Nguyễn Thiện Đạo: Nhà soạn nhạc “đá ngang” sang viết văn
Nguyễn Thiện Đạo, nhà soạn nhạc người Việt có lẽ là duy nhất có thể viết nhạc đương đại cho dàn nhạc giao hưởng và dàn nhạc dân tộc, mới đây trổ tài làm văn. Ông vừa cho ra tác phẩm Sống lửa với cốt truyện ly kỳ mang tính sử thi được thể hiện bằng một bút pháp cũng đậm tính đương đại.
Ở tuổi ngoại 70, nhà soạn nhạc cho ra cuốn sách đầu tay, tên Sống lửa (NXB Hội Nhà văn – 2015) với lối viết phóng túng, giàu chất thơ và nhạc. Ông cho những nhân vật cổ xưa dùng ngôn từ hiện đại.
“Mầm non” văn học Nguyễn Thiện Đạo
Ông cũng sử dụng cách kể ngoài chuyện để đưa những bình luận của chính mình về diễn biến, nhân vật. Có những đoạn văn cấu trúc đối xứng như hai đoạn nhạc có biến tấu. Nguyễn Thiện Đạo cũng chịu khó “chơi” với từ ngữ. Nhạc sĩ viết về một nhân vật nữ: “Có làn da thơm mới, hơi thở nhẹ hồng mới, tiếng nói trong thỏ thẻ mới, Chí Bằng quên hết”.
Gần 140 trang sách bao quát mấy đời của một dòng họ xuất xứ Chiêm Thành từ thời Huyền Trân công chúa. Đoạn kết của sách, cháu mấy đời của một vị kiến trúc sư Chiêm Thành trở thành một cây bút cách tân của thời Thơ Mới khiến chính quyền thực dân e ngại.
Nhà thơ sống ở phố Tràng Tiền, cũng là nơi gia đình Nguyễn Thiện Đạo sinh sống. Cuối sách, khi nhà thơ bị mật thám bắt, tác giả cho nhân vật nói với vợ: “Nhà thơ Đức Heinrich Heine có câu “Khi ngôn từ ngưng, âm nhạc bắt đầu”. Em đang nuôi âm nhạc đấy.” Trên thực tế, bố ông muốn ông sang Pháp học để thành bác sĩ và ông đã trái lời cha.
Ánh sáng và đau thương
“Văn học của ta xưa nay vẫn còn hơi khuôn mẫu. Quan tâm rất nhiều đến đạo đức cũng có cái hay nhưng phần nào hơi hạn chế sáng tạo điên cuồng muốn đột phá. Khi mình ở trong khuôn, rất khó ra khỏi khuôn… Phần nào mình cứ tìm cái đúng. Thật ra mình phải tìm cái hay. Nếu nó hay thì có thể tạm gọi là đúng. Khi mình cứ đóng khuôn vào cái phải cho đúng, mình tự hạn chế, gò bó mình”.
Video đang HOT
Nhà soạn nhạc Nguyễn Thiện Đạo
Sống lửa mang lối viết hiện thực, sử thi thỉnh thoảng đan xen huyền thoại. Trong không gian của truyện, dường như người sống lẫn cùng thần Phật, quỷ ma… Nguyễn Thiện Đạo không thích kiểu xây dựng nhân vật một chiều. Ông nói: “Sợ nhất nhân vật hoặc phải là chính diện hoặc phải là phản diện. Cuộc đời đâu như thế, mỗi chúng ta đều có mặt hay, mặt không hay”.
Những nhân vật trong Sống lửa có thể vừa tốt vừa xấu nhưng đều có điểm chung là giàu khát vọng (gồm cả dục vọng) và thường là về sau đều chuyển biến theo chiều Ánh sáng. Ánh sáng và Đau thương là hai khía cạnh mà các nhân vật tâm đắc của ông phải trải qua. “Ba nhân vật chính trong Sống lửa phần nào có dáng dấp cá nhân mình”, ông cho hay. “Dù cuộc đời riêng của mình hơi tẻ nhạt so với các nhân vật trong này”.
Ông chia sẻ, chính vì tìm tòi mãi không ra cách nào để viết hồi ký cho hay nên đã viếtSống lửa. Tuy nhiên, mới đây đã có người giúp nhạc sĩ viết hồi ký âm nhạc. CuốnNguyen Thien Dao, une voie de la musique contemporaine Orient-Occident (Nguyễn Thiện Đạo- một giọng nhạc đương đại Đông-Tây) của Isabelle Masssé – Tiến sĩ Âm nhạc học ĐH Sorbone phát hành tại Pháp cuối tháng 3. Sách nằm trong bộ Collection Les Matres de musique (Những bậc thầy âm nhạc) nói về các nhà soạn nhạc nổi bật từ cổ chí kim.
