook, không có điện thoại thông minh, cả tỉnh không có bóng dáng “ông Tây” nào nên không nghe nói “nhem nhẻm” được như các bạn bé bây giờ.
“Ngoài học thêm TA thì mình cho con học đàn, dancesport, bơi. Tuyệt đối không học thêm Toán, Tiếng Việt vì mình tự dạy được. Ở quê mình học rẻ kinh khủng, với hồi ý ở chung với ông bà nên bọn mình gần như không phải đóng tiền ăn nên lương thấp vẫn đủ trả tiền học cho con. Việc học của con dù là học văn hóa, TA hay các môn âm nhạc, thể thao mình đều rất nghiêm khắc, không có chuyện thích hay không thích. Đến giờ học là phải học. Lớp 1 mình rèn đúng 7 giờ tối đồng hồ kêu kính coong là phải ngồi vào bàn học dù đang ăn dở. Vì “quân phiệt” từ bé nên bây giờ con lớp 11 toàn tự giác học, các bài tập ở lớp, rồi bài tập SAT, viết luận, thuyết trình gì gì đấy, mình đều không phải quản nữa”, chị Thu chia sẻ.
Ngoài việc học thì chị vô cùng khuyến khích con tham gia các hoạt động văn nghệ. Bản thân trưởng thành từ hoạt động phong trào, chị Thu biết tầm quan trọng của việc tham gia nhiều các hoạt động tập thể trong việc giúp trẻ tự tin, nhanh nhẹn nổi bật hơn các bạn đồng trang lứa. Suốt từ mầm non đến tận bây giờ, con gái chị Thu luôn là hạt nhân văn nghệ và các hoạt động ngoại khóa của trường lớp nhưng không hề ảnh hưởng đến thành tích học tập.
2. Bậc Trung học cơ sở
Lúc này gia đình chị Thu đã có kinh tế tốt hơn, có nhà riêng, có Internet, biết chơi Facebook nên có được rất nhiều thông tin về du học. Cũng từ đây, gia đình quyết tâm đồng hành cùng con để xin học bổng nhiều nhất có thể. Cụ thể, bé được tập trung học TA theo chuẩn quốc tế tăng cường các môn năng khiếu làm tiền đề để xây dựng hồ sơ ngoại khóa mạnh rèn luyện sức khỏe. Con chỉ học ở trường buổi sáng, không học thêm gì nên toàn bộ thời gian còn lại làm được rất nhiều việc.
Học tiếng Anh: Vì con học quá muộn nên hè lớp 6 và hè lớp 7 chị Thu cho con đi Philippines 4 tuần để đẩy nhanh hết cỡ kỹ năng nghe nói, gọi là đi “cai” tiếng Việt. Còn về Việt Nam là học TA ở trung tâm với giáo viên nước ngoài (GVNN) 2 buổi/tuần ròng rã 2 năm với mức học phí dao động từ 120k – 180k/buổi (1,5h – 2h), kết hợp bắt đọc sách và viết review về nội dung quyển sách đó; bắt xem phim và viết review về bộ phim đó; học acellus 2 năm lớp 7, 8. (Khi học acellus cũng đều phải viết tóm tắt nội dung bài học bằng TA).
Đến hè lớp 8 lên 9, con bắt đầu luyện IELTS ở Hà Nội hết 2 khóa đến đầu lớp 10 thì thi được 7.0 (lúc bắt đầu test là 5.5), thi xong IELTS là dừng học TA với giáo viên nước ngoài, chỉ tập trung luyện thi vào chuyên Anh. Luyện IELTS là tốn tiền nhất, mất 20 triệu học phí và xấp xỉ 20 triệu tiền đi lại vì ở tỉnh lẻ.
Học các môn năng khiếu: Cứ đều đặn tuần 2 buổi học đàn và 2 buổi dance sport. Dance sport thi thoảng tham gia vài giải cấp CLB thôi nhưng có huy chương với cup thì đến lúc apply mấy cái học bổng đưa vào hồ sơ cũng sức nặng hơn, đều vượt qua vòng loại. Lớp đàn các bạn bỏ gần hết, còn 2 bạn, đến năm lớp 7, tỉnh có mở 1 lớp sơ cấp piano miễn phí cho học sinh năng khiếu, con thi đỗ, thế là không mất tiền nữa. Đầu năm lớp 10 là con học xong chương trình piano.
