Nhà chủ Thành Công Group thâu tóm Chứng khoán HVS
CTCP Chứng khoán HVS Việt Nam (HVS) hoạt động cầm chừng từ nhiều năm nay. Trước nhóm Thành Công Group, HVS tưởng chừng như sẽ về chung một nhà với SBS.
Ảnh minh hoạ
Tháng 4/2019, những tờ trình của ban lãnh đạo CTCP Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Mã CK: SBS) về việc sáp nhập với CTCP Chứng khoán HVS Việt Nam (HVS) đã nhận được sự quan tâm lớn trên thị trường chứng khoán và truyền thông.
Khi đó, cả SBS và HVS đều đang chìm sâu trong thua lỗ và cần một cú huých để cải thiện tình hình tài chính. Riêng HVS đã bị UBCKNN đình chỉ toàn bộ hoạt động giao dịch từ ngày 13/7/2018.
Thương vụ giữa SBS và HVS khiến giới đầu tư kỳ vọng về một kịch bản xoá lỗ luỹ kế tương tự thương vụ sáp nhập giữa MBS và VITS.
Song, các tờ trình liên quan đến việc sáp nhập với HVS đã được rút khỏi nội dung thảo luận ngay trước thềm phiên họp ĐHĐCĐ thường niên của SBS.
Khi đó, chia sẻ với các cổ đông, ban lãnh đạo của SBS cho biết việc hợp nhất với HVS đã được tiến hành trao đổi từ tháng 11/2018, song tới thời điểm tổ chức đại hội, công ty vẫn chưa tự tin trình bày phương án hợp nhất. Hai bên chưa thống nhất được tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu và phương án tăng vốn bổ sung.
Việc sáp nhập giữa SBS và HVS bị gác lại và cũng chẳng được đưa vào nội dung thảo luận ở những kỳ đại hội sau.
Video đang HOT
Sau đó, HVS cũng chỉ hoạt động cầm chừng. Tính đến ngày 31/12/2019, công ty này chỉ có vỏn vẹn 10 nhân sự, số lỗ luỹ kế đến 40 tỉ đồng (“ăn mòn” 79,6% số vốn góp của chủ sở hữu).
Triển vọng kinh doanh của HVS Việt Nam khả quan trở lại khi công ty này chấm dứt tình trạng đình chỉ hoạt động từ ngày 7/7/2020.
Giờ đây, doanh nghiệp này chỉ còn đếm từng ngày để về với nhà chủ Thành Công Group .
Ngày 4/12 vừa qua, UBCKNN đã có văn bản chấp thuận giao dịch chuyển nhượng cổ phần chiếm 100% vốn điều lệ của HVS.
Trong đó, UBCKNN đồng ý cho bà Lê Hồng Anh, ông Nguyễn Toàn Thắng và ông Nguyễn Đình Đại nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn của HVS từ nhóm các cổ đông cá nhân hiện hữu (bao gồm: ông Đường Văn Tài, ông Hoàng Nguyễn Thanh Hùng, ông Phạm Ngọc Chiến).
Đáng chú ý, bà Lê Hồng Anh và ông Nguyễn Toàn Thắng là những người thân của ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch Thành Công Group.
Cụ thể, phu nhân của ông Tuấn – bà Lê Hồng Anh – sẽ nhận chuyển nhượng 2,45 triệu cổ phần, tương đương 49% vốn của HVS. Còn ông Nguyễn Toàn Thắng – em trai ông Nguyễn Anh Tuấn – sẽ nhận chuyển nhượng 1,44 triệu cổ phần, tương đương 28,72% vốn điều lệ của HVS.
Như vậy, nếu các giao dịch diễn ra thuận lợi, nhà chủ Thành Công Group sẽ trở thành chủ mới của HVS.
Việc có thêm một công ty chứng khoán sẽ mở ra những lĩnh vực kinh doanh mới, góp phần hoàn thiện hệ sinh thái trong lĩnh vực tài chính của Thành Công Group.
