Nhà chồng giàu có của Hà Tăng kiếm bộn tiền sau cú thâu tóm lớn
Sau khi thâu tóm Sasco, “vua hàng hiệu” Jonathan Hạnh Nguyễn cùng vợ là bà Lê Hồng Thuỷ Tiên nắm quyền quản lý doanh nghiệp này. Kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế đem lại nguồn thu lớn cho công ty của gia đình chồng Hà Tăng.
Trong bối cảnh thị trường diễn biến thuận lợi, trên sàn UPCoM, cổ phiếu SAS của Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã đạt mức tăng khá mạnh 900 đồng tương ứng 3,9% lên 23.800 đồng/cổ phiếu. Trước đó, mã này từng có chuỗi giao dịch dài không hề tăng giá từ ngày 7/1 cho đến cuối tuần vừa rồi.
Sasco vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng. Riêng trong quý IV/2018, công ty này đã doanh thu thuần hơn 720 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ, trong đó, doanh thu từ bán hàng tại cửa hàng miễn thuế đã chiếm tới 52% tổng doanh thu, đạt 374 tỷ đồng.
Doanh thu từ hoạt động phòng khách trong kỳ này đạt 117 tỷ đồng, thu từ bán hàng tại trung tâm thương mại và các chi nhánh khác đạt trên 90 tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ các mảng hoạt động khác.
Kết quả, trong quý cuối cùng của năm 2018, Sasco báo lãi trước thuế 130 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 101,5 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Hạnh Nguyễn và bà Thuỷ Tiên đang nắm quyền lãnh đạo Sasco
Cơ cấu cổ đông tại Sasco vẫn rất cô đặc, chính vì vậy, thanh khoản tại mã này vô cùng hạn chế. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nắm 49,07% vốn Sasco và là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này, trong khi đó, nhóm cổ đông liên quan đến gia đình ông Jonathan Hạnh Nguyễn đang sở hữu 45,3%.
Video đang HOT
Các công ty của nhà chồng Hà Tăng hiện diện tại Sasco là Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương, Thời trang và mỹ phẩm Âu Châu, Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh.
Hiện tại, ông Jonathan Hạnh Nguyễn vẫn đang là Chủ tịch HĐQT của Sasco còn vợ ông – bà Lê Hồng Thuỷ Tiên là Thành viên HĐQT không điều hành.
Trên thị trường chứng khoán cơ sở, với thanh khoản cải thiện, các chỉ số chính bứt tốc mạnh mẽ trong phiên chiều 21/1. Kết phiên, VN-Index tăng 8,75 điểm tương ứng 0,97% lên 911,05 điểm trong khi HNX-Index tăng 1,81 điểm tương ứng 1,78% lên 103,37 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận tổng cộng có 321 mã tăng, 44 mã tăng trần so với chỉ 275 mã giảm và 30 mã giảm sàn.
Sự mạnh dạn của nhà đầu tư trong phiên đầu tuần đưa khối lượng giao dịch trên HSX đạt 165,62 triệu cổ phiếu tương ứng 3.287,01 tỷ đồng và con số này trên HNX là 34,67 triệu cổ phiếu tương ứng 432,73 tỷ đồng. Dẫu vậy vẫn có 826 mã cổ phiếu không có giao dịch nào xảy ra.
Phiên này, CTG của VietinBank gây bất ngờ với diễn biến tăng giá kịch trần và dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường. Khối lượng giao dịch tại mã này lên tới trên 11,4 triệu cổ phiếu. Kế đến MBB với xấp xỉ 10 triệu cổ phiếu được giao dịch và SHB đạt 7,8 triệu cổ phiếu được giao dịch. Các mã này đều tăng giá.
Cũng chính bởi vậy, CTG là mã có đóng góp mạnh mẽ nhất cho VN-Index phiên này. Chỉ riêng mã này đã mang lại cho chỉ số tới 1,42 điểm. Bên cạnh đó, các mã ngân hàng khác như BID cũng đóng góp 1,2 điểm cho chỉ số, VCB đóng góp gần 1,1 điểm. MBB, TCB, VPB, STB cũng tăng giá và ảnh hưởng tích cực đến diễn biến thị trường chung. Chiều ngược lại, HNG, VNM, MWG, DPM, MSN… giảm.
