Nhà báo Mỹ: “Chuyện nào ở Mỹ Lai cũng khiến tôi ám ảnh”

Tôi hỏi Deborah, câu chuyện nào ở Mỹ Lai khiến bà ám ảnh nhất? Deborah nói, chuyện nào cũng ám ảnh, vì ngay từ đầu, việc những người lính Mỹ giết người vô cớ, đó đã là điều ám ảnh không được phép rồi.

Deborah Nelson: “Một người phụ nữ khác mà tôi hỏi – bà Phạm Thị Đán, vợ của một người làm công nhân thủy lợi bị giết. Câu chuyện đấy lại khác. Cô ấy mô tả hiện trường khi cô ấy nhìn thấy thi thể của người chồng, cô ấy tả đi tả lại câu chuyện đó, tôi hiểu, đó là sự giận giữ với những gì mà cô ấy đã nhìn thấy; dường như sự giận giữ của người phụ nữ đó còn tăng hơn khi cô nói chuyện với tôi.

Nhà báo Mỹ: Chuyện nào ở Mỹ Lai cũng khiến tôi ám ảnh - Hình 1

Nhà báo Deborah Nelson

Tuy nhiên, tôi cũng không có quyền ngắt lời người phụ nữ đó mà hãy để họ tiếp tục nói thêm những câu chuyện khác”.

Tôi hỏi Deborah, câu chuyện nào ở Mỹ Lai khiến bà ám ảnh nhất? Deborah nói, chuyện nào cũng ám ảnh, vì ngay từ đầu, việc những người lính Mỹ giết người vô cớ, đã là điều ám ảnh không được phép rồi.

“Tôi nhớ về một nhân vật mà tôi phỏng vấn – chị Hồ Thị Vân. Cuộc thảm sát mà cô ấy là nạn nhân sống sót lại không có tên trong hồ sơ, và chúng tôi phải tìm bằng được nhân chứng của vụ thảm sát này.

Khi sang Việt Nam, chúng tôi mất nhiều tuần lễ để tìm ra nó. Nhưng quả thật khó khăn hơn chúng tôi tưởng. Chúng tôi đi tìm địa danh, thì nó không giống như các trường hợp khác, hầu hết các vụ thảm sát khác đều có tên trong hồ sơ; nhưng vụ thảm sát 19 người không có tên trong hồ sơ, chỉ ghi là 1 ngôi làng nhỏ cách Hội An 20km.

Tôi đến một ngôi làng gần giống như thế, và gặp một nông dân. Họ dẫn tôi đến một tượng đài có một ngôi mộ. Tôi hỏi, có phải vụ thảm sát xảy ra ở đây không? Nhưng, đó lại là 1 vụ thảm sát do lính Hàn Quốc gây ra chứ không phải do lính Mỹ. Tôi muốn tìm thông tin về vụ thảm sát xảy ra ngày 8/2/1969, ông ấy nói có biết, cách đây vài cây số sẽ tiếp tục thấy 1 cái tượng đài. Chúng tôi đến nơi đó và gặp nhưng có tới 2 tượng đài. Vậy là tôi biết thêm 2 cuộc thảm sát nữa, nhưng, đó vẫn chưa phải là cuộc thảm sát chúng tôi tìm.

Gặp quá nhiều những tượng đài, tôi càng cảm nhận được những gì mà lính Mỹ gây ra cho người dân nơi đây, là những điều không thể tha thứ được. Vậy mà, họ đã im lặng 30 năm, và dường như họ vẫn muốn sự việc được rơi vào quên lãng?

Thời điểm đó 2006, ngôi làng mà tôi tìm đến, cả làng chưa có chiếc xe ô tô nào, nên khi có một chiếc xe ô tô xuất hiện, rất nhiều người dân đã kéo ra. Họ tập trung rất đông, và tôi hỏi họ về câu chuyện này.

Trong đám đông ấy, có hai người phụ nữ được mọi người đẩy lên phía trước. Thì ra, đó là 2 người có người thân mất trong vụ thảm án mà chúng tôi đang tìm. Chúng tôi đã thu thập được thông tin về những gì đã diễn ra ở đây, dù nó không được lưu trong hồ sơ.

