Nhà báo Nga nghi bị ám sát bất ngờ họp báo ở Ukraine
Phóng viên chiến trường của Nga Arkady Babchenko hôm nay 30/5 bất ngờ xuất hiện trong một cuộc họp báo trên truyền hình Ukraine không lâu sau khi giới chức Ukraine lan truyền thông tin ông bị ám sát.
Phóng viên chiến trường của Nga Arkady Babchenko (áo đen) xuất hiện sau thông tin bị ám sát – Ảnh: Reuters
Theo BBC, tại cuộc họp báo, người đứng đầu cơ quan an ninh quốc gia Ukraine Vasyl Hrytsak cho biết, giới chức nước này đã phát hiện ra một âm mưu ám sát nhằm vào phóng viên Arkady Babchenko nên đã kịp thời ngăn chặn.
Về phần mình, Babchenko cho biết, kế hoạch giả chết của ông là một phần trong chiến dịch được lực lượng an ninh quốc gia Ukraine chuẩn bị suốt 2 tháng qua và ông được thông báo cách đây 1 tháng trước khi chính thức tham gia vào.
Vợ của Babchenko trước đó nói rằng, ông bị bắn trọng thương bên ngoài nhà riêng ở Kiev vào tối 29/5 và tử vong trên đường đi cấp cứu. Theo ông Hrytsak, việc phao tin phóng viên Babchenko bị những kẻ lạ ám sát chỉ nhằm đánh lạc hướng và để những đối tượng có ý định ám sát Babchenko sa lưới.
Video đang HOT
Arkady Babchenko, 41 tuổi, là phóng viên có quan điểm chỉ trích các chính sách của Nga ở Ukraine và Syria.
Một số quan chức của Ukraine đã cáo buộc tình báo Nga đứng sau kế hoạch ám sát Babchenko. Tuy nhiên, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc này của Ukraine, đồng thời yêu cầu Kiev tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về vụ việc.
Minh Phương
Theo Dantri
Australia đòi Nga bồi thường nạn nhân vụ rơi máy bay MH17
Nga đã phản bác yêu cầu của chính phủ Australia về việc đòi Moscow phải nhận trách nhiệm và trả tiền bồi thường cho các nạn nhân trong vụ rơi máy bay MH17 khiến gần 300 người thiệt mạng năm 2014.
Đại sứ Logvinov (Ảnh: ABC News)
"Chính quyền Australia, đại diện là Thủ tướng Malcolm Turnbull và Ngoại trưởng Julie Bishop, đã công khai ủng hộ các kết luận mơ hồ của Nhóm Điều tra chung (JIT), đồng thời yêu cầu Nga phải tỏ thái độ hối lỗi cũng như đồng ý với khoản tiền bồi thường dành cho các nạn nhân vụ rơi máy bay MH17", TASS dẫn lời Đại sứ Nga tại Australia Grigory Logvinov cho biết hôm qua 27/5.
Theo Đại sứ Logvinov, bất chấp việc Nga bày tỏ mong muốn được tham gia vào cuộc điều tra chung "nghiêm túc, kỹ lưỡng và chuyên nghiệp" với các nước về vụ máy bay MH17, mọi đề xuất của Moscow đều không được chấp thuận. Tuy vậy, ông Logvinov cho biết Nga sẽ tiếp tục đóng góp vào việc tìm ra sự thật về vụ rơi máy bay để đưa thủ phạm ra trước pháp luật.
"Những hành động khiêu khích đã được lên kế hoạch từ trước, và ngay cả bên bị đổ lỗi cũng đã được xác định từ trước đó. Cái gọi là một cuộc điều tra gần như chỉ dựa trên các thông tin trên mạng xã hội và một số tổ chức phi chính phủ từng bị chỉ trích vì đưa ra các thông tin sai lệch, dàn dựng", ông Logvinov nói thêm.
Tuyên bố của Đại sứ Logvinov được đưa ra không lâu sau khi Hà Lan và Australia cáo buộc Nga có liên quan tới vụ bắn rơi máy bay MH17 và yêu cầu Moscow phải chịu trách nhiệm. Hà Lan cảnh báo có thể sẽ đưa vụ việc này ra tòa án quốc tế trong thời gian tới, trong khi Australia đòi Nga phải trả tiền bồi thường cho người thân của 38 nạn nhân người Australia trong vụ việc này.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết cuộc điều tra của JIT trong vụ MH17 không khác nào vụ cha con cựu điệp viên Sergei Skripal nghi bị đầu độc Anh hồi tháng 3 vì cả hai đều thiếu bằng chứng xác thực.
Một mảnh vỡ tên lửa bị nghi bắn rơi MH17 được trưng bày trong cuộc họp báo của JIT tại Hà Lan ngày 24/5 (Ảnh: Reuters)
Nhóm Điều tra chung (JIT), bao gồm các chuyên gia từ Hà Lan, Australia, Bỉ, Ukraine và Malaysia do Hà Lan dẫn đầu, ngày 24/5 công bố kết luận tên lửa BUK-TELAR từng bắn hạ MH17 thuộc Lữ đoàn Tên lửa Phòng không 53 đóng tại vùng Kursk ở Nga. Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định không có bất kỳ hệ thống tên lửa nào của Nga vượt qua biên giới với Ukraine. Nga cho biết đã cung cấp bằng chứng cho các nhà điều tra Hà Lan, trong đó cho thấy hệ thống tên lửa Buk của Ukraine có liên quan tới vụ bắn rơi MH17.
Bộ Quốc phòng Nga cũng ra thông cáo khẳng định số hiệu trên tên lửa khả nghi là chỉ dấu cho thấy tên lửa này được sản xuất tại Liên Xô từ năm 1986. Tuy nhiên, toàn bộ mẫu tên lửa này đều bị Nga loại khỏi biên chế từ năm 2011, như vậy không thể xảy ra giả thuyết rằng lữ đoàn tên lửa Nga bắn hạ MH17 bằng tên lửa này vào năm 2014.
Máy bay Boeing 777 mang số hiệu chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi ở miền đông Ukraine vào ngày 17/7/2014 khi đang trong hành trình từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ việc khiến toàn bộ 283 hành khách và 15 thành viên phi hành đoàn từ 10 quốc gia khác nhau thiệt mạng.
Thành Đạt
Theo Dantri
Tên lửa bắn rơi MH17 là của lữ đoàn phòng không Nga Các nhà điều tra thuộc Đội Điều tra hỗn hợp (JIT) bao gồm đại diện Hà Lan, Australia, Malaysia, Bỉ và Ukraine, lần đầu tiên xác định tên lửa bắn rơi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) hồi tháng 7.2014 thuộc về lữ đoàn phòng không số 53 của quân đội Nga đóng ở khu...