Nguyễn Thanh Hóa xin “nhận tội hết cho cấp dưới vì họ còn tương lai”
Trả lời tại Toà, Nguyễn Thanh Hóa cho biết, đã nói với cán bộ điều tra xin nhận hết trách nhiệm về bản thân mình, vì cấp dưới còn trẻ, còn tương lai phía trước
Chiều 20/11, TAND tỉnh Phú Thọ tiếp tục xét hỏi bị cáo Nguyễn Thanh Hóa – nguyên Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao ( C50) liên quan đường dây đánh bạc nghìn tỷ.
Bước vào phiên xét xử buổi chiều 20/11, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa bị tăng huyết áp phải nằm ở phòng y tế một thời gian ngắn. Phiên tòa được mở lại sau đó khoảng 20 phút.
Bị cáo Nguyễn Thanh Hóa
Mở đầu phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi ông Phan Thanh Hóa có giữ nguyên lời khai sáng nay không? Ông Hóa khẳng định giữ nguyên những lời khai, và khai bản thân không còn nhớ nhiều công văn mà ông đã ký hoặc văn bản gửi cấp trên liên quan đến hoạt động của Công ty CNC.
Tại phiên tòa, ông Hóa tiếp tục khẳng định CNC không phải là công ty bình phong thuộc Bộ Công an. HĐXX tiếp tục hỏi: “Bị cáo vẫn không thừa nhận CNC là công ty nghiệp vụ, vậy quá trình điều tra, bị cáo có bị bức cung nhục hình không?” Bị cáo Hóa trả lời “Không!”
Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc tại sao trước đây trong bản tự khai, bị cáo Hóa thừa nhận CNC là công ty bình phong của C50, ông Hóa cho biết, trong thời gian bị bắt giam, bị cáo mất ngủ cả tháng, sức khỏe không ổn định, đầu óc không tỉnh táo, có lúc không nhớ mình nói gì.
“Đầu óc của tôi không được tỉnh táo nhưng tôi khẳng định không bao giờ tôi nói CNC là bình phong”- bị cáo Hóa quả quyết.
Kiểm sát viên công bố các tài liệu gồm: Công văn 1092 (ngày 7/12/2012) về việc C50 đề nghị với C43 được sử dụng địa chỉ số 10 Hồ Giám với lý do, “hiện tại CNC đang hợp tác với C50 một số lĩnh vực công tác nghiệp vụ, đề xuất xin tầng 1 làm chỗ để xe cho cán bộ chiến sỹ và khách đến giao dịch; đề nghị được sử dụng phần diện tích còn lại để duy trì hoạt động nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật của CNC”, bị cáo Hóa thừa nhận công văn này mình ký.
Trước câu hỏi của VKS về đề đề nghị cho CNC thuê trụ sở của công an để hoạt động, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa khẳng định, về vấn đề thuê nhà, C43 (Cục Chính trị hậu cần) có yêu cầu cho CNC thuê nhưng vì diện tích quá lớn nên C50 đề nghị cho 1 tầng để làm nhà để xe.
“Như tôi nói, nếu C50 có điều kiện (tiền và người) thì sẽ thành lập công ty bình phong. Văn bản thì ghi như thế nhưng thực chất thì không có việc liên kết hoạt động nào cả; quyền cho thuê là của Tổng cục Hậu cần”- bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cho biết thêm.
Video đang HOT
Khi nghe đại diện HĐXX hỏi, bị cáo có nghe anh Lục (nhân viên dưới quyền Nguyễn Thanh Hóa) phản ánh CNC đang vận hành game bài Rikvip trái pháp luật để chỉ đạo cho dừng vận hành game này hay không? Bị cáo Hóa cho biết, chỉ nghe anh Lục chỉ nói đến việc CNC liên kết với Cty VTC Onlien để thành lập cổng thanh toán game đang hoạt động ở thời điểm chưa xin được giấy phép.
Lúc này đại diện VKS công bố lời khai của những người vắng mặt: Nguyễn Huy Lục (nhân viên dưới quyền Nguyễn Thanh Hóa); Hoàng Trung Phóng (Trưởng phòng 2, C50 – cán bộ dưới quyền Nguyễn Thanh Hóa) và lời khai của đại diện PC 50 Công an TP.Hà Nội. Những lời khai này cho biết đã báo cáo Nguyễn Thanh Hóa về việc CNC đang hoạt động game trái pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa đều gạt đi, nói rằng CNC là công ty nghiệp vụ, bình phong của Cục nên không vi phạm pháp luật.
Trả lời thắc mắc này, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa nói, quy chế của cơ quan chúng tôi, những ai phát hiện tội phạm thì báo cáo bằng văn bản chứ không báo cáo bằng miệng. Nguyễn Thanh Hóa phủ nhận tất cả những lời khai này và một mực khẳng định, C50 không thành lập công ty bình phong vì không có tiền và không có người.
