Nhà cạn tiền từ khi chồng theo hội bạn giàu chơi tennis
Nhà tôi cạn tiền từ khi chồng theo hội bạn giàu chơi tennis Đi cùng những người bạn tiêu tiền mạnh tay, chồng chị Hằng cũng phải cố chi sang để không bị mang tiếng kém cỏi.
Dưới đây là chia sẻ của chị Lê Thu Hằng, 34 tuổi, hiện sống tại TP HCM:.
Mùa hè năm ngoái, chồng tôi (36 tuổi) thấy hay mỏi lưng và đau cổ tay, bụng bắt đầu phình ra, phải thay một loạt quần cài cúc… nên quyết định đi tập một môn thể thao để khỏe mạnh và lấy lại vòng bụng. Trong lúc còn đang lưỡng lự chọn môn để chơi thì anh được ngay ông bạn thân học cùng cấp ba và đại học rủ đi đánh tennis cùng. Ông bạn cũng chưa biết đánh tennis nên ban đầu, hai người phải thuê huấn luyện viên dạy kèm. Thu nhập hơn 20 triệu, mỗi tháng chồng tôi tốn khoảng 7 triệu cho việc theo đuổi bộ môn này, trong đó có 2,5 triệu tiền thuê huấn luyện viên kèm riêng, 3 triệu thuê sân. Ông bạn muốn thuê sân cao cấp, nói chồng tôi có thể dùng ké nhưng chồng tôi vẫn đòi trả chung. Rồi tiền lặt vặt uống vitamin, cốc bia sau bữa tập, tiền gửi xe, mua trang phục, dụng cụ cũng tốn cả triệu…
Sau mấy tháng học hết khóa cơ bản đến nâng cao, chồng tôi cùng ông bạn kia bắt đầu gia nhập một nhóm chơi tennis vốn là đồng nghiệp và đối tác làm ăn của ông bạn. Anh đi chơi rất chăm chỉ, cứ 6 giờ chiều thứ 3, 5, 7 là xách vợt ra khỏi nhà, đến tối mịt mới về. Nhiều chiều thứ 7, mẹ con tôi đến sân để cổ vũ, rồi ăn nhậu theo các “vận động viên”, thấy không khí cũng vui vẻ, sôi động.
Giày, vợt tốt để chơi tennis có giá tiền không rẻ – Ảnh: NewEnglandsealcoating.
Ông bạn là giám đốc một doanh nghiệp về xây dựng và trang trí nội thất nên rất khoái nhậu nhẹt sau buổi tập, để mở rộng giao lưu và tăng cơ hội có thêm bạn hàng. Chồng tôi chỉ là một kỹ sư thuần túy trong một công ty xây dựng của Nhật, đi làm nhận lương, chẳng cần hợp đồng nào nhưng cũng khoái theo bạn nhậu nhẹt giao lưu. Chi phí cho tập thể thao tốn một thì chi phí cho giao lưu sau buổi tập phải tốn đến 2, nên dù không phải trả tiền thuê thầy nữa, tiền sân bãi cũng giảm do có nhiều người thuê chung nhưng tổng tiền cho môn thể thao của chồng tôi lại không hề giảm. Trong khi tôi đi tập yoga và gym ở một hệ thống trung tâm thể thao có tiếng chỉ tốn khoảng 1 triệu/tháng thì chi phí cho tennis (cả ăn nhậu sau tập) của chồng vẫn đều đặn 7-8 triệu/tháng.
Chúng tôi đã mua được một căn hộ 100m2 ở Hoàng Quốc Việt, quận 7 từ ngày mới cưới nên giờ không phải lo chuyện nhà cửa nữa. Trước đây, khi chồng tôi chưa “dính vào” tennis thì hàng tháng hai vợ chồng vẫn bỏ ra được khoảng 5-10 triệu để dành mua ôtô hay lo việc sau này. Từ ngày chồng gắn bó với tennis, khoản tiền dư hàng tháng này không còn nữa.