Trong một diễn biến có liên quan chiều 21/1, HSX công bố danh mục cổ phiếu thành phần chỉ số VN30 cho kỳ tháng 1/2019. Theo đó, BMP, HSG, KDC và PLX bị loại khỏi danh mục trong khi VHM, EIB, HDB, TCB được thêm mới. Rổ danh mục VN30 mới sẽ có hiệu lực từ 11/2 tới ngày 2/8/2019.
Nhóm cổ phiếu nằm trong danh mục dự phòng của VN30 trong kỳ này gồm HNG, GEX, DXG, HCM và TCH.
Theo Dân trí
DLG lao dốc, Tổng giám đốc "tranh thủ" mua thêm 10 triệu cổ phiếu
Thị giá cổ phiếu DLG hiện chỉ bằng một nửa so với thời điểm đầu năm. Ước tính, cá nhân này sẽ chi khoảng 17 tỷ đồng cho giao dịch lần này.
Ảnh minh họa.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG) vừa thông báo đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu DLG trong khoảng thời gian từ ngày 26/12 đến 10/01/2019.
Hiện tại, ông Nguyễn Trung Kiên đang sở hữu hơn 2,11 triệu cổ phiếu DLG tương ứng 0,71% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành. Nếu mua đủ số cổ phiếu đăng ký, ông Kiên sẽ tăng sở hữu lên 12,1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 4,05% vốn.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DLG đang liên tục dò đáy qua đó giảm hơn một nửa so với đầu năm xuống còn 1.630 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch 20/12 vừa qua.
Tuy nhiên sau thông tin lãnh đạo đăng ký mua, cổ phiếu DLG đã tăng gần kịch biên độ lên 1.730 đồng/cổ phiếu với thanh khoản tăng đột biến lên hơn 3,4 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng 21/12. Tạm tính tại mức giá này, ông Kiên có thể phải chi ra khoảng 17 tỷ đồng nếu mua đủ số cổ phiếu mong muốn.
Trước đó, hồi tháng 5, ông Bùi Pháp, Chủ tịch Hội đồng quản trị đồng thời là cổ đông lớn nhất của DLG cũng đã mua thỏa thuận 8 triệu cổ phiếu để nâng mức sở hữu lên 21,46%.
Trái với động thái mua vào của một loạt lãnh đạo, ở chiều ngược lại, quỹ ngoại Pyn Elite Fund lại liên tiếp bán ra cổ phần từ tháng 9 đến nay qua đó chỉ còn nắm 23,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 7,97%. Tuy nhiên, quỹ ngoại này vẫn là cổ đông tổ chức lớn nhất đang sở hữu DLG.
Cùng với sự chìm sâu của giá cổ phiếu, kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2018 của DLG cũng không mấy khởi sắc. Dù doanh thu thuần vẫn tăng 6% so với cùng kì lên 2.113 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế thu về lại giảm tới 50% so với 9 tháng đầu năm ngoái, chỉ còn 33,5 tỷ đồng.
Ngoài kết quả kinh doanh kém sắc, tình hình tài chính của DLG còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến những khoản phải thu về cho vay cá nhân ghi nhận trên báo cáo tài chính quý III lên đến hơn 800 tỷ đồng (tương đương 10% tổng tài sản) trong đó 442 tỷ đồng ngắn hạn và 385 tỷ đồng dài hạn.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
NamABank đạt lợi nhuận trước thuế đạt 471 tỷ đồng, nợ xấu giảm 48% 9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) đạt lợi nhuận trước thuế gần 471 tỷ đồng, vượt 47% so với kế hoạch năm. Đặc biệt, nợ xấu của ngân hàng giảm đến 48% so với hồi đầu năm. Ngày 1/11, ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) cho biết, thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm...