Nhà 3 người tiền ăn 100 nghìn/ngày nhưng lại “đốt” 8 triệu vào khoản khiến nhiều người lắc đầu
Nghe tâm sự về tiền ăn 100 nghìn/ngày, vợ chồng không dám ăn sáng nhưng lại sẵn sàng phóng tay với một khoản đặc biệt, nhiều người không khỏi lắc đầu ngao ngán.
Đối với các chị em, những người nắm vai trò “tay hòm chìa khoá” trong gia đình, chuyện chi tiêu vẫn luôn là bài toán nan giải. Nói tiết kiệm thì rất dễ nhưng phải thực sự cầm đồng tiền trong tay, chi đủ các khoản từ nhỏ đến to trong gia đình thì mới thấu hiểu được nỗi lòng của các chị em.
Lương thì tăng không đáng mấy mà các khoản cần chi thì chỉ thấy tăng chứ không có giảm. Trên các diễn đàn có đông thành viên là nữ, những câu chuyện về chi tiêu gia đình luôn thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các chị em.
Mới đây, một thành viên có tên Hồng Ngọc (31 tuổi, Bắc Giang) đã chia sẻ về câu chuyện chi tiêu của gia đình mình, thu hút được nhiều sự chú ý. Theo chia sẻ, vợ chồng chị đang phấn đấu mua nhà nên luôn cố gắng chi tiêu tiết kiệm nhất có thể song tháng nào tiền cũng “bay vèo vèo”.
“Em mới học theo chị đồng nghiệp, tập tọe ghi chép chi tiêu mà thấy rầu lòng quá. Nhà có 2 vợ chồng, một đứa con mà chi tiêu cố gắng lắm mới trong khoảng 15 triệu. Nghĩ đi nghĩ lại mà không biết tiết kiệm thêm khoản nào.
Bọn em vẫn dự định mua nhà chung cư nên phải cố tiết kiệm. Đúng là từ ngày cai sữa cho con em và chồng toàn bỏ bữa sáng. Bữa trưa thì là sáng chuẩn bị nấu ở nhà rồi mang đi làm. Mỗi ngày chỉ tiêu chỉ 100 nghìn tiền ăn 2 bữa đó, con thì đi học cả ngày chỉ ăn bữa tối ở nhà. Cuối tuần tiền ăn có hơn chút do ở nhà cả ngày song không đáng mấy vì thi thoảng ông bà lại “tiếp tế” cho ít đồ tươi.
Hôm trước ngồi với hàng xóm, chị ấy nhìn thấy đống đồ chơi của con em đã thốt lên ngạc nhiên. Đúng thật là em mua sắm khá đầy đủ cho con, có lẽ cũng để bù đắp những ngày nhỏ mình không có đồ chơi như những đứa trẻ cùng trang lứa. Nhưng em nghĩ khoản đó là chính đáng, là con mình mà. Bố mẹ đi làm không đầu tư cho con thì cho ai. Các chị thấy em chi cho con thế này thì có vấn đề gì không?
Ảnh minh hoạ.
Tiền chi cho Chíp hàng tháng:
Video đang HOT
Tiền học: 3,5 triệu
Tiền sữa tươi, sữa chua: 0,7 triệu
Tiền sữa bột: 1,6 triệu
Tiền bỉm: 0,15 triệu
Tiền đồ chơi, quần áo: 1,5 triệu
Tiền đi khu vui chơi, đi bơi: 0,5 triệu
Tổng cộng: 7,95 triệu.”
Theo chia sẻ, vợ chồng chị Ngọc có tổng thu nhập ở mức 23-25 triệu/tháng. Để đạt được kế hoạch mua nhà chung cư, vợ chồng chị sẽ phải chi tiêu rất tiết kiệm nên muốn chia sẻ để mong nhận thêm nhiều đóng góp của mọi người. Đọc bảng chi tiêu của gia đình chị, nhiều chị em bỉm sữa khác cũng vào chia sẻ về nỗi lòng của người “tay hòm chìa khoá”.
“Ôi em còn không dám ghi lại những gì mình đã tiêu ấy chứ. 8 triệu chi cho con kia là còn chưa tính đến tiền ốm đau đi khám hay tiền tiêm đấy nhỉ. Nói chung có con vào là tốn lắm”.
“Nhà mình 2 vợ chồng, 2 đứa con mà tháng nào cũng ngốn hết 40 triệu dù chẳng phải tiêu xài hoang phí gì. Nhiều khi nói mọi người lại không tin. Thôi thì cố mà kiếm để tiêu vậy”.
Tuy nhiên nhiều người cũng góp ý cho chị Ngọc trong việc cân đối các khoản chi. Đa phần đều cho rằng các khoản chi cho con cái nên được điều chỉnh để phù hợp hơn với hoàn cảnh.
“Đọc bảng chi tiêu của nhà bạn mà mình thấy một điều khá phổ biến trong suy nghĩ của các cặp vợ chồng trẻ. Đó chính là mua sắm, đầu tư cho con thật nhiều mà không tiếc tiền. Theo như bạn chia sẻ thì mỗi tháng cả nhà hết 15 triệu, trong đó chi cho con đã chiếm quá nửa. Có những khoản như tiền đồ chơi, quần áo hay cho con đi chơi không cần thiết phải tốn kém như vậy”.
“Bố mẹ chỉ dám ăn 25 nghìn/bữa/người nhưng sẵn sàng chi 2 triệu/tháng cho con tiền quần áo, đồ chơi, đi chơi. Người ta bảo đắm đuối vì con là đây chứ đâu. Nhà mình rất ít khi mua đồ chơi cho con mà chủ yếu là bố mẹ dành thời gian chơi với con, cùng con làm đồ chơi.”
Ảnh minh hoạ.
Một sai lầm trong việc chi tiêu mà nhiều cặp vợ chồng trẻ hay mắc phải chính là chi tiêu quá nhiều cho con cái. Họ dồn gần như hết mọi nguồn lực để cho con vào học trường đắt tiền, vui chơi giải trí ở các trung tâm thương mại, mua thật nhiều đố chơi cho con…
Tình yêu cha mẹ dành cho con cái là điều không thể bàn cãi song cách chúng ta thể hiện điều đó thì đáng bàn. Đôi khi chúng ta dành cho con mà không lý trí nghĩ rằng, liệu những món đồ chơi đắt đỏ đó có thực sự tốt cho con hay không?
Thay vì sắm sửa quá nhiều đồ chơi cho con, bố mẹ nên dành thời gian, sắp xếp công việc để có thể chơi cùng con. Hãy mua cho con những cuốn sách về thiên nhiên, dạy trẻ về tình yêu con người, về cách sống. Đồ chơi có thể cũ nhưng sách thì không bao giờ. Đó chính là hành trang tốt nhất mà bố mẹ nên dành cho con trẻ. Hiện tại, bảng chi tiêu của gia đình trẻ này vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm của các chị em.
Vợ chồng cãi nhau nảy lửa vì chuyện về quê ăn Tết
Vợ lấy lý do mới mua nhà, hai vợ chồng con cái cần ở lại thắp hương nhà mới cho ấm cúng. Tôi thì không đồng ý vì bố mẹ ở quê đã già, biết còn được mấy lần về quê ăn Tết với bố mẹ? Thế là vợ chồng mặt xưng mày xỉa không nhìn mặt nhau suốt cả tuần nay.
Vợ tôi là người Hà Nội, còn tôi lên thành phố lập nghiệp. Chúng tôi lấy nhau đã 5 năm và có một bé trai 3 tuổi. Những năm đầu mới cưới nhau, vợ chồng tôi thuê nhà gần nhà bố mẹ vợ cho tiện ông bà chăm sóc cháu và cũng để tiện chạy đi chạy lại khi bố mẹ vợ có việc cần sai bảo.
Trước đây đi ở trọ, cứ đến 28 Tết là vợ chồng, con cái dắt díu nhau về quê ăn Tết đến mùng 4 Tết lại quay trở lại thành phố chúc Tết bố mẹ vợ, nghỉ ngơi rồi đi làm. Vợ tôi cũng vài lần tỏ thái độ khó chịu vì Tết chỉ ở quê nội, hết Tết mới lên chúc Tết bố mẹ cô ấy nhưng tôi đã nhiều lần giải thích việc hai vợ chồng ở cạnh ông bà ngoại cả năm rồi, có mấy ngày Tết nên dành cho bên nội. Tôi biết cô ấy không thỏa mãn với lời giải thích này nhưng tôi cũng kệ vì không thể làm khác được.
Ảnh minh họa
Năm vừa rồi bố mẹ tôi bán đất dưới quê chia cho mấy anh em. Tôi vay mượn bố mẹ vợ một chút cộng với tiền hai vợ chồng tiết kiệm từ khi cưới nhau đến giờ mua được một căn nhà nhỏ. Khỏi phải nói vợ chồng tôi vui như thế nào khi nghĩ đến cảnh vèo một phát lại đến hạn đóng tiền nhà.
Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu thì vợ chồng lại lục đục cãi nhau chỉ vì vợ tôi muốn ở lại thắp hương nhà mới cho ấm cúng, còn tôi lại vẫn thói quen xưa cũ nằng nặc đòi về quê vì bố mẹ tôi đã già, không biết chúng tôi còn được về ăn đoàn tụ với các cụ được mấy cái Tết nữa?
Vợ tôi còn nói, không chỉ từ năm nay mà từ nay về sau, khoảng 28, 29 Tết, vợ chồng tôi sẽ mang lễ về quê để ông bà nội thắp hương. Sau đó lại ra Hà Nội ở đến hết mùng 1 Tết, đi lễ chùa, chúc Tết ông bà ngoại, thăm nhà anh em họ h àng bên ngoại, mùng 2 mới đi về quê nội chúc Tết.
Tôi thì nhất quyết là không đồng ý với lịch trình Tết của vợ, vì dù sao bố mẹ tôi ở quê cũng chỉ có mình tôi là con trai, có mình cô ấy là con dâu và con tôi là cháu nội. Con gái, con rể Tết có thể không về, nhưng con trai và con dâu thì không thể không về ăn Tết cùng bố mẹ được. Bố mẹ tôi đã già yếu, cả năm ở một mình, cũng chỉ mong 3 ngày Tết để con cháu về quây quần mà lại không về thì sao mà được.
Ảnh minh họa
Phân tích đủ lý lẽ, nặng có, nhẹ có, cãi nhau to tiếng có, "chiến tranh lạnh" có nhưng vợ tôi vẫn cương quyết giữ quan điểm không về quê ăn Tết. Tôi thì không thể để bố mẹ già đỏ mắt trông con mà con không về.
Tôi đã nghĩ đến phương án nếu vợ không về quê thì hai bố con tôi về. Nhưng khổ nỗi, con tôi còn bé, nó quen hơi của mẹ. Giờ về quê không có mẹ, thằng bé khóc lóc cả đêm không ngủ được thì cũng khổ. Hơn nữa mới đầu năm hai vợ chồng đã mỗi đứa một nơi, nghe như đã thấy mùi chia ly.
Thực sự tôi đang rất rối trí. Chỉ còn chục ngày nữa là Tết mà vợ chồng lại lục đục, không biết Tết này có Tết nữa hay không?
Nghe tin tôi có bầu, mẹ chồng hớn hở tặng hẳn một cuốn sổ tiết kiệm 200 triệu đồng nhưng yêu cầu kèm theo mới gây choáng Tôi cầm cuốn sổ tiết kiệm còn chưa nóng tay thì mẹ chồng đã nói kèm yêu cầu khiến tôi choáng váng. Sau khi cưới, vợ chồng tôi chuyển ra ở riêng hẳn. Một phần vì tôi sợ ở chung sẽ nảy sinh mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Một phần vì tôi đã có nhà riêng trước rồi nên chuyện nhà đất...