Giải thích về việc “CNC không là công ty nghiệp vụ của C50 nhưng vẫn thường xuyên gửi báo cáo lên C50?”. Ông Hoá cho biết, Công ty CNC hoạt động trong lĩnh vực do C50 quản lý nên phải báo cáo là việc bình thường, vì báo cáo để C50 kiểm soát. “Tôi nói với Dương, Công ty CNC hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ C50 không hướng dẫn, chỉ đạo CNC hoạt động riêng. Chúng tôi chỉ sử dụng Công ty CNC khi thực hiện biện pháp nghiệp vụ khi cần thiết, chứ không phải C50 thường xuyên chỉ đạo CNC thực hiện theo ý mình”, ông Hoá nói.Kiểm sát viên nhiều lần nhắc nhở bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cần khai báo thành khẩn trước tòa để được nhận khoan hồng của pháp luật.
Khi Luật sư bào chữa cho rằng, bị cáo quanh có chối tội, không khai báo thành khẩn, đổ lỗi cho người khác. Bị cáo nói sao về nhận định này?, Nguyễn Thanh Hóa trả lời: “Tôi đã nói với cán bộ điều tra rằng tôi xin nhận hết trách nhiệm về bản thân mình, các cán bộ của tôi họ còn trẻ, họ còn tương lai phía trước, việc tôi giao cho họ tôi chịu trách nhiệm; còn đối với cấp trên giao việc cho tôi thì tôi phải làm chứ không đổ lỗi cho cấp trên; cấp trên nói anh nghiên cứu vấn đề này cho tôi thì tôi nghiên cứu vấn đề đó”.
Nhắc lại về chức năng, nhiệm vụ của C50, với vai trò Cục trưởng, bị cáo Hóa nói nhiệm vụ duy nhất đến thời điểm này bị cáo vẫn chưa thực hiện được, đó là việc thành lập công ty bình phong để phục vụ nghiệp vụ cho C50.
“Nhiệm vụ khó khăn nhất là thành lập công ty bình phong tôi cứ loay hoay mãi do không có tiền, không có người, cho nên mới có chuyện văn bản nó cứ chồng lên văn bản kia, còn những việc khác thì chúng tôi làm được” – bị cáo Hóa nói.
Cũng tại phiên tòa, luật sư đặt câu hỏi, bị cáo thấy thế nào khi cáo trạng truy tố bị cáo về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với vai trò đồng phạm tích cực cùng bị cáo Phan Văn Vĩnh?
Theo bị cáo Hóa, ban đầu mình bị khởi tố về tội “Tổ chức đánh bạc”, sau đó chuyển tội danh sang “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. “Ban đầu tôi có thắc mắc nhưng sau đó tôi đồng ý, tôi chấp nhận truy tố theo cáo trạng” – bị cáo Hóa nói.
Theo bị cáo Hóa, thực chất chỉ là bị cáo làm không hết trách nhiệm, nên lẽ ra tội của bị cáo là “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng nếu Viện Kiểm sát truy tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn thì bị cáo xin nhận tội.
Luật sư tiếp tục đặt câu hỏi, bị cáo không thừa nhận CNC là đối tác của C50, bị cáo nhận định như vậy trên tư cách cá nhân hay trên tư cách Cục trưởng C50? Bị cáo Hóa tiếp tục nhắc lại lời khai của mình rằng, C50 chỉ ký biên bản ghi nhớ với Công ty CNC, chứ không có hợp tác.
Cũng trong buổi chiều, HĐXX triệu tập và thẩm vấn hai người làm chứng là ông Hoàng Xuân Phóng (C50) và ông Nguyễn Huy Lục (C50) để làm rõ lời khai của ông Nguyễn Thanh Hoá./.
Theo Phú Hiền/VOV.VN
Cựu thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa phủ nhận vai trò bình phong của CNC
"Nhiều người hiểu lầm CNC là công ty bình phong, nhưng đây chỉ là công ty phục vụ công an khi cần thiết", bị cáo Nguyễn Thanh Hóa khai.
Sáng 20/11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ tiếp tục phiên xét xử vụ án đánh bạc nghìn tỷ đồng trên mạng internet liên quan đến 2 cựu tướng công an.
Sau phần xét hỏi cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh, tới lượt bị cáo Nguyễn Thanh Hóa (cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, C50) được HĐXX gọi lên xét hỏi.
Trên bục khai báo, khi được hỏi về mối quan hệ với bị cáo Nguyễn Văn Dương (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao (CNC), bị cáo Nguyễn Thanh Hóa cho biết ông quen Dương trong một trường hợp đặc biệt.
