Nhà băng nào thu lợi nhuận từ hoạt động chứng khoán?
9 tháng đầu năm 2020, lãi thuần từ kinh doanh chứng khoán của các ngân hàng phần lớn là tăng. Nhiều nhà băng có mức tăng trưởng hàng chục lần so với cùng kì năm trước, thậm chí chuyển từ lỗ sang lãi.
Thực tế, đầu tư vào các chứng khoán đầu tư về lý thuyết là một hoạt động bình thường của ngân hàng, một kênh đầu tư vào những tài sản sinh lợi góp phần đảm bảo dự trữ thanh khoản. Trong cơ cấu chứng khoán đầu tư của các ngân hàng, giá trị lớn chủ yếu là chứng khoán nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu, giấy tờ có giá, các công cụ phái sinh có tính an toàn cao, rủi ro thấp. Trong khi hoạt động kinh doanh chứng khoán “nhấn chìm” lợi nhuận của nhiều công ty thì mảng kinh doanh này của ngân hàng lại ghi nhận tăng trưởng.
Ngân hàng có quy mô vừa và nhỏ dành phần lớn nguồn vốn kinh doanh để cấp tín dụng cho khách hàng trong nền kinh tế. Do đó, chỉ cần một tác động nhỏ từ nền kinh tế cũng có thể ảnh hưởng đến khoản cấp tín dụng đó, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, ngoài hoạt động chính, ngân hàng còn đầu tư vào những khoản mục sinh lời khác và chứng khoán đầu tư là một trong những lựa chọn trước tiên như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do công ty phát hành…
Không chỉ giúp ổn định thu nhập mà các ngân hàng còn có thể mua và giữ lại chứng khoán có rủi ro thấp để cân bằng với rủi ro tín dụng. Thêm nữa, chứng khoán đầu tư còn dễ dàng mua và bán nên có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời hoặc dùng cầm cố để vay vốn bổ sung.
Ảnh Minh họa
Đơn cử trong 9 tháng đầu năm tại BIDV, thu nhập lãi thuần của ngân hàng giảm 4,42% so với cùng kỳ, chỉ đạt 23.232 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh của ngân hàng đạt 479 tỷ, tăng 82% so với cùng kỳ. Đồng thời, mua bán chứng khoán đầu tư cũng có lãi đột biến tới 1.009 tỷ trong khi cùng kỳ bị lỗ 266 tỷ đồng.
Cơ cấu đóng góp của các mảng kinh doanh cho tổng thu nhập hoạt động BIDV cũng có sự thay đổi đáng kế, tỷ trọng của thu nhập lãi thuần giảm từ 77% xuống còn 73% trong khi hoạt động mua bán chứng khoán từ 0 lên 4%.
Video đang HOT
Hay như VietinBank trong 9 tháng đầu năm 2020 đã có lãi từ mua bán chứng khoán lên tới 640 tỷ đồng, cao gấp 7 lần mức đạt được 9 tháng đầu năm 2019.
Một ngân hàng lớn khác cũng có lãi đột biến ở mảng này là ACB khi ngân hàng ghi nhận hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có lãi 700 tỷ, trong khi cùng kỳ chỉ lãi vỏn vẹn 3,6 tỷ đồng.
Nhiều ngân hàng nhỏ cũng ghi nhận lãi đột biến từ chứng khoán. Trong đó, VietBank có lãi từ mua bán chứng khoán lên tới 582 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ và mức lãi này còn lớn hơn cả thu nhập lãi thuần của nhà băng nay (chỉ đạt 487 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm). Theo đó, mảng kinh doanh chứng khoán trở thành động lực tăng trưởng chính, và đóng góp phần lớn trong tổng thu nhập hoạt động.
Còn tại NCB, ngân hàng có lãi 86,6 tỷ đồng từ chứng khoán đầu tư trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lãi vỏn vẹn hơn 400 triệu đồng.
Một số ngân hàng khác như SeABank, VIB cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh ở hoạt động kinh doanh này.
Có thể nhận thấy phần lớn lãi thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán đến từ mảng chứng khoán đầu tư. Theo qui định ngân hàng chứng khoán đầu tư là các loại giấy tờ có giá có rủi ro thấp và thanh khoản cao. Trong đó, trái phiếu (đặc biệt là trái phiếu chính phủ) thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong bộ phận này.
Khi nắm giữ chứng khoán đầu tư, ngân hàng kì vọng nhận được hai nguồn thu nhập bao gồm các khoản lãi định kì (lãi coupon) và lãi từ chênh lệch giá mua và giá bán. Trong đó, các khoản lãi coupon nhận định kì sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập lãi thuần, còn lãi từ chênh lệch giá mua – bán sẽ được hạch toán vào lãi thuần từ chứng khoán đầu tư theo khoản mục thu nhập và chi phí mua bán chứng khoán đầu tư.