Cô Hồ Thị Vân đứng trong đám đông và nói to lên, và cô này đã dẫn chúng tôi đi. Câu chuyện của cô Vân kể, tôi thực sự không biết tôi có tiếp tục được phỏng vấn nữa hay không, bởi thời điểm xảy ra, cô Vân mới chỉ là 1 cô bé thiếu niên.

Ngày hôm đó, hải quân Mỹ bắn tên lửa vào làng để tìm du kích. Mẹ của Vân đẩy hết cả nhà xuống hầm, lúc đó, một lính Mỹ đi đến cửa hầm, buộc từng người dưới hầm phải đi lên. Người lính này nói “Mama San, Mama San” – ý nói là người Việt Nam. Dù ở dưới hầm nhưng cô Vân vẫn nghe được tiếng nói ấy, và nó ám ảnh cô Vân đến tận bây giờ.

Nhà báo Mỹ: Chuyện nào ở Mỹ Lai cũng khiến tôi ám ảnh - Hình 2

Deborah Nelson bên bức ảnh của bà Hồ Thị Vân

Hầm có một cửa thoát ra bờ sông, mẹ của Vân đẩy cô bé ra cửa và bắt Vân chạy đi. Cô bé vừa chạy vừa quay đầu nhìn lại, thấy lính Mỹ đưa cả gia đình mình xếp thành hàng và bắn chết…

Buổi chiều quay trở về, cô Vân nói, toàn bộ những thi thể này lúc khi đó chồng lên nhau. Cô Vân nói rằng, khi lôi xác ra thấy người anh của mình vẫn ôm lấy người em, vậy là lính Mỹ đã bắn xuyên qua hai cơ thể.

Video đang HOT

Câu chuyện cô Vân kể với chúng tôi, khi cô ấy ngồi trong căn bếp, đồ ăn đã được nấu từ sáng nhưng cô ấy không ăn, cô ấy cứ thế khóc khi kể lại câu chuyện. Chúng tôi ngồi đó, lắng nghe và chờ đợi, xem cô ấy có muốn kết thúc câu chuyện không. Nhưng cô ấy vẫn không kết thúc…

Sau sự kiện ấy, cô ấy đã tham gia du kích, tham gia cách mạng chống lại Mỹ, và bị thương mù một mắt. Tôi hỏi, cô còn tức giận không, cô ấy nói: “Không, nhưng nếu lính Mỹ về đây tôi sẽ giết chết”.

Tôi dừng lại 1 giây để hỏi, quân phục họ mặc là gì, quả bom họ bắn là gì…, vì chúng tôi biết quân phục sẽ phân biệt được các đơn vị của quân đội Mỹ. Nghe cô Vân kể, tôi biết đây là Hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ không lưu trữ hồ sơ gì, tất cả đã bị tiêu hủy. Vậy là, chúng tôi lại được nghe một câu chuyện về một vụ thảm sát khác, vì vụ thảm sát của bộ binh Mỹ gây ra ngày 8/2/1968 lại ở một ngôi làng khác.

Nhà báo Mỹ: Chuyện nào ở Mỹ Lai cũng khiến tôi ám ảnh - Hình 3

Hình ảnh trong cuộc thảm sát Mỹ Lai, tháng 3/1968. Ảnh tư liệu.

Ngày thứ ba, tôi tìm được ngôi làng mà tôi muốn. Một người đàn ông, khi đó là một câu bé sống sót kể: người chị của cậu bị lính Mỹ cưỡng hiếp, cả gia đình bị giết chết. Anh này nói, có một người Mỹ đi cả chặng đường dài để hỏi câu chuyện này thật có ý nghĩa, vì như thế người ta vẫn nhớ câu chuyện đã xảy ra. Điều này làm tôi rất mừng.

Tôi, suốt cả câu chuyện, hầu như đều im lặng để không cắt ngang câu chuyện của Deborah Nelson. Tôi cũng có những cảm giác căng thẳng, nghẹt thở, đau đớn, căm phẫn…, giống như những cảm giác mà Deborah đã có, khi bà tiến hành điều tra sự việc tưởng như quên lãng này.