"Năm 2010, tôi được gặp Nguyễn Văn Dương trong một trường hợp rất đặc biệt là khi tôi đi lễ hội đền Trần. Xe của bạn tôi lúc đó bị công an Nam Định bắt vì đậu sai chỗ. Và mọi người đều bảo là có Dương rất thân với Giám đốc Công an tỉnh Nam Định nên có thể xin được.
Tôi sau đó đã đến nhờ và cuối cùng đã xin được xe, nếu không có Dương thì chúng tôi chắc không về được", bị cáo Hóa khai.
Nguyễn Thanh Hóa và Nguyễn Văn Dương trên bục khai báo sáng 20/11. Ảnh: Phạm Chiểu)
Được bổ nhiệm làm Cục trưởng C50 năm 2009, Nguyễn Thanh Hóa khai đơn vị của ông ban đầu chỉ có hơn 30 người, có chức năng đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao. Do điều kiện không cho phép, cùng việc bị lãng quên nên đến 2011, C50 chưa thành lập được công ty bình phong.
Sau đó, bị cáo Nguyễn Thanh Hóa khai cố Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đã gợi ý với bị cáo về việc thành lập công ty bình phong. "Tôi nhớ có lần anh Ngọ hỏi tôi rằng C50 có chức năng bình phong hay không? Tôi bảo vâng", bị cáo Hóa khai.
Lúc đầu cố Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ đã đề nghị cho cháu về làm công ty bình phong của C50. Tuy nhiên, ý định này không thành khi Nguyễn Thanh Hóa nói người cháu này không có khả năng làm doanh nghiệp, ông Ngọ đã giới thiệu Nguyễn Văn Dương.
"Sau khi tôi nói cháu anh không có khả năng làm doanh nghiệp được thì anh nói có Dương ở UDIC được không. Tôi nói vâng nhưng sau đó lãng quên vì không mặn mà", ông Hoá khai.
Video: Nguyễn Thanh Hóa khen Phan Văn Vĩnh hết lời, nói gặp Nguyễn Văn Dương trong hoàn cảnh đặc biệt
Theo bị cáo Nguyễn Thanh Hóa, trong một lần tình cờ, ông Hóa gặp ông Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Dương ở hành lang trụ sở Tổng cục Cảnh sát. Ông Hoá được ông Vĩnh giới thiệu Dương làm công ty bình phong và bảo ông Hoá làm tờ trình.
"Lúc đó tôi không hiểu vì lực lượng cảnh sát không có bình phong. Tôi họp đơn vị và thống nhất thành lập, giao trưởng phòng tham mưu đi tìm hiểu", ông Hóa khai.
Tiếp tục trả lời câu hỏi của HĐXX, Nguyễn Thanh Hóa khai sau khi được phê duyệt chủ trương lập công ty nghiệp vụ cho C50, ông cùng cấp dưới ký văn bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh với Công ty CNC của Nguyễn Văn Dương. Về việc ký bản ghi nhớ với CNC vào ngày 10/10/2011, ông Hóa nhấn mạnh là ghi nhớ không phải thỏa thuận.
Theo ông Hoá, CNC hoạt động theo luật doanh nghiệp, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. CNC chỉ hóa trang nghiệp vụ khi cần thiết, chỉ sử dụng Dương khi cần. C50 không bao giờ hướng dẫn Dương điều tra tội phạm.
"Chúng tôi không có văn bản nào hướng dẫn anh Dương nghiệp vụ. Nhiều người hiểu lầm đây là công ty bình phong nhưng đây không là gì cả mà chỉ phục vụ công an khi cần thiết", ông Hóa khai.
Ông Hóa sau đó nói, dù CNC không phải công ty nghiệp vụ của C50 nhưng vẫn thường xuyên gửi báo cáo, nhưng ông không hồi âm.
"Họ gửi báo cáo chúng tôi cũng giống như quần chúng nhân dân gửi báo cáo, không riêng CNC. Nếu có dấu phạm tội chúng tôi sẽ điều tra chứ không phải CNC là cơ sở của C50", ông Hóa khai.
VIỆT AN - TÙNG LÂM
Theo VTC
Phan Sào Nam viết đơn xin 'lập công chuộc tội' "Ngày 8-11-2017, anh có viết đơn xin được lập công chuộc tội... Tại sao anh lại có ý tưởng đó?", luật sư hỏi Phan Sào Nam. Phan Sào Nam Chiều nay (17-11), tiếp tục phiên xử vụ Phan Văn Vĩnh, các luật sư tham gia xét hỏi Phan Sào Nam (một trong hai bị cáo bị quy kết cầm đầu đường dây cờ...