Rèn luyện sức khỏe: Mùa đông thì chỉ đi nhảy nhưng mùa hè là ngày nào về nhà cũng “lết” lên tầng 2 vì sáng đánh cầu, chiều đi bơi, chiều tối đi nhảy. Chính vì bị “quần” tơi bời như thế nên con có thể đi xe khách 2 tiếng xuống Hà Nội, học TA 3 tiếng, lại đi xe khách về 2 tiếng, có thời điểm lịch căng con từ Hà Nội về, xuống xe khách 8 giờ tối là nhảy luôn vào trung tâm TA học tiếp 1,5 tiếng nữa mà vẫn không hề hấn gì. Như thế để thấy sức khỏe quan trọng như thế nào.
Phát triển bản thân: Năm con học lớp 6 cũng là khi chị Thu nhen nhóm ý định cho con du học, việc đầu tiên là phải tìm cách xây ước mơ du học cho con.
Video đang HOT
“Các bạn đừng tưởng mình có tiền chỉ cần bảo con là sau này mẹ cho con đi du học là nó đi đâu. Có đứa nhát, quen được nuông chiều không tự lập còn lâu nó mới đi. Chứ còn nhà nghèo thì phải thực sự hừng hực khát khao mới quyết tâm lao vào học hành các kiểu để mong kiếm được học bổng thì mới đi được, chứ tay trắng thì chỉ có du học bằng niềm tin thôi.
Để xây ước mơ cho con, mình luôn tranh thủ mọi lúc tâm sự về việc các nước văn minh họ giàu đẹp như nào, họ sống nhân văn ra làm sao. Rồi cho con xem hình ảnh các trường học của họ rộng, đẹp, khang trang, đầy đủ các thiết bị học tập và vui chơi, giải trí…
Đến năm con lớp 8, mình tìm hiểu được khóa huấn luyện phát triển bản thân (nôm na là huấn luyện du học) rất ưng ý với tiêu chí vừa túi tiền, chung mục tiêu, quan điểm giáo dục với nhà mình và CEO là người rất giỏi, am tường về giáo dục Mỹ, nhiều kinh nghiệm xây dựng chiến lược chinh phục học bổng du học Mỹ, và quyết định cho con theo.
Chính vì có sự chuẩn bị sớm từ IELTS, hồ sơ ngoại khóa kèm với các kỹ năng được huấn luyện mà năm lớp 9, 10 con tự tin apply 3 học bổng cấp 3 thì 2 cái được vào vòng trong, 1 cái đỗ (là cái ASIST nhưng bỏ không đi vì chi phí còn lại vẫn cao so với tài chính của gia đình”, chị Thu chia sẻ.
3. Bậc Trung học phổ thông
Theo chị Thu, cấp 2 bé tập trung nhiều vào học năng khiếu, TA và hoạt động ngọai khóa nên học hành có phần hơi… lẹt đẹt.
“Thi thuyết trình TA thì giải đặc biệt, thi văn nghệ thì giải nhất, nhảy Kpop rất hay và nhanh thuộc động tác nhưng điểm Toán rất làng nhàng, viết Văn thì nhạt nhẽo. Cô giáo chủ nhiệm còn bảo khéo con trượt cấp 3. Lớp 9 còn không được danh hiệu học sinh giỏi, thi học sinh giỏi TA giải Nhì thành phố nhưng vào vòng tỉnh trắng tay.
Hồi cấp 2 mình đi họp phụ huynh cũng “rát tai” lắm nhưng mà vì đã xác định rõ đường đi rồi nên kệ cô muốn nói gì thì nói. Con gái bảo quyết tâm thi vào trường Chuyên của tỉnh vì mê hoạt động ngoại khóa ở trường Chuyên quá. Thế nên hết lớp 8 thì con bắt đầu phải học thêm Toán, Văn, Anh để thi vào Chuyên. Học phí cũng rẻ lắm, thầy cô cứ lấy 1 triệu/buổi, bọn mình gom nhóm từ 10 – 15 bạn nên dao động 80 – 100k/buổi. Các thứ học khác như mình nói ở trên là không mất tiền”.