“Mở lại một câu chuyện đau buồn của một gia đình, tôi nghĩ rằng, gia đình họ chịu đựng được thì không có lý do chúng tôi lại không chịu đựng được” – bàn tay của Deborah đan vào nhau. Cánh tay của bà, những mảng da đã bắt đầu điểm đồi mồi.

Tôi không giật mình về chi tiết làn da đồi mồi của Deborah Nelson. Bà sinh năm 1953, hơn tôi gần 30 tuổi. Hơn hết, bà là một người Mỹ yêu hòa bình, yêu Việt Nam, và mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho cộng đồng, xã hội.

Deborah Nelson sinh năm 1953 tại Grayslake, bang Illinois, Mỹ. Bà tốt nghiệp đại học Northern Illinois ngành báo chí và có bằng tiến sĩ luật của trường Đại học DePaul.

Hiện bà là giáo sư thỉnh giảng tại trường Báo chí Philip Merrill, thuộc Đại học Maryland. Trong hơn 30 năm làm báo, bà làm việc cho các tờ danh tiếng như Los Angeles Times, Washington Post, Seattle Times và Chicago Sun-Time với rất nhiều phóng sự điều tra sắc sảo gây được tiếng vang trong dư luận. Bà là thành viên ban lãnh đạo Quỹ dành cho báo chí điều tra (FIJ), thành viên ban cố vấn chương trình phóng sự điều tra.

Năm 1997, bà đoạt giải thưởng Pulitzer ở thể loại phóng sự điều tra cho loạt bài đăng trên tờ Seattle Times về những sai phạm trong chương trình xây dựng nhà ở cho người Ấn của chính quyền bang. Sau đó, bà phụ trách dự án báo chí dành cho các tác giả đoạt giải Pulitzer các năm 2001 và 2002. Năm 2006, bà và nhà nghiên cứu quân sự Nicholas Turse là đồng tác giả của series phóng sự điều tra về tội ác chiến tranh của Mỹ đăng trên tờ Los Angeles Times.

Theo Di Linh

Vietnamet

Người phụ nữ Mỹ khóc ở Việt Nam

Deborah Nelson, bằng sự nhạy cảm của một nhà báo điều tra, trái tim yêu thương, đồng cảm của một người phụ nữ, đã về những làng quê ven biển ở Mỹ Lai, trò chuyện với những người nông dân của mảnh đất miền Trung bỏng lửa này. Ở đó, bà đã để lại nhiều nước mắt, khi trực tiếp nghe những câu chuyện của những người trong cuộc.

Deborah Nelson sinh năm 1953 tại Grayslake thuộc bang Illinois, Mỹ. Bà tốt nghiệp đại học Northern Illinois - chuyên ngành báo chí và có bằng tiến sĩ luật của trường Đại học DePaul. Hơn 30 năm làm báo, bà làm việc cho các tờ danh tiếng như Los Angeles Times, Washington Post, Seattle Times và Chicago Sun-Time và là người thực hiện nhiều phóng sự điều tra sắc sảo gây tiếng vang trong dư luận.

Người phụ nữ Mỹ khóc ở Việt Nam - Hình 1

Bà Deborah Nelson - nữ nhà báo được trao giải thưởng Pulitzer danh giá

Năm 2006, Deborah Nelson cùng nhà nghiên cứu quân sự Nicholas Turse bắt tay thực hiện series phóng sự điều tra về tội ác chiến tranh của Mỹ và cho đăng chúng trên tờ Los Angeles Times. Deborah Nelson và Nicholas Turse đã dày công thu thập tư liệu về tội ác của quân đội Mỹ tại Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau như tài liệu giải mật về chiến tranh Việt Nam, những cuộc phỏng vấn cựu binh Mỹ, những cuộc gặp gỡ dân thường Việt Nam vô tội may mắn thoát nạn trong những cuộc thảm sát của quân đội Mỹ...

