Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ Tổng Giám đốc Hãng tin Nga
“Sau khi nội dung bài báo được dịch ra tiếng Việt, tôi thấy khó khăn khi nhìn vào ánh mắt đồng bào tôi, bởi lẽ tôi đọc trong mắt họ câu hỏi lớn: Tại sao?”, nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam viết trong thư ngỏ gửi Ngài Tổng Giám đốc RIA.
Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi lá thư ngỏ này sau khi Hãng tin nước Nga ngày nay có đăng một bài viết với những lời lẽ sai lệch, xúc phạm đến thế về lịch sử của Việt Nam.
Cụ thể, trong một bài báo được cập nhật lên trang web của Hãng tin Nước Nga ngày nay, tác giả Kosyrev, bình luận viện chính trị của hãng này khẳng định một cách đầy võ đoán, Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga. Tiếp đó, bài báo thể hiện sai lệch vị trí, khoảng cách Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, đồng thời đưa ra những phân tích chủ quan, xuyên tạc lịch sử Việt Nam…
Báo Dân trí xin đăng nội dung bức thư ngỏ của Nhà báo Trần Đăng Tuấn:
Thư ngỏ gửi Ngài Tổng Giám đốc RIA
(Nước Nga ngày nay)
Thưa ngài
Lý do tôi viết bức thư ngỏ này gửi đến ông là bài viết “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi tuyên cáo” của tác giả Dmitry Kosylev đăng trên trang điện tử http://ria.ru ngày 19.5.2014
Mỗi dòng, mỗi chữ liên quan đến Việt Nam có trong bài báo của Kosylev đều khiến độc giả Việt Nam bị tổn thương sâu sắc – đặc biệt là với những ai gần gũi với gắn bó với nước Nga – trong đó có tôi (Căn cứ vào những thông tin về tác giả, thì tôi và Kosylev hầu như cùng thế hệ, cùng học tập tại MGU, và từ nơi tôi học -Khoa Báo chí, chỉ cách vài bước chân là Viện ISSA nơi ông Kosylev từng học).
Video đang HOT
Sau khi nội dung bài báo được dịch ra tiếng Việt, tôi thấy khó khăn khi nhìn vào ánh mắt đồng bào tôi, bởi lẽ tôi đọc trong mắt họ câu hỏi lớn: Tại sao?
Vâng- Tại sao trên trang của cơ quan truyền thông lớn bậc nhất của nước Nga lại có những lời lẽ sai lệch , xúc phạm đến thế về lịch sử của Việt Nam.
Tại sao lại có sự so sánh khiên cưỡng, thiên kiến đến thế khi nhìn nhận sự việc diễn ra với Việt Nam trong tình hình hiện nay.
Tại sao vào lúc người Việt Nam chúng tôi cần những người hoà giải để tránh những tai hoạ có thể đo bằng xương máu, lại nghe thấy những lời lẽ thiếu thiện chí như thế, và xét về tác động chính trị (nếu có) là nguy hiểm. Tiện thể, những lời thiếu thiện chí về Việt Nam xưa nay cũng đã vang lên, nhưng hầu như người ta chưa nghe thấy nó vang lên bằng tiếng Nga.
Xét đến cùng, ai cũng cần có bạn bè, nhưng tại sao phải minh chứng cái cần thiết của một tình bạn mới bằng cách phủ nhận tình bạn cũ? Đó là điều xa lạ với tính cách của cả người Nga và người Việt.
Người ta có thể sững sờ vì qua bài viết thấy tác giả hoàn toàn thiếu kiến thức về Việt Nam, hoàn toàn không hiểu bản chất sự việc đang diễn ra , hoàn toàn không biết nguyện vọng của người Việt Nam muốn gìn giữ hoà bình.
Có thể ngài- , sẽ giải thích rằng bài báo chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả. Lời giải thích đó tất nhiên là hợp lý.
Nhưng tình cảm giữa người dân, giữa hai dân tộc chúng ta quá lớn và quý báu, nên chúng ta-những người làm báo- không nên coi nhẹ những gì có thể phủ bóng đen lên những tình cảm đó.
Vì vậy, viết thư này, tôi muốn ông chuyển đến ngài Kosylep lời mời hãy cùng chúng tôi có cuộc thảo luận công khai, thẳng thắn, rõ ràng và bình tĩnh về những luận điểm liên quan đến VN có trong bài viết nói trên của ông ấy. Thảo luận đó có thể ở hình thức thuận tiên, rộng rãi trong khuôn khổ các khả năng to lớn của phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. RIA và VTC News có thể giúp tổ chức cuộc thảo luận này, để đông đảo người đọc Nga và Việt Nam chứng kiến.
Ở Việt Nam có đủ người thông thạo tiếng Nga để các ý kiến được chuyển tải đến người đọc Nga và Việt Nam một cách thuận tiện nhất.
Xin gửi tới ông lời chào trân trọng.
Trần Đăng Tuấn
Tốt nghiệp Ngành Truyền hình Khoa Báo chí-MGU khoá 1976-1981
Thành viên IATR (Viện Phát Thanh Truyền Hình Quốc tế – Liên Bang Nga)
Theo Dantri
Về nơi Bác viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến"
Nằm trong ngôi làng cổ ven bờ sông Nhuệ (phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội), Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày này đón nhiều đoàn khách tới tưởng niệm, báo công với Bác.
Chính tại căn nhà này, ngày 18 - 19/12/1946, Người đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng, quyết định phát động cuộc kháng chiến trên phạm vi cả nước, vạch ra đường lối cơ bản của cuộc kháng chiến và ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến". Bút tích "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" sau này đã trở thành bảo vật quốc gia và bản gốc đang lưu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.
Nhà ông Nguyễn Văn Dương (làng Vạn Phúc, quận Hà Đông) nơi Bác Hồ viết "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến". Ảnh: Thanglonghanoi.net
Di tích nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nằm kín đáo giữa những dãy nhà cao tầng xung quanh, đủ cả sân vườn và ba dãy nhà kết cấu hình chữ U. Tầng 2 ngôi nhà chính là nơi ở và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ ngày 3/12/1946 đến 19/12/1946, vẫn được bài trí như xưa.
Căn buồng nhỏ xưa kia là của con trai thứ hai chủ nhà, cậu Tú Liêu và đã được nhường lại cho Bác để ở và làm việc. Phòng gồm một chiếc giường gỗ, ghế bàn, mắc áo được kê lại để phù hợp cho công việc và sinh hoạt của Bác trong những ngày đông giá rét. Bên cạnh đó là một đèn và đôi tạ Bác dùng để tập thể dục hàng ngày. Các kỷ vật đã nhuốm màu thời gian, nhưng mọi người vẫn cảm nhận được hình dáng của Bác gần gũi đâu đây. Đặc biệt, trên bàn làm việc còn trưng bày bản phục chế "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" do Bác viết, với những ý, những dòng được chỉnh sửa để phù hợp như lời hịch kêu gọi đồng bào cả nước chung sức làm cách mạng. Cạnh đó là bản phục chế các trang báo Cứu quốc, mà theo người phụ trách di tích, chị Ngô Thị Minh Tâm thì trong thời gian Bác ở đây, các cán bộ vẫn thường xuyên chuyển báo cho Bác đọc để nắm tình hình trong và ngoài nước.
Căn phòng rộng hơn có bộ bàn ghế mây, là nơi Bác Hồ thường xuyên họp bàn với các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng để thảo luận kế sách kháng chiến; đặc biệt là cuộc họp Ban chấp hành Trung ương mở rộng với sự tham gia của Bác và Tổng Bí thư Trường Chinh, Ủy viên Trung ương Lê Đức Thọ, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp thông qua Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Tại căn phòng này còn có một sập, giường, tủ tài liệu cũng là những kỷ vật liên quan đến thời gian Bác sống và làm việc tại đây. Hiện nay, để thuận lợi cho nhân dân và du khách tới tìm hiểu di tích, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội đã bố trí một ban thờ anh linh Bác ngay tại căn phòng này.
Tầng một ngôi nhà chính được trưng bày phụ trợ, minh họa sự kiện lịch sử những ngày đầu thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và giới thiệu khái quát về cơ sở cách mạng ở Vạn Phúc, những hình ảnh tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc. Trong khuôn viên di tích còn hai dãy nhà dọc được sử dụng làm phòng trưng bày về truyền thống cách mạng của Đảng bộ, nhân dân phường Vạn Phúc, phòng đón tiếp khách tham quan, nghiên cứu và học tập.
Chủ nhân của căn nhà là cụ Nguyễn Văn Dương, người đã thường xuyên nuôi giấu cán bộ cách mạng, trong đó có cả các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ. Ngôi nhà cũng là nơi gây dựng cơ sở cách mạng, tạo tiền đề cho cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. Với ý nghĩa trọng đại của sự kiện ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" và là nơi tổ chức các cuộc họp quan trọng của Trung ương, ngôi nhà của cụ Nguyễn Văn Dương được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào tháng 2/1975.
Cháu đích tôn của cụ Nguyễn Văn Dương là Nguyễn Văn Hùng, đang ở giáp với di tích nhà lưu niệm, chia sẻ: "Là bậc con cháu, tôi rất tự hào khi ngôi nhà của cha ông trở thành di tích nhà lưu niệm Bác Hồ. Mỗi khi có đoàn khách tham quan, họ thường xuyên sang nhà tôi tìm hiểu về sự kiện Bác Hồ sống và làm việc tại đây, về giá trị ngôi nhà và truyền thống cách mạng của gia đình. Mặc dù sống ngay cạnh di tích hàng chục năm qua, nhưng mỗi lần sinh nhật Bác, đứng trong ngôi nhà, tôi lại trào dâng cảm xúc khó tả".
Theo chị Ngô Thị Minh Tâm, cán bộ quản lý di tích nhà lưu niệm Bác Hồ, hàng năm, di tích đón trên 7.000 người là học sinh, thanh niên, các cơ quan đoàn thể trong cả nước và các đoàn khách quốc tế.
Đối với nhân dân vùng truyền thống cách mạng Vạn Phúc (quận Hà Đông), ngôi nhà lưu niệm Bác Hồ là luôn niềm tự hào của họ. Em Đỗ Thị Thu Hương, học sinh lớp 6A, Trường THCS Vạn Phúc cho biết: "Con thường xuyên đến đây để tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các kỷ vật. Con được biết, nơi đây Bác Hồ viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Khi tìm hiểu di tích, con càng kính yêu Bác Hồ hơn và cảm thấy Bác rất gần gũi, thân thương với chúng con".
Sắp tới, ngôi nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được mở rộng khuôn viên, trùng tu lại khu trưng bày. 12 hộ dân xung quanh đã sẵn sàng di dời để nhường đất xây dựng khuôn viên di tích cho khang trang, như một lời tri ân đến công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo Đinh Thị Thuận
Baotintuc.vn
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Chủ quyền đất nước là thiêng liêng" "Độc lập tự do, chủ quyền đất nước là thiêng liêng. Mọi chủ trương chính sách của chúng ta trước hết cũng là để bảo vệ bằng được chủ quyền quốc gia. Tất cả các biện pháp chúng ta làm luôn luôn dựa trên chính nghĩa, luật pháp quốc tế". Là khách mời tham dự cuộc Đối thoại của Bộ trưởng Khoa học...