Vì mấy bạn trong hội tennis đều đi xe 4 bánh nên dù khoản tiết kiệm của chúng tôi mới có 300 triệu nhưng dịp Tết vừa rồi, chồng vẫn muốn rút ra mua một chiếc ôtô 650 triệu. Chúng tôi được bố mẹ chồng cho vay 200 triệu, vay thêm ngân hàng 150 triệu trong 5 năm, mỗi tháng trả gốc và lãi khoảng 3-4 triệu, cộng thêm chi phí nuôi xe vào khoảng 4 triệu/tháng.
Video đang HOT
Tính ra, từ ngày chồng gia nhập hội tennis, thu nhập của anh đổ vào thể thao, xe và mấy chi tiêu cá nhân là hết sạch, không còn tiền về đưa cho vợ con. Thu nhập gần 20 triệu/tháng của tôi lo chi tiêu hàng ngày cho cả gia đình cũng hết. Tôi nhắc nhở tiền nong thì chồng bảo đang nghĩ cách kiếm thêm.
Từ ngày có ôtô, nhà càng thiếu tiền, cuộc sống rất bí bách, tôi phải cắt giảm nhiều khoản ăn hàng, vui chơi lặt vặt. Tôi rủ chồng nghỉ chơi tennis, thay vào đó hai vợ chồng cùng đi bộ và ra công viên gần nhà tập với những dụng cụ tập miễn phí nhưng anh vẫn chưa đồng ý. Tôi đã phải ra tối hậu thư, nếu chồng không đưa tiền cho tôi tiết kiệm như ngày xưa thì chúng tôi sẽ không thể sinh con thứ hai vì không có tiền đâu mà nuôi.
Hôm qua, nói chuyện với mẹ chồng, tôi được biết, tháng trước, chồng tôi giấu vợ vay thêm mẹ khoảng 50 triệu để mua sắm trang phục luyện tập (2 đôi giày, mỗi đôi 7 triệu, 2 bộ vợt mỗi bộ 4 triệu… cái gì cũng mua hai để tiện thay đổi) và giao lưu bạn bè. Lúc chồng mang mấy món đồ này về, tôi không nghĩ nó đắt như thế. Tôi thấy bực mình quá, từ ngày chồng chơi tennis, sức khỏe không biết cải thiện được bao (vì giảm được chút calo khi luyện tập thì lại tích cực nạp thêm lúc nhậu nhẹt giao lưu) mà đi suốt và cũng không có tiền mang về nhà.
Vợ chồng tôi thu nhập khiêm tốn, bố mẹ hơi khá giả nhưng từ khi chơi với mấy người giàu kia, anh chi tiêu tốn kém như người thu nhập cao. Tôi chưa biết cách thuyết phục chồng thế nào để đưa gia đình trở lại tình trạng cân bằng tài chính như trước kia.
Theo chuyên gia tài chính cá nhân Lê Thị Kim Oanh (TP HCM) đầu tư cho sức khỏe là việc cần làm của mỗi người. Tuy nhiên, có nhiều cách tăng cường sức khỏe rẻ mà vẫn hiệu quả, như đi bộ, đạp xe, chạy… tùy thuộc thể trạng từng người, không nhất thiết phải tiêu tốn đến 1/3 thu nhập như chồng chị Hằng.
Trong cuộc sống có rất nhiều nhu cầu đến tiền: chi tiêu hàng ngày, tiết kiệm, đầu tư. Nếu quản lý tiền theo công thức quản lý tài chính bằng 6 chiếc lọ, nếu xếp việc chơi tennis vào danh mục hưởng thụ (giống như một sở thích), chồng chị Hằng chỉ nên dành cho nó tối đa 10% thu nhập của mình. Còn nếu coi đó như một nhu cầu thiết yếu hàng ngày (gồm cả ăn uống, đi lại…), thì tổng các khoản cũng không nên vượt quá 55% thu nhập.
Theo VNE
Đau lưng âm ỉ, không ngờ khối u to như quả cam ở vị trí ít nghĩ tới
Trong suốt hơn 1 năm, chị H. đau lưng âm ỉ kéo dài rồi lan xuống cả chân. Khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện khối u đã to 6cm.