Trước đó, nhiều công ty chứng khoán trong nước khác cũng rục rịch đổi chủ, về tay những nhóm chủ giàu tiềm lực vào tham vọng trong nước. Trong đó, có thể kể tới những trường hợp của DNSC và DNSE mà VietTimes từng đề cập./.
Đô thị Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm báo lỗ lần đầu tiên sau 7 năm
Quý III/2020, doanh khu suy giảm khiến Đô thị Kinh Bắc (KBC) báo lỗ sau thuế 8,6 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên công ty gánh lỗ sau 7 năm liên tiếp có lãi.
Đô thị Kinh Bắc (KBC) của ông Đặng Thành Tâm báo lỗ lần đầu tiên sau 7 năm
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - Công ty Cổ phần (HoSE: KBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020 với doanh thu thuần giảm 78% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 202 tỷ đồng.
Nhờ giá vốn hàng bán giảm mạnh, biên lãi gộp tăng từ 40% lên 57%. Lãi gộp đạt 115 tỷ đồng, giảm 69%.
Trong quý, công ty ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính giảm 32% còn 17 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 32% lên 75 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tăng 27% lên 47 tỷ đồng.
Vì vậy mặc dù đã cắt giảm hoàn toàn chi phí bán hàng (cùng kỳ là 67 tỷ đồng) lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của KBC vẫn giảm đến 96%, vỏn vẹn 9 tỷ đồng.
Chốt quý với khoản lỗ khác 8,3 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế của KBC chỉ đạt 611 triệu đồng trong khi cùng giai đoạn năm ngoái đạt 220 tỷ đồng.
Khấu trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, công ty báo lỗ 8,6 tỷ đồng, trái ngược với năm trước lãi 132 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đảo chiều từ dương 233 đồng xuống âm 44 đồng.
Lũy kế 9 tháng, KBC ghi nhận doanh thu đạt 929 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 96 tỷ đồng, lần lượt giảm 63% và 85% so với cùng kỳ năm trước.
Theo giải trình từ phía công ty, kết quả ảm đạm này là do dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 gây ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
So với kế hoạch cả năm 2020, KBC còn cách rất xa vạch đích khi mới chỉ hoàn thành 27% mục tiêu doanh thu và 11% mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.
Tổng tài sản của KBC tính tại ngày 30/9/2020 là 19.360 tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2019. Trong đó, tiền nhàn rỗi tăng gấp hai lần lên 1.263 tỷ đồng, khoản đầu tư "chứng khoán kinh doanh" tăng từ 7,5 tỷ đồng lên 1.862 tỷ đồng.
Công ty ghi nhận gần 7.900 tỷ đồng hàng tồn kho, là chi phí sản xuất dở dang của các dự án như khu công nghiệp và khu đô thị Tràng Cát, khu công nghiệp Tân Phú Trung, khu đô thị Phúc Ninh...
Về nguồn vốn, tại ngày cuối quý III, nợ phải trả tăng 50% so với cuối năm trước. Chiếm phần lớn là khoản "phải trả ngắn hạn khác", tăng gần 4 lần lên 2.637 tỷ đồng; "vay dài hạn đến hạn trả" tăng 45% lên 1.010 tỷ đồng và "vay dài hạn" tăng 57% lên 1.765 tỷ đồng.
Nợ phải trả gia tăng song vốn chủ sở hữu không thay đổi, duy trì ở mức 10.400 tỷ đồng khiến hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng từ 0,58 lên 0,86.
Chốt phiên giao dịch ngày 30/10, cổ phiếu KBC tăng 0,4% lên 13.850 đồng/cổ phiếu. Khối lượng khớp lệnh bình quân 10 phiên gần nhất là 1,8 triệu đơn vị.
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) dự kiến chốt cổ tức 10% Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (Mã chứng khoán: CII - sàn HOSE) thông báo trả cổ tức đợt 1/2019. Theo đó, doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức với tỷ lệ 10%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 đồng, ngày đăng ký cuối cùng là 23/10 và thời gian...