Nhà cổ 200 năm tuổi, đại gia trả giá triệu đô vẫn bị gia chủ ‘lắc đầu’
Ngôi nhà cổ 200 tuổi bằng gỗ mít ở làng Lộc Yên ( xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) được gia đình ông Nguyễn Đình Hoan gìn giữ như báu vật.
Có đại gia tìm đến trả giá triệu đô, ông cũng từ chối.
Cách TP Tam Kỳ hơn 30km, làng Lộc Yên nổi tiếng với những ngôi nhà cổ đẹp. Trong đó, đặc biệt nhất là ngôi nhà gần 200 năm tuổi của ông Nguyễn Đình Hoan (55 tuổi).
Ông Hoan là chủ nhân đời thứ tư của căn nhà rộng hơn 100m2, làm bằng hàng trăm mét khối lõi gỗ mít rừng.
Theo ông Hoan, ngôi nhà được xây từ thời cụ cố Nguyễn Đình Hoằng – từng giữ chức Cửu phẩm bá hộ. Nhà do nhóm thợ nức tiếng làng mộc Văn Hà, nay là xã Tam Thành (huyện Phú Ninh) xây dựng ròng rã suốt 3 năm.
Vì giá trị tạo hình hết sức độc đáo nên căn nhà này đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Năm 2014, ngôi nhà được tỉnh Quảng Nam đầu tư trùng tu, thay thế một số thanh gỗ bị mối mục nhưng những giá trị kiến trúc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Ông Hoan cho biết thêm, cha ông là cụ Nguyễn Huỳnh Anh lúc còn sống thường nói với con cháu rằng ngôi nhà là báu vật vô giá mà tổ tiên dày công xây dựng, nên bất cứ giá nào cũng phải cố gìn giữ. Vì vậy, trải qua 4 thế hệ, nhiều đại gia đến gạ mua, trong đó có người trả giá cả triệu đô, nhưng vẫn chỉ nhận lại cái “lắc đầu” của gia chủ.
“Ngôi nhà là tài sản vô giá, vừa là báu vật của cha ông để lại nên sau này tôi qua đời thì con cháu sẽ tiếp tục gìn giữ nó”, ông Hoan nhấn mạnh.
Hình ảnh ngôi nhà cổ 200 tuổi bằng gỗ mít:
Ngôi nhà được xây trên khu đất rộng hơn 4 hecta, nằm ở lưng chừng một ngọn đồi, cao hơn những nhà khác trong làng khoảng 50m.
Video đang HOT
Con ngõ dẫn vào ngôi nhà, một bên là bờ đá hàng trăm năm tuổi rêu phong phủ kín, một bên là hàng chè tàu được cắt tỉa kỹ càng.
Phía trước ngôi nhà có bể cá, vườn cây cảnh.
Trước hiên nhà cũng có một hồ sen nhỏ, tạo cảm giác thư thái, bình yên.
Trước đây, nhà lợp bằng tranh, đến đời cha ông Hoan được thay thế bằng mái ngói âm dương mua từ phố cổ Hội An.
Ngôi nhà có kiến trúc nhà rường Quảng Nam, với 3 gian 2 chái. Nhà được dựng từ 36 cây cột chính bằng gỗ mít ròng, trong đó 16 cột lớn cỡ một người ôm. Nền nhà được làm bằng đất trộn với vôi và tro bếp.
Mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều được chạm khắc công phu, tỉ mỉ đến từng chi tiết.
Các đầu kèo, đuôi kèo được trang trí hình con dao và lá cúc cách điệu. Phần bụng kèo là chim trĩ, tùng lộc, nho – sóc, cổ đồ, hoa lan, mai, quả điệp… bụng kèo chạm lộng dây hoa cúc cách điệu.
Căn nhà vẫn còn lưu giữ nhiều đồ đạc từ đời cụ cố của ông Hoan.
Ngôi nhà cổ gỗ mít ròng tiêu biểu cho kiểu thức “tam đoạn kẻ chuyền”, tức có ba vì kèo nối liên tục và gối lên nhau tại các điểm tiếp xúc thông qua các cột cái, cột quân và cột hiên.
Phía sau nhà là bờ tường đá với nhiều cây cảnh.
Vẻ đẹp của ngôi nhà cổ được bảo tồn gần như nguyên vẹn sau 4 đời chủ nhân.
Thăm nhà cổ Huỳnh Phủ hơn trăm tuổi, có kiến trúc Huế độc đáo
Trải qua hơn thế kỷ, nhà cổ Huỳnh Phủ (xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) vẫn còn giữ được vẻ đẹp kiến trúc Huế và nghệ thuật chạm trổ độc đáo của người xưa.
Đến nhà cổ Huỳnh Phủ, du khách như lạc vào một "biệt phủ" xưa để ngắm nhìn những hoạt tiết, nghệ thuật điêu khắc gỗ tài hoa của ông cha ta thời trước. Nhà Huỳnh Phủ hiện do ông Huỳnh Ngọc Thu, cháu đời thứ 6 của chủ nhân ngôi nhà quản lý. Nhưng do ông bị bệnh nên mọi việc trong ngoài, kể cả việc thuyết minh hướng dẫn cho du khách đều do vợ ông, bà Lê Thị Hai (62 tuổi) đảm trách.
Ngôi nhà cổ nhìn từ bên ngoài.
Huỳnh phủ là một quần thể gồm nhiều công trình trên một khu đất rộng gần 1 ha. Ngôi nhà rộng gần 500m2, có 80 cột lớn trong đó 48 cột được tạo tác từ những thân gỗ lim nguyên khối. Nội thất trong nhà được chạm trổ tinh xảo, sơn son thiếp vàng theo lối kiến trúc cung đình.
Trong đó, ngôi nhà chia thành 7 gian, ở chính giữa là gian thờ, xung quanh có phòng khách, phòng ngủ. Phòng thờ được tạo tác theo phong cách hoàng tộc, bàn thờ, hoành phi, liễn đối đều được chạm trổ tỉ mỉ và sơn son thiếp vàng. Ngoài cùng là cổng tam quan, tiếp đến là bình phong rồi mới đến ngôi nhà lớn. Bên ngoài ngôi nhà lớn là tường bao bằng gạch, mái lợp ngói âm dương.
Biệt phủ lộng lẫy như cung điện này phải mất 14 năm mới xây xong
Vào trong nhà, khách tham quan lập tức bị choáng ngợp bởi những nội thất được chạm trổ hoàn hảo và những đồ đạc xa xỉ. Nền nhà được lát gạch men hoa phong cách cổ xưa, những hàng cột gỗ to bằng một người ôm. Ngói cũng được vẽ hoa văn mây nước sinh động. Ở phòng khách đặt một bộ bàn ghế cẩm thạch chạm khảm mà theo bà Hai là cụ Khiêm đã mua từ Pháp về.
Hầu hết các tác phẩm mỹ thuật ở ngôi nhà Huỳnh Phủ đều được thuê thợ từ Huế vào thực hiện. Đặc biệt, các tấm trám trên vách mặt tiền gian chính đều có hai lớp. Lớp mặt trước chạm các loại hoa trái, chim muông, lớp sau chạm lọng lưới tổ ong.
Khu gian thờ được chạm khắc, sơn son thiếp vàng rất độc đáo.
Bà Lê Thị Hai hiện, người đại diện gia chủ trông coi công trình cho biết, ngôi nhà được cụ Huỳnh Ngọc Khiêm (1843 - 1927) xây dựng trong 14 năm ròng.
"Cụ Khiêm là dân gốc Huế, cả gia đình đi ghe theo bờ biển vô Bến Tre lập nghiệp. Nhờ chăm chỉ làm nông, ông trở nên giàu có. Ngoài đất do chính mình khai phá, ông còn mua lại đất của những nông dân nghèo nhập vào để cuối cùng ông có một gia tài đồ sộ, gần 2.000 mẫu đất." - bà Hai chia sẻ.
Hình ảnh chim đậu trên cành hoa được chạm khắc công phu.
Nhờ có công khai hoang lập ấp mà cụ Khiêm được quan trên cho làm chức Hương trong huyện. Sau khi tạo dựng được gia sản lớn, từ năm 1884 cụ Khiêm bắt đầu quay lại miền Trung tìm mua gỗ đóng thành bè vận chuyển vào Nam. Sau 14 năm xây dựng, năm 1904, ngôi nhà hoàn thành mang đậm nét kiến trúc theo phong cách Huế.
Bằng công nhận di tích quốc gia cho nhà cổ Huỳnh phủ.
Với những giá trị kiến trúc, nghệ thuật độc đáo, Huỳnh Phủ và mộ cụ Khiêm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia từ năm 2011. Năm 2013, nhà nước đã chi tiền trùng tu lại ngôi nhà nhưng gia đình bà Hai vẫn được giao quản lý, sử dụng.
Không gian sống vạn người mơ của nữ đại gia vừa khoe khéo 100 miếng vàng Màn khoe khéo 100 miếng vàng mua từ thời 57 triệu/lượng của nữ đại gia quận 7 khiến dân tình chú ý. Hiện nữ đại gia này đang sống trong một căn biệt thự mà cô từng nói là ở tạm trong thời gian chờ biệt thự 400 tỷ đồng hoàn thiện. Nữ đại gia quận 7 có màn khoe của ấn tượng...