Nhà báo Anh: Nhiều người Syria xem Nga là “vị cứu tinh”
Nhà báo Anh Lindsey Hilsum cho hay, nhiều người Syria xem Nga là vị cứu tinh còn Tổng thống Vladimir Putin là bạn. Trong khi đó, một chính trị gia Đức mạnh mẽ cáo buộc, việc các quan chức Mỹ và Anh liên tục lên án các cuộc không kích của Nga tại Syria là “không thể chấp nhận”.
Theo nhà báo Lindsey Hilsum, cư dân ở những thành phố của Syria như Tartous và Latakia tin rằng, các hoạt động quân sự của Nga nhằm chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ giúp chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu đã kéo dài 4 năm qua ở nước này. Cũng như chính quyền Assad, người dân hoan nghênh việc chiến dịch quân sự của Nga tại Syria.
Một phụ nữ Syria hôn lên tấm ảnh chân dung của Tổng thống Putin trong một cuộc biểu tình ủng hộ Nga tại thủ đô Damascus
Nhà báo người Anh cho hay, phần lớn những cư dân sống trong các vùng lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đều tuyên bố, họ sẵn sàng tòng quân, gia nhập quân đội của chính phủ để chống lại các nhóm khủng bố. Tuy nhiên, người dân đều hy vọng chiến tranh sẽ sớm kết thúc và việc tổng động viên sẽ chấm dứt.
“Người Nga đã trở thành vị cứu tinh. Người dân (Syria) thậm chí còn chào hỏi người nước ngoài tới thăm khu vực bằng một câu chào bằng tiếng Nga. Họ cũng nhiệt tình ca ngợi Tổng thống Putin – người mà họ tin rằng sẽ giải thoát họ khỏi chủ nghĩa khủng bố”, báo Anh Guardian dẫn lời nhà báo Hilsum.
Theo đó, nhiều người dân cũng cho rằng, Mỹ và các nước đồng minh của họ phải chịu trách nhiệm về sự mạnh lên của các nhóm khủng bố ở Syria.
Trong khi đó, hãng tin RT dẫn lời nghị sĩ đảng cánh tả ở Đức, ông Wolfgang Gehrcke bình luận rằng, các chính trị gia Mỹ và Anh gần đây liên tục lên án các cuộc không kích của Nga chống lại Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Họ cho rằng, những nỗ lực của người Nga chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Theo ông Wolfgang, những cáo buộc nói trên là “không thể chấp nhận” được.
“Chỉ một lần duy nhất tôi nghe Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Vâng, chúng tôi đã mắc sai lầm, và hóa giải sự thù địch. Thay vào đó, những gì tôi nghe nhiều hơn là những lời cáo buộc, lên án chống lại Nga. Đó là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được. Theo quan điểm của tôi, chỉ chăm chăm lên án Nga là điều vô lý”, ông Wolfgang tuyên bố.
Nga bắt đầu tiến hành chiến dịch không kích nhắm vào các mục tiêu khủng bố tại Syria hôm 30.9 theo yêu cầu của chính phủ Tổng thống Bashar Assad. Mục tiêu chính của chiến dịch là hỗ trợ trên không cho quân đội Syria vốn đang vật lộn chống lại các chiến binh IS.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Putin cũng đã từng đích thân lên tiếng giải thích về quyết định tham chiến tại Syria. Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh rằng, các phần tử cực đoan từ nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Nga đang đổ xô đến Iraq và Syria để đầu quân cho các tổ chức khủng bố. Những nhóm khủng bố như vậy phải bị đánh bại để không quay trở lại quê nhà từ vùng chiến sự để tiến hành các hoạt động tấn công, khủng bố.
Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng, tất cả các cuộc không kích dựa trên dữ liệu tình báo chính xác và đều diễn ra ở cách xa khu dân cư. Tuy nhiên, một số chính trị gia và truyền thông phương Tây cáo buộc, các cuộc không kích của Nga cũng nhắm mục tiêu vào các nhóm đối lập chống lại chính quyền Assad ở Syria và gây ra thương vong cho dân thường.
Theo Danviet
Bất ngờ loại chiến đấu cơ Su-25 không kích IS ở Syria
Loại chiến đấu cơ Su 25 Không kích IS ở Syria thuộc biến thể hiện đại nhất trang bị cho Không quân Nga hiện nay Su 25SM.
