Nhà chọc trời giữa màn mây bồng bềnh Dubai
Những cao ốc lừng danh của Dubai hiện lên giữa màn mây mù như trong truyện cổ tích.
Với sự phát triển công nghiệp, kinh tế chóng mặt, ngày nay, Dubai, thủ đô của các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã trở thành một thành phố bận rộn, nổi tiếng với những tòa nhà chọc trời, xa hoa bậc nhất thế giới.
Những cao ốc văn phòng, khách sạn nơi đây thậm chí còn vượt lên cả màn mây mù lan tỏa, nổi bật trên đường chân trời. Hãy cùng chiêm ngưỡng cảnh đẹp ấn tượng được ghi lại từ tầng thứ 85 của tòa tháp Princess, thuộc khu Dubai Marina để hiểu được vì sao thành phố này lại được mệnh danh là “thành phố vàng”, hút hồn đông đảo du khách tới tham quan.
Từ tầng 85, ở một độ cao chóng mặt, du khách có cơ hội thử thách lòng dũng cảm khi nhìn xuống các cao ốc, phố xá và xe cộ bên dưới như thế này.
Những tháng mùa xuân là thời điểm sương mù xuất hiện khá nhiều ở Dubai. Để chắc chắn chiêm ngưỡng được quang cảnh sương giăng đỉnh tháp như thế này, bạn nên có mặt ở những vị trí cao từ 4 giờ sáng. 9 giờ sáng sẽ là thời điểm sương phủ dày nhất và dễ chụp những bức ảnh đẹp nhất.
Sương mù trong bức ảnh phía dưới dày đặc, hệt như một thác nước hay một bức tường trắng cuồn cuộn, bao lấy đỉnh tháp như một cây kim nhô lên phía trên. Đây là một trong những ngọn tháp cao nhất thành phố Dubai.
Giữa làn sương khói huyền ảo, Burj Khalifa, vẫn hiện rõ mồn một. Ngọn tháp hiện giữ khá nhiều kỷ lục thế giới như: tòa nhà chọc trời cao nhất (512 mét), tòa nhà có nhiều tầng nhất (164 tầng), ban công quan sát cao nhất thế giới… Hình ảnh này chẳng khác nào trang bìa của một cuốn sách cổ tích.
Video đang HOT
Về đêm, tòa tháp Burj Khalifa càng nổi bật bởi vô vàn bóng đèn, thắp sáng như đom đóm trong đêm đen.
Trong khoảng thời gian từ 4 đến 9 giờ sáng, bầu trời Dubai ẩn hiện sắc hồng cam, rất yên bình, thơ mộng.
Xa xa phía chân trời, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng những chiếc cần cẩu, báo hiệu nhiều công trình chọc trời khác vẫn đang tiếp tục được xây dựng tại cường quốc dầu mỏ này.
Khi thành phố bắt đầu thức giấc, người dân bị cuốn theo guồng quay của công việc cũng là lúc sương mù dần tan, để lộ toàn bộ diện mạo của những tòa nhà chọc trời, tại một đất nước giàu có, hiện đại.
Theo 24h
Cao ốc 'chọc trời' ở Việt Nam
Với tổng số tầng xấp xỉ 70, những tòa nhà như Keangnam, PVN... được vinh danh là những tòa nhà cao nhất ở Việt Nam.
Tòa tháp PVN - 79 tầng
Phối cảnh của dự án.
Cao ốc PVN Tower là dự án tòa nhà cao nhất Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Ban đầu, chiều cao dự kiến của PVN Tower là 102 tầng, tổng kinh phí xây dựng dự tính hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tháng 3 vừa qua, các chủ đầu tư đã điều chỉnh con số này xuống còn 79 tầng và 600 triệu USD. Hiện tòa tháp đang trong giai đoạn xây dựng.
Tòa tháp Keangnam Hanoi Landmar, 72 tầng
Keangnam Hanoi Landmark Tower là khu phức hợp khách sạn - văn phòng - căn hộ - trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng tại đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội. Khu phức hợp gồm 1 tháp trung tâm thương mại (cao 346 mét (72 tầng), văn phòng cho thuê, khách sạn 7 sao cùng 2 tòa nhà căn hộ cao cấp cao 48 tầng.
Tòa tháp hoàn tất xây dựng vào tháng 3/2011. Trong thời điểm khánh thành, tòa nhà này được coi là cao nhất Việt Nam.
VietinBank Tower, 68 tầng
VietinBank Tower được xây dựng tại khu đất rộng 30.000m2 thuộc Khu đô thị Ciputra (Hà Nội) với tổng mức đầu tư khoảng 400 triệu USD. VietinBank Tower gồm 2 tòa tháp, tháp thứ nhất cao 68 tầng, tháp thứ hai cao 48 tầng. Hai tháp được nối với nhau bằng khối đế 7 tầng và 4 tầng hầm.
Bitexco Financial, 68 tầng
Với chiều cao 262m, chi phí xây dựng là 220 triệu USD, tòa tháp Bitexco tòa nhà cao nhất của TP.HCM. Ngoài điểm nhấn như một biểu tượng mới của Sài Gòn, hải đăng của thành phố mang tên Bác, tòa tháp cũng được vinh danh với hai kỷ lục Việt Nam cho sân đỗ trực thăng lơ lửng và đài quan sát cao nhất nước. Về quy mô thế giới, tòa tháp được vinh danh trong top 20 tòa nhà ấn tượng nhất thế giới và thang máy đứng vào hàng nhanh thứ 3.
Hanoi City Complex, 65 tầng
Tòa nhà Hà Nội City Complex 65 tầng, cao 195m, tổng kinh phí của dự án khoảng 400 triệu USD.
Theo thiết kế, công trình được tổ chức 3 khu chức năng chính là khu văn phòng, khu căn hộ và khu dịch vụ thương mại cùng với 4 tầng ngầm sử dụng làm bãi đỗ xe và xử lý kỹ thuật. Tại tòa tháp chính, cứ 4-6 tầng lại được bố trí một vườn cây thông tầng để tạo điều kiện cải thiện vi khí hậu... Công trình cao 65 tầng với khối đế cao 6 tầng.
Theo 24h
Choáng ngợp với khách sạn dưới nước lớn nhất thế giới Nhà đầu tư đến từ các tiểu vương quốc Ả Rập vừa ra mắt Water Discus, 1 công trình kiến trúc kỳ lạ ở Dubai. Dubai vốn dĩ rất nổi tiếng với nhiều tòa nhà xa hoa lộng lẫy, giờ đây càng trở nên hấp dẫn hơn với 1 khách sạn dưới thủy cung, cho du khách cảm giác như đang sống trong...