Năm 2008, những bài báo của Deborah Nelson và Nicholas Turse trên Los Angeles Times đã được tập hợp lại trong cuốn sách có tên "Phía sau cuộc chiến". Hai năm sau, 2010, nó có mặt tại Việt Nam.

Cuốn sách dày 300 trang, nhưng, toàn bộ những câu chuyện bên trong đó thực sự là những điều gây kinh ngạc cho độc giả bởi những thông tin lần đầu được công bố; những nỗi đau đớn ám ảnh với người đọc về những cuộc thảm sát đẫm máu của lính Mỹ đối với người Việt Nam vô tội.

Deborah Nelson, bằng sự nhạy cảm của một nhà báo điều tra, trái tim yêu thương, đồng cảm của một người phụ nữ, đã về những làng quê ven biển ở Mỹ Lai, trò chuyện với những người nông dân của mảnh đất miền Trung bỏng lửa này. Ở đó, bà đã để lại nhiều nước mắt, khi trực tiếp nghe những câu chuyện của những người trong cuộc.

Mỹ Lai - một thôn nhỏ của làng Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi. Vụ thảm sát ngày 16/3/1968 trong Chiến tranh Việt Nam, cướp đi sinh mạng của 503 thường dân. Tuy nhiên, báo cáo của quân đội Mỹ chỉ là 347 người.

Trong bảo tàng của khu chứng tích Sơn Mỹ còn có những bức ảnh chụp lại cảnh ngôi làng bị lính Mĩ tàn sát. Có những bức ảnh chụp cảnh xác của người dân bị giết la liệt khắp nơi. Còn có một mô hình được dựng lên với 4 lính Mĩ. Một tên đang kéo đầu một người dân, ba tên còn lại đang xả súng vào họ...

"Nếu tôi không có lý do tốt tôi sẽ không đến gặp họ, bởi vô cùng khó khăn khi chúng ta gặp lại những nạn nhân đã trải qua những chấn động như vậy. Những nạn nhân chiến tranh, nạn nhân còn sống sót qua những trận địa chấn..., họ bị chấn động ghê gớm, và luôn có xu hướng cất giữ nỗi đau trong quá khứ.

Tôi phải nói rõ với họ nội dung mà chúng tôi đang làm; phóng sự tôi đang thực hiện là vì cái gì, nói rõ mục đích của mình. Họ sẽ cần thời gian, và tôi sẽ cho họ thời gian, đủ đến mức mà họ sẽ mở lòng ra với tôi" - Deborah Nelson nói.

Và, câu chuyện của Deborah Nelson:

"Tôi tôn trọng câu chuyện của những người được hỏi. Tôi gọi đó là tính riêng tư của thông tin. Nếu như, câu chuyện mà họ kể cho tôi nhưng họ không muốn đưa thông tin thì tôi sẽ không đăng tải.

Vụ thảm sát xảy ra ở đấy, một phụ nữ bị một người lính hãm hiếp, chị ấy không đồng ý cho đăng và tôi không đăng. Tôi sử dụng tên của họ, ảnh của họ để giải thích những thông tin nằm sau hồ sơ là gì.

Hãy lắng nghe họ chứ đừng có chỉ hỏi, cho họ nói điều gì là quan trọng chứ không phải chúng ta muốn biết điều gì; họ khóc hay gì đó, hãy cứ để họ làm như vậy, để họ tự thể hiện cảm xúc của mình, bởi vì đôi khi họ khóc mà chúng ta dừng cuộc phỏng vấn lại ngang chừng thì điều đó còn tồi tệ hơn...

Hãy cho họ quyền thể hiện cảm xúc của mình. Sự đồng cảm là điều quan trọng" - nữ nhà báo Deborah Nelson nói.

Thời gian sang Việt Nam để tìm hiểu những bằng chứng tội ác của lính Mỹ thực hiện tại Mỹ Lai, Deborah biết được thông tin về một vụ thảm sát do một nhóm 3 lính Mỹ gây ra đối với 19 dân thường trong một buổi sáng. Bà đi lần tìm, qua rất nhiều ngày, để cuối cùng tìm được đúng câu chuyện mà bà muốn tìm.