Chị H. (32 tuổi, quốc tịch Lào) bị đau mỏi lưng kéo dài suốt hơn 1 năm qua nhưng chủ quan không đi kiểm tra sức khỏe. Gần đây, phần đau lan dần xuống chân khiến 2 chân tê bì, yếu dần, cơ thể mệt mỏi mới đến BV K thăm khám.
Kết quả chẩn đoán cho thấy, bệnh nhân có khối u trong tủy sống cột sống ngực, đường kính lên tới 6cm, chạy dọc tủy sống.
TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, BV K cho biết, u của bệnh nhân ở vị trí "hiểm", liên quan đến rất nhiều dây thần kinh có chức năng quan trọng như vận động, cảm giác, điều khiển chức năng đại tiện, tiểu tiện... Do đó phẫu thuật triệt để khối u là thách thức lớn.
Khối u có kích thước 6cm trong lòng ống tủy
Bệnh nhân được hội chẩn toàn viện với các chuyên gia đầu ngành về ung bướu để tìm ra phương án điều trị tốt nhất.
Các bác sĩ nhận định, với trường hợp bệnh nhân H., ngoài nhiệm vụ bóc tách khối u nằm ở giữa tủy sống, phẫu thuật viên còn phải bảo vệ tủy sống, chỉ cần sơ xảy có thể tổn thương cấu trúc tủy sống, để lại hậu quả nặng nề với người bệnh như liệt hoàn toàn 2 chân, tiểu tiện không tự chủ.
TS Liên làm trưởng ekip phẫu thuật. Ca mổ kéo dài 4 giờ đồng hồ với các trang thiết bị hiện đại như kính hiển vi, bột cầm máu, máy hút u siêu âm, máy kích thích thần kinh trong mổ. Kíp mổ đã bóc được toàn bộ khối u, bảo vệ an toàn cấu trúc tủy sống và rễ thần kinh.
Ekip phẫu thuật cho bệnh nhân
Sau mổ 7 ngày, hiện bệnh nhân đang tập đi trở lại, các chức năng cảm giác và đại tiểu tiện bình thường.
Theo kết quả sinh thiết, đây là khối u màng nội tủy, nằm ở giữa tủy sống, biện pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật do có độ ác tính thấp.
Theo TS Liên, u tủy có triệu chứng khởi phát khá kín đáo và tiến triển chậm, dễ bị bỏ qua trong giai đoạn đầu nên hầu hết bệnh nhân đều nghĩ đau lưng do thoái hoá.
Các triệu chứng lâm sàng sớm của u tủy sống gồm đau cột sống, đi lại khó khăn thoáng qua. Khi u phát triển đủ lớn thường gây các rối loạn chức năng thần kinh như rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn cơ tròn (gây tiêu, tiểu khó, táo bón), co cứng cơ, teo cơ...
Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần đến khám các bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa ung bướu thần kinh. Khi đó các bác sĩ định khu vùng cột sống tương ứng gây ra triệu chứng, từ đó chỉ định chụp MRI để xác định có u hay không, u loại gì, mối liên quan giữa u và tủy sống giúp xác định chẩn đoán và đánh giá đầy đủ trước và sau mổ.
Sau mổ, bác sĩ sẽ sinh thiết để xác định u ác tính cao hay thấp. Nếu u ác tính thấp, khi được chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời, bệnh sẽ ít có nguy cơ tái phát, chất lượng cuộc sống sau mổ bình thường.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Câu chuyện tình yêu phi thường thay đổi số phận người đàn ông bại liệt Được dự đoán chỉ còn sống ba tháng nhưng nhờ tình yêu của vợ, Robin Cavendish sống thêm 36 năm kể từ ngày bị bại liệt. Bại liệt mang đến cái kết đầy đau đớn cho nhiều gia đình nhưng với Robin và Diana Cavendish, căn bệnh quái ác lại trở thành minh chứng tình yêu vượt lên tất cả. Theo Daily Telegraph,...