Từ khi con đỗ Chuyên thì không phải học thêm gì nữa kể cả TA, chỉ học đội tuyển TA nhưng lại không mất tiền. Đầu lớp 11 con bắt đầu luyện SAT và hoạt động ngoại khóa ngày càng dày đặc có chiều sâu…. Và đến thời điểm hiện tại, con chị Thu đã được 2 trường ĐH khá tốt ở Mỹ nhận với các mức học bổng và hỗ trợ tài chính từ 40 – 44,5 ngàn USD, đặc biệt có trường chỉ phải chi trả 17 ngàn USD/năm (Gustavus Adolphus College), con số khá mơ ước với du học Mỹ hiện nay.
Chi phí lớp 1 đến hết lớp 12 đầu tư cho con được chị Thu ước tính:
Học phí và các khoản thu quỹ của trường công lập tỉnh lẻ bình quân: 10 triệu/năm x 12 năm =120 triệu (đấy là xông xênh rồi, chứ hồi cấp 1,2 chỉ khoảng 6 triệu/năm).
2 lần đi Philippines: 120 triệu.
Học TA nói chung hết khoảng: 12 triệu/năm x 3 năm = 36 triệu.
Luyện xong IELTS SAT: 60 triệu.
Học thêm Toán, Văn, các khoản xe cộ đi lại Hà Nội hội thảo, huấn luyện, linh tinh khác: 150 triệu.
Tổng: 486 triệu, chia 12 năm = 40,5 triệu/năm, chia 10 tháng học = 4,5 triệu/tháng.
Áp dụng hai quy tắc vàng này sẽ giúp bạn tìm ra được số tiền nên chi cho vấn đề nhà ở
Tránh rủi ro mua nhà nhưng ngập trong nợ hoặc tệ hơn là bị ngân hàng siết nhà thì trước khi quyết định vay tiền mua nhà bạn cần nắm rõ quy tắc 28/36 và 30%.
Đây là hai quy tắc vàng giúp tìm ra được số tiền bạn nên chi cho vấn đề nhà ở.
Giá nhà đất ngày càng tăng cao và người ta lại tiếp tục thảo luận với nhau về việc nên dành bao nhiêu tiền trong thu nhập cho vấn đề này.
Có hai cách đơn giản để xác định điều này. Một là sử dụng quy tắc 30%. Hai là quy tắc 28/36. Chỉ cần áp dụng hai quy tắc này sẽ tìm ra được số tiền bạn nên chi cho vấn đề nhà ở hợp lý.
1. Quy tắc 30%
Để giúp những người mua nhà thoát khỏi trục trặc không mong muốn khi sở hữu một căn nhà thì chuyên gia tài chính, triệu phú Sam Dogen đã đưa ra quy tắc 30%.
Quy tắc 30% là:
- Chi không quá 30% thu nhập cho tiền trả góp hàng tháng.
- Chuẩn bị trước khoản tiết kiệm bằng ít nhất 30% giá trị căn nhà.
- Giá trị căn nhà không nên lớn hơn 3 lần thu nhập hàng năm của bạn.
- Đối với người mua nhà:
Giá trị căn nhà bạn mua không nên lớn hơn 3 lần thu nhập hàng năm của bạn.
Bạn không được chi quá 30% thu nhập cho tiền trả góp hàng tháng.
30% này sẽ tính bao gồm lãi suất mua nhà, bảo hiểm, thuế và các chi phí cho tiện ích.
30% tính trên tổng thu nhập thời điểm trước khi khấu trừ thuế và các khoản khác.
- Đối với người thuê nhà:
Đối với người thuê nhà, nguyên tắc chung nhất để xác định số tiền bạn có thể đủ khả năng chi tiêu cho vấn đề thuê nhà ở là nó không được vượt quá 30% tổng thu nhập hàng tháng.