"Qua một người bạn Việt Nam làm phiên dịch cho chúng tôi, tôi phỏng vấn một người mẹ có cậu con trai là cậu bé chăn vịt bị giết trong cuộc thảm sát đó. Thông tin tôi có được, đó là một ngôi làng nhỏ nằm ngay ở khu chiến lược của quân đội Mỹ.

Người phụ nữ Mỹ khóc ở Việt Nam - Hình 2

Bức ảnh người mẹ có cậu con trai là cậu bé chăn vịt bị giết trong cuộc thảm sát

Một toán lính Mỹ gồm 3 người đã tự tổ chức một "cuộc thi" xem ai có thể giết hại được nhiều người nhất. Nhóm này sau đó đã đi ra một ngôi làng, và gặp hai đứa trẻ đang chăn vịt. Họ bắt hai cậu bé này nằm cạnh nhau và bắn chết, sau đấy thì đặt lựu đạn, kéo kíp lựu đạn cho lựu đạn nổ...

Người mẹ lúc ấy đang ở ngoài chợ, một người cùng làng chứng kiến sự việc đã báo cho bà này. Người mẹ nghe chuyện đã chạy ra cánh đồng để tìm con trai của mình. Trong hồ sơ ghi như vậy, và tôi đã về để tìm gặp bà...

Tôi đã phỏng vấn người mẹ qua một người phiên dịch. Cuộc phỏng vấn dài, bà ấy có căm phẫn không, có khóc không, có muốn biết tên người đã giết con trai mình? Người mẹ đó không khóc. Tôi bắt đầu câu chuyện bằng cách quay trở lại thời điểm khi sự việc chưa xảy ra, con như một cách để cho người mẹ thời gian.

Sau đó tôi hỏi chuyện gì xảy ra, tất nhiên, những câu hỏi của tôi không có gì đặc biệt. Gần đến lúc người mẹ nói về phần con của mình bị giết như thế nào, người mẹ nói về chi tiết cái đầu của những con vịt bị lưu đạn nổ, bắn tung lên là bị mắc ở trên những cành cây...

Người mẹ đau khổ nói, khi bà chạy ra, thấy ba thi thể không nguyên vẹn trên mặt đất. Tất cả, nó chỉ là những mẩu thi thể và rơi vãi khắp nơi. Bà mẹ kể đứt đoạn, câu chuyện lẫn lộn không theo trật tự. Tôi biết, bà đang bối rối vì căm phẫn.

Người phụ nữ Mỹ khóc ở Việt Nam - Hình 3

Những hình ảnh trong vụ thảm sát Mỹ Lai tháng 3/1968. Ảnh tư liệu.

Bà ấy nói, lúc ấy, gần đó có một cây mít, và không biết vì lý do gì, bà mẹ đã chạy về phía gốc mít ấy.

Người đi cùng tôi định hỏi người phụ nữ ấy một câu, là "khi bà nhìn thấy thi thể, bà thấy những cái gì?". Tôi đã ngăn ông ấy hỏi câu đó. Mình không được để cho nhân vật của mình phải trải qua những thời khắc đau khổ đó. Người mẹ này có lẽ lần đầu tiên sau 40 năm có lẽ gặp người Mỹ lần thứ 2.

"Không chỉ mất người con trong buổi sáng hôm đó, bà này sau đó cũng có một người con gái khác bị chết trong 1 vụ nổ khác. Bà ấy đã đi đến tột cùng của sự đau khổ rồi" - Deborah thoáng rùng mình khi nhắc lại câu chuyện cũ... ...

Trong cuốn sách "Phía sau cuộc chiến" có đề cập: Biện pháp giết người số một của Sư đoàn 9 là quy định bắn nếu họ chạy. Không chỉ tù nhân hay người tình nghi, hay những người có vũ khí, mà là bất cứ ai.

"...Biện pháp giết người thứ hai là bắn tỉa. Một lính thuộc Lữ đoàn 2 đã được trao huân chương Chữ thập Công Trạng vì đã sát hại hơn một trăm người Việt bằng cách bắn tỉa.

