Nhà 5 người, mỗi tháng chỉ mất 5 triệu tiền ăn nhưng dành hơn 8 triệu trả nợ: Có nên bán nhà để khỏi áp lực?
Bài toán chi tiêu của gia đình này khiến nhiều người quan tâm.
Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, bảng chi tiêu của một bà mẹ 3 con khiến nhiều người phải thảng thốt trầm trồ, vì gia đình 2 người lớn, 3 trẻ con mà cả tháng chỉ hết 5 triệu tiền ăn.
Thu nhập 40 triệu, mỗi tháng chỉ ăn 5 triệu, trả nợ hơn 8 triệu
Theo chia sẻ của bà mẹ này, tổng thu nhập của gia đình ở mức 40 triệu/tháng. Mỗi tháng trả nợ ngân hàng – 8,5 triệu đồng; tiền ăn – 5 triệu; chi phí cho 3 con (tiền học, tiền sữa) tổng cộng – 9,1 triệu đồng; tiền đóng bảo hiểm – 3 triệu; tiền điện, nước, mạng, xăng xe – 1,5 triệu đồng; chi phí phát sinh – 3 triệu đồng.
Như vậy, tổng chi một tháng của gia đình 5 người là 30,1 triệu đồng – còn dư 9,9 triệu đồng.
Liệt kê các khoản chi như vậy, bà mẹ này xin mọi người góp ý, xem có cắt giảm thêm được khoản chi nào hay không.
Nguyên văn chia sẻ của mẹ 3 con
Trong phần bình luận của bài đăng, phần lớn mọi người đều cho rằng với cách chi tiêu như hiện tại, việc cắt giảm thêm nữa là không khả thi. Thay vào đó, vợ chồng chị nên tìm cách tăng thu nhập sẽ tốt hơn. Đồng thời, nhiều người phải trầm trồ vì nhà 2 người lớn, 3 trẻ con mà một tháng tiền ăn chỉ hết 5 triệu. Bên cạnh đó, nhiều người khuyên gia đình nên cân nhắc việc bán nhà để giải quyết áp lực nợ nần, rồi mua một căn nhà nhỏ hơn vì chất lượng sống đang chưa ổn.
Bí quyết gói gọn tiền ăn cho 5 người với ngân sách 5 triệu là đây
Có người khuyên bà mẹ này bán nhà để thoát áp lực trả nợ ngân hàng, chứ 3 bạn nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn mà 1 tháng có 5 triệu tiền ăn, 600k tiền sữa thì chất lượng sống hơi thấp
Video đang HOT
Nhiều người ủng hộ bà mẹ bán nhà, trả đứt nợ, mua căn nhỏ hơn
Với mức thu nhập 40 triệu, một tháng nên dành tối đa bao nhiêu tiền để trả nợ?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể áp dụng quy tắc 28/36 trong quản lý nợ nần.
Quy tắc 28/36 có nguồn gốc từ các ngân hàng Mỹ, thường được dùng để xem xét các khoản vay thế chấp mua nhà không được chính phủ hậu thuẫn. Quy tắc này vừa giúp phía ngân hàng chọn lọc được khách vay có khả năng chi trả tốt, vừa giúp người đi vay mua nhà tự cân nhắc khả năng tài chính của bản thân.
Theo quy tắc 28/36: Bạn chỉ nên dành tối đa 28% tổng thu nhập hàng tháng của mình cho khoản vay mua nhà, và tối đa 36% thu nhập cho toàn bộ các khoản vay khác.
Ảnh minh họa
Ví dụ như trong trường hợp của bà mẹ 3 con phía trên: Thu nhập hàng tháng của gia đình là 40.000.000 đồng. Như vậy, trong 1 tháng:
- Số tiền tối đa mà chị nên dành cho khoản vay mua nhà là: 40.000.000 x 28% = 11.200.000.
- Số tiền tối đa mà chị nên dành cho tất cả các khoản nợ khác (bao gồm cả nợ vay mua nhà) là: 40.000.000 x 36% = 14.400.000.
Tuy nhiên, vì ngoài khoản nợ vay mua nhà, gia đình chị hiện không có khoản nợ nào khác, nên tính ra, số tiền tối đa có thể dành cho việc trả nợ vay mua nhà hàng tháng là 14,4 triệu đồng.
Đối chiếu lại với con số 8,5 triệu đồng trả nợ ngân hàng mỗi tháng mà chị chia sẻ, có thể thấy theo quy tắc 28/36, số tiền mà chị dành để trả nợ ngân hàng vẫn trong ngưỡng an toàn so với mức thu nhập hiện tại. Tính thêm luôn cả khoản tiền 3 triệu để dành đóng phí bảo hiểm, thì tiền trả nợ và tiền đóng bảo hiểm vẫn chưa vượt ngưỡng tối đa.
Tuy nhiên, việc tính toán này chỉ là trên phương diện lý thuyết. So với mức thu nhập 40 triệu/tháng, khoản nợ 8,5 triệu – tương đương 21% thu nhập không phải là tỷ lệ quá lớn nhưng trong bối cảnh chị đang phải nuôi 3 con nhỏ, các con đều đang tuổi ăn tuổi học, thì tỷ lệ dành để trả nợ như vậy có thể cũng chưa được hợp lý. Đặc biệt là khi bản thân chị cũng chưa tự tin với việc có thể duy trì mức thu nhâp 40 triệu/tháng về lâu về dài.
Chính bởi vậy, ngoài việc cân nhắc, tính toán về số tiền trả nợ so với mức thu nhập, chúng ta còn cần đối chiếu với hoàn cảnh riêng của mình. Rõ ràng, hai người có cùng mức thu nhập là 40 triệu, nhưng mức chi tiêu của người chỉ nuôi 1 con nhỏ sẽ khác với người đang nuôi 3 con nhỏ.
Mẹ 1 con ở TP.HCM khiến dân tình áp lực ngang vì thu nhập 80 triệu/tháng nhưng mãi vẫn không thoát "kiếp ở thuê"
Mẹ trẻ này chia sẻ dù thu nhập cao nhưng vẫn chưa thoát được "kiếp ở thuê".
Dù thu nhập ở mức thấp hay cao, việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm luôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và bền vững của tài chính cá nhân.
Ngay cả khi thu nhập không cao, nếu biết cách chi tiêu một cách thông minh, cân nhắc kỹ lưỡng các khoản chi và tích cực tiết kiệm, họ vẫn có cơ hội tích lũy đủ tài chính để đầu tư vào những tài sản lớn như mua nhà cửa, sắm xe cộ.
Ngược lại, dù có một mức thu nhập cao, nhưng nếu không áp dụng các phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả, không xây dựng ngân sách hoặc không kiểm soát được các khoản chi tiêu thì rất dễ dẫn đến tình trạng tài chính bất ổn và cũng gặp khó khăn trong việc tích lũy các tài sản lớn, có giá trị cao.
Vì vậy, dù ở bất kỳ mức thu nhập nào, việc học cách quản lý tài chính cá nhân và tiết kiệm một cách bài bản là chìa khóa để xây dựng một tương lai tài chính vững vàng.
Ảnh chụp màn hình
Mới đây, một mẹ trẻ ở TP.HCM đã có bài đăng tải nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng, đọc xong mà nhiều người hoang mang tột độ.
Chủ nhân bài viết là một mẹ trẻ sinh sống và làm việc tại TP.HCM, gia đình chỉ có cô và một con nhỏ đang học lớp 1. Tổng thu nhập mỗi tháng của cô rơi vào khoảng 80 triệu, một con số đáng mơ ước của rất nhiều người.
"Lương cứng của mình hàng tháng là 71 triệu và vài khoản trợ cấp ăn trưa điện thoại đi lại hàng tháng từ 5 đến 7 triệu nữa. Một năm vài lần được cao hơn do mình được thưởng dự án nhưng mình không tính phần thu nhập tăng thêm những tháng này vì không phải mức cố định mỗi tháng".
Với thu nhập cao như vậy thì đây là các khoản chi phí mà cô phải chi ra mỗi tháng.
1. Tiền thuê nhà: 13 triệu
2. Thuê giúp việc: 7 triệu
3. Học phí của con: 12 triệu
4. Học thêm của con: 2,7 triệu
5. Ăn uống (2 mẹ con và giúp việc): 9 triệu
6. Chi phí điện nước, đồ dùng thiết yếu, hàng tạp hoá: 3 triệu
7. Đi lại: 3 triệu
8. Giải trí (đưa con đi chơi, giao lưu bạn bè): 4 triệu
9. Quần áo mỹ phẩm: 4 triệu.
Tổng tất cả chi phí trong 1 tháng của mẹ trẻ này rơi vào khoảng 57 triệu.
Hiện tại, cô và con nhỏ vẫn đang ở nhà thuê và đang có dự định mua nhà nhưng cô vẫn băn khoăn vì nêu mua nhà với số tiền cô đã tiết kiệm được thì chắc chắn sẽ phải vay mượn thêm. Với cô - 1 người làm công ăn lương thì việc vay mượn là việc sẽ gây áp lực lớn.
"Hiện mình đang có khoản tiết kiệm 1,7 tỷ. Mình đang có ý định mua căn hộ 2 phòng ngủ ở TP.HCM giá khoảng 4.5 tỷ để mong thoát kiếp ở thuê. Theo anh chị ở giai đoạn này mình có nên vay tiền ngân hàng thêm 2 tỷ để mua nhà không? Hay đi làm tích luỹ thêm để vài năm nữa khoản tiết kiệm tăng thêm mới mua để giảm khoản gốc lãi vay phải gồng phải trả hàng tháng ạ? Bố mẹ mình cũng ngỏ ý cho vay 500 đến 600 triệu nhưng khoản vay 2 tỷ giờ cũng là thật sự áp lực với đứa 1 thân 1 mình làm công ăn lương như mình".
Đọc xong chia sẻ của cô mà dân tình bỗng nhiên thấy áp lực ngang, thu nhập cao như vậy mà vẫn chưa mua được nhà thì những người thu nhập ở mức thấp hoặc thấp hơn nhiều thì biết bao giờ mới có chỗ an cư lạc nghiệp đây?
Tuy nhiên, nhiều người cũng thấy rằng việc quản lý chi tiêu của cô có phần chưa được hợp lý. Có rất nhiều khoản chi có thể tiết kiệm lại, chỉ cần kiểm soát kĩ càng, cắt giảm bớt một chút thì hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề áp lực trả lãi ngân hàng.
Đặc biệt, rất nhiều người cho rằng nếu đã đi thuê nhà lên đến 13 triệu/tháng thì mẹ trẻ này hoàn toàn có thể chuyển số tiền thuê nhà ấy thành tiền trả lãi mua nhà vì có khi tiền trả lãi mua nhà còn rẻ hơn tiền cô đang thuê nhà hiện tại.
Bùng nổ mô hình nhà dưỡng lão cho thanh niên ở Trung Quốc Muốn trốn khỏi áp lực công việc và cuộc sống, nhiều người trẻ đổ xô tới các nhà dưỡng lão đặc biệt, xây dựng riêng để "chữa lành" cho thanh niên. Dọc theo bờ một nhánh sông Cám ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây, một ngôi nhà sơn màu sáng nổi bật giữa những ngôi nhà cổ. Fan Wenqiang (41 tuổi) đến từ...