Đã chuẩn bị tinh thần Sống lửa có thể không được xuất bản ở Việt Nam nên Nguyễn Thiện Đạo “mừng ghê gớm” khi sách ra lò chỉ bị cắt tổng cộng khoảng 2 trang. Trong đó có vài dòng mô tả tướng giặc Nùng uống/tắm máu phụ nữ, vài dòng khác đá đưa về tình hình phụ nữ bị bắt làm nô lệ xưa và nay… Sống lửa đang được cho dịch để xuất bản tại Pháp.
“Cuốn này phải viết bằng tiếng Việt…Nó là trong huyết tủy của mình”, Nguyễn Thiện Đạo nói. Nhà soạn nhạc cũng hé lộ dự định viết một cuốn dạng tiểu luận bằng tiếng Pháp.
Theo_Dân việt
Học sinh lớp 4 làm văn về nỗi đau cây xanh bị chặt
Nhìn những thân cây ứa nhựa, học trò rưng rưng. Cô giáo tâm sự, nhiều câu văn của các em khiến người lớn giật mình suy nghĩ.
"Tôi đang khỏe mạnh, xin đừng giết tôi"
Ngày 23/3, cô giáo Nguyễn Minh Phương (sinh năm 1992) ra đề bài môn tập làm văn về hiện tượng cây xanh bị chặt tại Hà Nội. Học sinh lớp 4, trường tiểu học Marie Curie đã bày tỏ tình cảm trước thiên nhiên, suy nghĩ về thành phố thiếu bóng cây.
Em Nguyễn Hân Bình thuật lại cuộc nói chuyện trong tưởng tượng giữa các loài cây: "Đêm về lạnh giá, chỉ còn tiếng xì xào của hàng cây trên đường Nguyễn Chí Thanh. Họ như thì thầm, khóc lóc vì ngày mai sẽ xa mảnh đất này.
Một thân cây thốt lên: "Ôi, ngày mai tôi sẽ phải tạm biệt nơi gắn bó tuổi thơ. Tôi không muốn đi đâu, tôi nhớ nơi này lắm". Các cây khác chạm cành như an ủi: "Thôi đừng khóc nữa, chúng tôi cũng như vậy. Họ sẽ thay thế chúng ta bằng cây non nớt, rồi sẽ lớn lên mà. Chỉ mong có phép lạ". Họ xì xào an ủi nhau trong đêm dài".
Trẻ tiểu học viết về cây xanh bị chặt tại Hà Nội.
Hoàng Nhật Mai hóa thân thành cây cổ thụ trước ngày bị chặt: "Tôi là cây sao đen, đang ở cùng anh chị, sắp bị chặt bỏ. Vào đêm cuối cùng, tôi rất xúc động khi nhìn sinh viên gắn lên mình dòng chữ: "Tôi đang khỏe mạnh, xin đừng giết tôi". Tôi rất buồn và nghĩ đến Hà Nội xưa. Sự thay đổi sẽ diễn ra như thế nào? Tôi sẽ gục ngã như các anh chị".
Vũ Tuệ Minh tâm sự cùng cây như hai người bạn thân thiết: "Cây à, mình nghĩ bạn sẽ rất buồn. Mình sẽ cố gắng hết sức để luôn đồng hành cùng các bạn. Dù bạn có ra đi thì chúng mình luôn là người một nhà".
Cô học trò đặt ra câu hỏi khiến nhiều người lớn suy nghĩ: "Nếu cây cối bị chặt, người dân sẽ không có bóng mát trong mùa hè. Người nước ngoài sẽ nghĩ sao về Hà Nội của chúng ta. Hà Nội ơi, hãy suy nghĩ lại, đừng chặt cây nữa".
Cây xanh bị chặt trên đường phố Hà Nội. Ảnh: Lê Hiếu.
Bài học về tình yêu thiên nhiên
Quan tâm đến tình hình thời sự, cô giáo Minh Phương hẫng hụt trước nhiều hàng cây gắn liền trong ký ức mỗi người chỉ còn lại hoài niệm.
Thời gian đầu tiên của tiết học, cô giáo cho học sinh xem hình ảnh thành phố trước và sau khi chặt cây, truyền đạt kiến thức về cây cổ thụ.
Cô giáo Minh Phương cùng học sinh trường tiểu học Marie Curie.
Phương tâm sự: "Nhìn những thân cây bị chặt, ứa nhựa, nhiều trò rưng rưng. Các em rất xúc động với những dòng chữ trên thân cây: "Tôi đang khỏe mạnh xin đừng giết tôi". Có học sinh đặt câu hỏi: "Cô ơi, một cơ thể khỏe mạnh như thế, tại sao phải chết?".
Minh Phương mong muốn qua tiết học này, học trò sẽ biết đến sự cảm thông và yêu hơn thiên nhiên, trân trọng cuộc sống.
Theo Zing
Những sự thật rất ít người biết về nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven Beethoven là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của nhân loại từ trước tới nay. Tuy vậy, còn rất nhiều điều mà nhiều người không biết về ông. Những sự thật rất ít người biết về nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven Beethoven là một trong những thiên tài kiệt xuất nhất của lịch sử âm nhạc thế giới dù...