...Biện pháp giết người thứ ba là bẫy mìn treo...

...Biện pháp giết người thứ tư là "tai nạn" do máy bay trực thăng vũ trang hoặc pháo..."

Đó là một trong nhiều dòng tư liệu đã được Deborah Nelson cùng Nicholas Turse thu thập từ những nguồn khác nhau: các tài liệu giải mật về chiến tranh Việt Nam, những cuộc phỏng vấn cựu binh Mỹ, những cuộc gặp gỡ các dân thường Việt Nam vô tội may mắn thoát nạn trong những cuộc thảm sát của quân đội Mỹ... để viết nên loạt phóng sự điều tra về tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ tại Việt Nam trên tờ Los Angeles Times, sau đó được tập hợp lại trong cuốn sách có tên "Phía sau cuộc chiến".

( Còn tiếp)

Theo Di Linh

Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phi công ngất xỉu, gần 200 hành khách bay 10 phút không người điều khiểnPhi công ngất xỉu, gần 200 hành khách bay 10 phút không người điều khiển
07:00:07 19/05/2025
Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?
14:14:00 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tínhÔng Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
23:14:16 19/05/2025
Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?Miss World 'đua đòi' Nawat, đổi format mới có tới 3 á hậu, Ý Nhi vẫn khó intop?
10:10:54 19/05/2025
Ông Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thưÔng Trump chúc ông Biden sớm hồi phục sau chẩn đoán ung thư
18:38:02 19/05/2025
4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria4 điều kiện then chốt để ông Trump dỡ bỏ trừng phạt Syria
08:34:17 19/05/2025
Tổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với NgaTổng thống Ukraine nêu cách chấm dứt xung đột với Nga
06:52:44 20/05/2025
Lý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho UkraineLý do nhiều quan chức Mỹ lo ngại việc Australia chuyển giao 49 xe tăng Abrams cho Ukraine
20:25:11 19/05/2025

Tin đang nóng

Thùy Tiên lộ mặt 'điêu ngoa', đề nghị ký hợp đồng hợp thức, cố ý lách luật?Thùy Tiên lộ mặt 'điêu ngoa', đề nghị ký hợp đồng hợp thức, cố ý lách luật?
07:14:57 20/05/2025
Số gỗ nghi là sưa đỏ đào dưới suối được xử lý như thế nào?Số gỗ nghi là sưa đỏ đào dưới suối được xử lý như thế nào?
06:43:37 20/05/2025
Loạt ồn ào của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước khi bị bắtLoạt ồn ào của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên trước khi bị bắt
07:16:03 20/05/2025
Hoa hậu Thùy Tiên bị bắt, ekip phim Chốt Đơn lập tức có động thái gây hoang mangHoa hậu Thùy Tiên bị bắt, ekip phim Chốt Đơn lập tức có động thái gây hoang mang
07:12:22 20/05/2025
Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độSau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
05:04:45 20/05/2025
Những động thái đáng chú ý của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tốNhững động thái đáng chú ý của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tố
06:35:09 20/05/2025
Thu nhập và khối tài sản của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tốThu nhập và khối tài sản của Hoa hậu Thùy Tiên trước khi bị khởi tố
07:05:00 20/05/2025
Thùy Tiên bị khởi tố: Vương miện Hoa hậu Hòa bình Quốc tế có bị tước?Thùy Tiên bị khởi tố: Vương miện Hoa hậu Hòa bình Quốc tế có bị tước?
08:43:44 20/05/2025

Tin mới nhất

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

06:49:09 20/05/2025
Các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có thể vay tiền từ quỹ này và chi cho các hệ thống và nền tảng vũ khí thông qua mua sắm chung.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

05:30:55 20/05/2025
Liên bang Nga và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đang tiến hành đối thoại chính trị và ngoại giao, điều này mang lại sự lạc quan thận trọng , ông Tasmagambetov nói tại cuộc họp của Hội đồng Hội đồng Nghị viện CSTO ở thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan.
Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