Theo các chuyên gia, các chiến đấu cơ Su-25 không kích IS ở Syria đều thuộc biến thể hiện đại nhất của dòng Su-25 phục vụ trong Không quân Nga - định danh là Su-25SM. Đây thực sự là một điều gây bất ngờ vì số Su-25SM phục vụ trong Không quân Nga chỉ có khoảng 60 chiếc. Còn lại (hơn 100) trong tổng số 200 chiếc Su-25 là mẫu đầu tiên (phiên bản sản xuất hàng loạt đầu tiên Su-25 Nga).
Su-25SM (chữ SM phiên âm từ Nga sang Anh là Stroyevoy Modernizirovannyi) là chương trình nâng cấp lớn các máy bay chiến đấu Su-25 phục vụ từ dưới thời Liên Xô. Chương trình SM tích hợp các khí tài điện tử thế hệ mới và đại tu khung gầm cho phép kéo dài thời gian hoạt động thêm khoảng 500 giờ bay hay là thêm 5 năm.
Chương trình nâng cấp Su-25SM được nhen nhóm từ năm 2000, tuy nhiên do nhiều vấn đề mà tới tận năm 2013 mới chỉ có 60 chiếc được hiện đại hóa xong. Không quân Nga đặt mục tiêu là tới năm 2020 sẽ đạt 80 chiếc Su-25SM.
Các máy bay Su-25SM được tích hợp hệ thống tấn công/định vị PRnK-25SM được "xây dựng" xung quanh hệ thống máy tính kĩ thuật số BTsVM-90. Do đó, hệ thống được đánh giá là tốt hơn nhiều so với loại tương tự trên Su-25 nguyên bản, đảm bảo độ chính xác rất cao nếu có định vị vệ tinh (15m) và không có vệ tinh (200m).
Bên cạnh đó, máy bay còn được tích hợp một loạt hệ thống hàng không tiên tiến khác như hệ thống đo cự ly tự động ARK-35-1, hệ thống tiếp nhận sóng GPS/GLONASS A-737-01, thiết bị ghi âm dữ liệu bay Karat-B-25, hệ thống ghi dữ liệu video Berkut-1, đài vô tuyến UHF/VHF Banker-2, radar cảnh báo sớm L150 Pastel.
Ngoài ra, buồng lái máy bay Su-25SM cũng được hiện đại hóa mạnh mẽ với màn hình HUD KA1-1-02, màn hình màu đa chức năng (MFD).
Động cơ R-95Sh trên Su-25SM được đại tu và cải tiến tăng khả năng chống chịu thuốc phóng, khí thải khi pháo và rocket khai hỏa.
Máy bay vẫn đảm bảo tính năng hiệu suất bay với tốc độ tối đa 975km/h, tầm hoạt động 750km, trần bay 7.000m, vận tốc leo cao 58m/s.
Về khả năng mang vác vũ khí, Su-25SM vẫn đảm bảo khả năng như Su-25 gốc với việc mang tổng cộng 4 tấn vũ khí trên 11 giá treo. Tuy nhiên, vũ khí trên Su-25SM được mở rộng với việc mang được nhiều loại tên lửa, rocket tối tân hơn.
Pháo tự động GSh-30-2 được cải tiến với ba tốc độ bắn phù hợp với từng loại nhiệm vụ: 750,375 và 188 phát/phút.
Về trang bị tên lửa, Su-25SM có thể mang được tên lửa không đối không mới R-73 (trước kia chỉ là loại R-60) và rocket hạng nặng S-13T 130mm trang bị đầu đạn nổ phá mảnh và đầu đnạ xuyên giáp. Nhờ hệ thống điều khiển hỏa lực được nâng cấp nên Su-25SM có thể phóng hai tên lửa không đối đất (Kh-25ML hoặc Kh-29L) với hai mục tiêu khác nhau trong một cuộc phóng duy nhất.
Ngoài Su-25SM, các bức ảnh tại căn cứ không quân Nga ở Syria cho thấy có sự xuất hiện của biến thể hai chỗ ngồi Su-25UBM có thể dùng cho huấn luyện. Bên cạnh đó, nó cũng có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất, trinh sát, chỉ điểm mục tiêu, chỉ huy đường không. Máy bay được trang bị radar Kopyo và hệ thống dẫn đường/tấn công Bars-2. Tầm bay của Su-25UBM tăng lên 1.300km với hệ thống bảo vệ chống tên lửa tầm nhiệt.
Theo_Kiến Thức
Syria - phép thử của Tổng thống Nga Tổng thống Nga V. Putin đã sử dụng Syria như một phép thử quan trọng để đưa nước Nga trở lại vị trí siêu cường trên bàn cờ chính trị thế giới - giới phân tích chính trị quốc tế bình luận. Putin hiểu Syria hơn cả? Chiến dịch không kích của Nga ở Syria đã bước vào ngày thứ tư liên tiếp...