Mặt khác, những tháng đầu năm, lợi suất trái phiếu chính phủ cũng như trái phiếu doanh nghiệp liên tục sụt giảm mạnh trên thị trường thứ cấp, khiến giá trái phiếu tăng cao giúp các ngân hàng thu được các khoản lãi lớn từ chênh lệch giá (giá trái phiếu tương quan nghịch với lợi suất); đồng thời giảm thiểu các khoản dự phòng giảm giá rủi ro chứng khoán đầu tư.
Đối với loại hình trái phiếu, ngoài khoản lãi định kỳ mà các trái chủ nhận được, các ngân hàng còn có được khoản lãi khi nhà phát hành mua lại trái phiếu trước hạn. Bên cạnh đó, trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phương với lãi suất cố định cũng đóng góp vào thu nhập từ chứng khoán đầu tư của các ngân hàng. Thực tế, có khá nhiều ngân hàng đã tăng mạnh đầu tư vào loại hình này.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia kinh tế, trong các thu nhập từ chứng khoán đầu tư có thu nhập từ việc bán lại trái phiếu trước hạn thì đây lại là một vấn đề đáng lưu tâm, bởi rủi ro tái tài trợ đã bộc lộ khá rõ ràng.
Hiện, các ngân hàng đang có xu hướng nắm giữ trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản, trong khi đây là nhóm đang được các cơ quan chức năng cũng như chuyên gia cảnh báo rất nhiều. Do đó, sẽ khó nói trước được hậu quả nếu các ngân hàng tiếp tục dồn vốn vào sản phẩm này với kỳ vọng sẽ có những thu nhập “bất thường” nhằm cân bằng những thiệt hại được cho là do dịch Covid-19.
Chứng khoán KB Việt Nam bị phạt 70 triệu đồng do không lưu giữ đầy đủ hồ sơ
Với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động, Chứng khoán KB Việt Nam bị phạt 70 triệu đồng.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) do sai phạm liên quan đến giao dịch cổ phiếu FTM.
Cụ thể, Chứng khoán KB Việt Nam đã không lưu giữ đầy đủ bằng chứng chứng minh việc đặt lệnh giao dịch thỏa thuận cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) trong giai đoạn từ ngày 2/1-30/8/2019 của 2 tài khoản giao dịch chứng khoán.
Với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán như trên, Chứng khoán KB Việt Nam bị phạt tiền 70 triệu đồng.
Thống kê, trong khoảng thời gian từ 2/1-30/8/2019, cổ phiếu FTM biến động tăng đến 67% từ mức giá 15.000 đồng/cp lên 25.000 đồng/cp. Sau thời gian này thị trường chứng khoán có phen chứng kiến chuổi giảm sàn 30 phiên liên tiếp của cổ phiếu FTM.
Từ vùng giá 23.600 đồng/cổ phiếu xuống xấp xỉ 2.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất đi gần 90% giá trị. Cùng với đó thanh khoản thị trường cũng giảm. Hiện cổ phiếu này chỉ giao dịch lình xình ở vùng giá dưới 2.000 đồng/cp.
Trở lại với KBSV, trong cuối năm 2019, Cục thuế TP Hà Nội có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với công ty chứng khoán này.Theo đó, Chứng khoán KB Việt Nam đã kê khai doanh thu còn chưa đúng quy định về thuế giá trị gia tăng.
Còn về thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty còn hạch toán chi phí trích lập công nợ khó đòi chưa đúng quy định, hạch toán chi phí lãi vay còn chưa đúng quy định.
Như vậy, Chứng khoán KB Việt Nam bị phạt tiền gần 236 triệu đồng theo mức 20% trên số tiền thuế kê khai sai; phạt 6 triệu đồng vì lập hóa đơn không đúng thời điểm. Theo đó tổng số tiền phạt là gần 242 triệu đồng.
Ngoài ra, Chứng khoán KB Việt Nam còn phải khắc phục bằng cách nộp đủ số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu là 1,17 tỷ đồng cho năm 2017 và 2018; tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 86 triệu đồng.
Tổng mức phạt và khắc phục mà Chứng khoán KB Việt Nam phải nộp là hơn 1,4 tỷ đồng.
Khu công nghiệp lớn nhất TP.HCM lỗ gần 800 tỷ, âm vốn chủ sở hữu Khu công nghiệp Hiệp Phước lỗ ròng 788 tỷ năm 2019 sau khi kiểm toán. Trước đó, báo cáo tài chính tự lập của doanh nghiệp hạch toán lợi nhuận trước thuế tới 188 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước (HIPC) vừa công bố báo cáo tài chính đã soát xét 2019 với kết quả thua lỗ nặng...