30% này bao gồm tiền thuê nhà và các chi phí tiện ích khác như điện, nước và phí đổ rác,....
Điều đó có nghĩa là nếu bạn kiếm được 75.000 đô la (1,7 tỷ đồng) một năm trước thuế thì bạn nên chi không quá 1.875 đô la (42 triệu đồng) một tháng cho nhà ở của mình.
Quy tắc 30% dựa trên số tiền một gia đình có thể chi tiêu hợp lý cho nhà ở và vẫn còn đủ tiền để trang trải các chi phí hàng ngày như ăn uống và đi lại.
Ngoài ra, trước khi mua nhà, bạn nên có ít nhất 30% giá trị căn nhà đã được dành dụm bằng tiền mặt. 20% dành cho khoản trả trước và nhận lãi suất thế chấp thấp nhất. 10% còn lại được xem như một khoản tiền khẩn cấp đề phòng trường hợp bạn gặp khó khăn về tài chính.
Nếu bạn đang có kế hoạch mua nhà trong vòng sáu tháng tới, hãy giữ khoản trả trước ít nhất 20% bằng tiền mặt. Đừng dại dột đầu tư khoản trả trước ấy vào cổ phiếu hoặc các tài sản mang tính rủi ro.
Nếu bạn không tiết kiệm được ít nhất 30% giá trị căn nhà, thì phải cắt giảm ham muốn của mình. Giảm bớt những bữa ăn tối sang trọng hoặc những bữa cà phê đắt đỏ cùng bạn bè cũng được xem là cách.
2. Quy tắc 28/36
Nếu bạn đang muốn mua nhà thì còn một quy tắc nữa bạn có thể sử dụng để biết mình nên chi bao nhiêu. Đó là quy tắc 28/36.
Quy tắc 28/36 có nguồn gốc từ các ngân hàng Mỹ, thường được dùng để xem xét khoản vay thế chấp mua nhà không được chính phủ hậu thuẫn.
Theo quy tắc 28/36 khi vay mua nhà, bạn chỉ nên dành tối đa 28% tổng thu nhập hàng tháng của mình cho khoản vay mua nhà và tối đa 36% cho tổng nợ. Bao gồm khoản vay mua nhà, vay tiêu dùng, vay mua xe,... cho đến các khoản tiền cấp dưỡng nuôi con.
Nếu bạn đã kết hôn hoặc có bạn đời, hãy nhớ rằng phép tính này sẽ được tính trên toàn bộ thu nhập của hai vợ chồng. Vì vậy bạn cũng cần cộng thêm bao gồm tiền lương và các khoản nợ của bạn đời trong kế hoạch này.
Giả sử tổng thu nhập của vợ chồng bạn là 40 triệu/tháng. Vậy:
Số tiền tối đa mỗi tháng dành cho khoản vay mua nhà: 40 triệu x 28% = 11.2 triệu
Số tiền tối đa mỗi tháng dành cho tất cả các khoản nợ: 40 triệu x 36% = 14.4 triệu
Trường hợp gia đình bạn không phải trả bất cứ khoản vay nào khác ngoài khoản vay mua nhà thì bạn có thể nâng tỷ lệ thu nhập dành cho khoản vay mua nhà lên 36%.
Vậy căn nhà hiện tại của bạn đang ở có hợp với túi tiền của ban không? Nếu không, đã đến lúc cân nhắc thuê một nơi rẻ hơn hoặc nghĩ đến việc thay đổi.
Thực hiện ngay 8 điều này để tạm biệt cảnh "làm đồng nào xào đồng đó" Nếu bạn đang trong cảnh không đồng tiết kiệm giắt túi, hãy làm theo những bước sau để nhanh chóng thoát khỏi tình cảnh này, xây dựng sự giàu có. Đó sẽ là những cải tiến nhỏ, ngay cả chỉ 1% thôi nhưng theo thời gian, nó sẽ tạo ra cho bạn nhiều lựa chọn và ít hối tiếc hơn trong cuộc sống....