05:29:23 20/05/2025
Ban đầu, công trình 93.000 mét vuông này được xây dựng cho Cơ quan Anh sinh Xã hội Mỹ. Sau đó, nó trở thành tòa nhà văn phòng cho Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Mỹ (USAGM) - cơ quan giám sát VOA, cùng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

05:27:27 20/05/2025
Theo Cơ quan Địa chất thuộc Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia, núi lửa nằm trên đảo Flores ở phía Đông nước này đã phun trào vào sáng sớm hôm nay theo giờ địa phương và sau đó tiếp tục phun trào lần hai vào khoảng...
Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

23:09:59 19/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã điện đàm vào ngày 19/5, sau khi phái đoàn Nga - Ukraine đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

23:05:53 19/05/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lời cảnh báo tới các doanh nghiệp Mỹ về việc tăng giá hàng hóa và lấy lý do là vì chính sách thuế của ông.
Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

23:01:27 19/05/2025
Nga lần đầu tiên bắt giữ một tàu chở dầu của Hy Lạp treo cờ Liberia, khi tàu này rời cảng Sillamae của Estonia theo một tuyến đường đã thỏa thuận trước đó qua vùng biển của Moscow.
Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

22:58:37 19/05/2025
Cuộc chiến thực sự giữa Nga và Ukraine hiện nay không chỉ là những cuộc tấn công trên chiến trường mà ở nỗ lực nhằm giành được sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

22:53:02 19/05/2025
Cuộc xung đột chớp nhoáng giữa Ấn Độ và Pakistan vừa qua đã viết lại nguyên tắc không chiến. Những kinh nghiệm nào từ cuộc chiến Nga - Ukraine được hai bên sử dụng?
Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

22:51:29 19/05/2025
Indonesia đã nâng mức cảnh báo đối với núi Lewotobi Laki-laki lên mức cao nhất sau khi núi lửa này phun tro bụi 8 lần cuối tuần qua.
"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

21:51:24 19/05/2025
Từng là nỗi ám ảnh trên không trung với nhiều lực lượng đối lập với Mỹ, nhưng UAV MQ-9 giờ đây đã trở nên rất dễ tổn thương trên chiến trường.
Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

21:40:33 19/05/2025
Các cuộc không kích ngày càng tàn khốc và gia tăng của Israel nhắm vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Gaza đã khiến bệnh viện Indonesia tại khu vực phía bắc bị phá hủy và hơn 50 người mắc kẹt bên trong.

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc: Tàu du lịch theo chủ đề Sanxingdui, khám phá vương quốc Thục cổ

Trung Quốc: Tàu du lịch theo chủ đề Sanxingdui, khám phá vương quốc Thục cổ

Du lịch

09:33:15 20/05/2025
Chuyến tàu du lịch theo chủ đề Sanxingdui (Tam Tinh Đôi) kết nối nền văn hóa cổ đại và kỳ quan thiên nhiên ở Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc vừa chính thức khởi hành ngày 18.5.
Porsche 963 sắp có phiên bản đường phố: siêu phẩm từ đường đua đến phố thị

Porsche 963 sắp có phiên bản đường phố: siêu phẩm từ đường đua đến phố thị

Ôtô

09:20:43 20/05/2025
Nếu phiên bản đường phố giữ được những DNA công nghệ này, giới chơi xe sẽ được trải nghiệm một trong những chiếc xe thương mại có hiệu suất gần nhất với xe đua trong lịch sử của Porsche.
Ngắm 'kẻ ngáng đường' Honda Rebel 500: Thiết kế hầm hố, giá hơn 137 triệu đồng

Ngắm 'kẻ ngáng đường' Honda Rebel 500: Thiết kế hầm hố, giá hơn 137 triệu đồng

Xe máy

09:19:36 20/05/2025
Hanway Heritage 400 2025 là mẫu mẫu cruiser mang đậm chất bobber đến từ Trung Quốc, hiện đang được bán chính hãng tại Malaysia.
Thùy Tiên bị 'bế' vì đứa con tinh thần, Nawat liền phủi tay 'tước' vương miện

Thùy Tiên bị 'bế' vì đứa con tinh thần, Nawat liền phủi tay 'tước' vương miện

Sao việt

09:15:48 20/05/2025
Sau 2 tháng tạm giam Hằng Du Mục và Quang Linh vlogs, cấm xuất cảnh đối với hoa hậu Thùy Tiên. Lực lượng chức năng ráo riết mở rộng điều tra những đối tượng tình nghi liên quan đến đường dây làm hàng giả lừa dối người tiêu dùng.
iPhone 16 Pro Max đấu Pixel 10 Pro XL: 'Thành trì' Apple có sụp đổ?

iPhone 16 Pro Max đấu Pixel 10 Pro XL: 'Thành trì' Apple có sụp đổ?

Đồ 2-tek

09:02:48 20/05/2025
Trong khi đó, iPhone 16 Pro Max đã có một vài thay đổi nhỏ nhưng tinh tế: viền mỏng hơn, nhẹ hơn nhờ khung titan từ năm 2023. Dù kích thước không thay đổi lớn, Apple luôn biết cách tinh chỉnh hoàn hảo qua từng năm.
Hình ảnh Lineage2M xuất hiện hoành tráng, game thủ háo hức check-in

Hình ảnh Lineage2M xuất hiện hoành tráng, game thủ háo hức check-in

Mọt game

08:49:32 20/05/2025
Những hình ảnh của Lineage2M đã xuất hiện đầy bất ngờ trên bảng quảng cáo, xe bus, internet cafe và được game thủ hăng hái check-in.
Sắm ngay sắc vàng cho tủ đồ ngày hè thêm bắt mắt

Sắm ngay sắc vàng cho tủ đồ ngày hè thêm bắt mắt

Thời trang

08:48:59 20/05/2025
Sắc vàng trở nên rực rỡ và được ưa chuộng trong tiết trời ngày hè năm nay. Nhiều thiết kế với gam màu năng động này được ứng dụng từ váy, đến áo, quần với cảm hứng thời trang bất tận cho nàng thỏa sức thể hiện cá tính.
Trước khi bị khởi tố, Thuỳ Tiên là nàng thơ của loạt MV, lần cuối còn khoe giọng hát gây tranh luận

Trước khi bị khởi tố, Thuỳ Tiên là nàng thơ của loạt MV, lần cuối còn khoe giọng hát gây tranh luận

Nhạc việt

08:33:04 20/05/2025
Trước khi vướng vào vụ việc kẹo Kera, Thuỳ Tiên là người đẹp được săn đón nhất Vbiz. Thuỳ Tiên thường được mời đóng các MV nổi tiếng, thậm chí còn từng khoe giọng hát.
Khối tài sản của Selena Gomez và Benny Blanco khi về chung một nhà

Khối tài sản của Selena Gomez và Benny Blanco khi về chung một nhà

Sao âu mỹ

08:29:15 20/05/2025
Tổng giá trị tài sản của Selena Gomez và Benny Blanco khi về chung một nhà ước tính khoảng 1,35 tỷ USD, trong đó nữ ca sĩ chiếm phần lớn.
Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin

Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin

Thế giới số

08:26:21 20/05/2025
Ngành X-quang là ví dụ điển hình. Việc chụp MRI hay CT đòi hỏi nhiều bước xác nhận trước khi bệnh nhân đến. Thay vì xử lý thủ công, tác nhân AI giúp đẩy nhanh quy trình, từ kiểm tra bảo hiểm đến tạo lệnh chụp, mang lại trải nghiệm mượt ...
Vũ trụ gửi tín hiệu: Chọn 1 lá bài Tarot để biết điều gì sắp đến với bạn trong 7 ngày tới

Vũ trụ gửi tín hiệu: Chọn 1 lá bài Tarot để biết điều gì sắp đến với bạn trong 7 ngày tới

Trắc nghiệm

08:08:55 20/05/2025
Chọn 1 lá bài để nhận thông điệp may mắn.Chọn 1 lá bài Tarot để biết: Biến động công việc & tiền bạc trong 3 tháng tới ra sao?