Nguyễn Thanh Chấn: ‘3 lần tôi chết hụt’
Ông khóc cả đêm khi biết tin bản án kết tội đã bị tuyên hủy, nhưng niềm vui không trọn vẹn vì chưa có quyết định cuối cùng công nhận ông vô tội.
Trong căn nhà cấp bốn lợp ngói lụp xụp ở thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang của ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi), từ 3 ngày nay, hàng xóm liên tục đến chia vui, ngồi ra cả sân.
Chiều nay, ông Chấn nghẹn ngào cho hay, hôm qua được tin TAND Tối cao chấp nhận kháng nghị của VKSND Tối cao về việc hủy hai bản án kết tội ông, cả nhà ôm nhau khóc, mừng tủi. “Suốt đêm, vợ chồng tôi khóc ròng”, ông Chấn tâm sự. Đến chiều nay, gương mặt ông vẫn còn hốc hác, hai mắt sưng mọng.
Ông Chấn tâm sự lúc này đang rất mông lung, lo lắng cho số phận pháp lý của mình, bởi lẽ theo kháng nghị bản án đã được hủy nhưng chưa có phán quyết cuối cùng về việc ông được vô tội, sẽ có vụ án khác được mở ra theo yêu cầu điều tra lại của Hội đồng tái thẩm TAND Tối cao.
Ông bảo chỉ khi nào có quyết định cuối cùng từ cơ quan pháp luật, ông mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Lúc đó mới tính đến việc yêu cầu bồi thường oan sai. Còn giờ, ông sợ bị sẽ lại phải “đi tù trở lại”.
“Cả nhà vui mừng đấy, hạnh phúc tràn ngập đấy, vẫn còn nơm nớp. Mọi thứ vẫn chưa thể đoán định được”, ông chia sẻ.
Nét mặt trầm ngâm, ông bảo, từ khi bị bắt tạm giam vì tình nghi liên quan đến cái chết của chị Nguyễn Thị Hoan, đã phải trải qua bao cay đắng, tủi nhục. “Tôi bị ép cung, bị người cùng phòng giam đánh đập, bắt nạt”, ông Chấn nói.
Có những lúc quẫn bách, ông thấy bế tắc nên tìm cách tự tử. “Tôi 3 lần chết hụt. Lần đầu dùng dây và chiếc bàn chải đánh răng siết chặt cổ để không còn thở được nhưng bạn cùng buồng phát hiện ra”, ông Chấn nhớ lại thời gian đầu bị tạm giam. Lần thứ hai, ông tìm cách đập đầu vào tường để tự vẫn song không chết.
Từ hôm về, ông thấy mọi thứ đã thay đổi nhiều, duy chỉ tấm bằng Tổ quốc ghi công của người cha liệt sĩ, cùng chiếc máy xay xát cũ để ở gian nhà dưới còn nguyên vẹn. “Tôi chỉ mong được sống với vợ con giống như trước đây”, ông Chấn chia sẻ.
Ông Chấn lo lắng cho số phận pháp lý của mình trong tương lai. Ảnh: Quý Đoàn
Ngồi trên chiếc giường cũ, anh Nguyễn Chí Quyết, con trai lớn của ông Chấn, cho biết, từ hôm bố về, không ai nhắc đến chữ “tù”. Mỗi lần có ai vô tình buột miệng nói ra, ông Chấn giật mình, gương mặt thảng thốt. “Vì vậy, khi nhận tin Toà chấp nhận kháng nghị của VKS, gia đình em vẫn chưa có niềm vui trọn vẹn”, anh Quyết tâm sự.
Video đang HOT
Nói một lúc, anh Quyết đưa cho mọi người xem cả xấp đơn bố mình viết kêu oan từ lúc còn trong trại giam. Có những tờ đơn đã úa vàng, nhàu nhĩ, mực nhoè nhoẹt. “Mẹ con em nhiều năm cùng bố đi gõ cửa kêu oan khắp nơi cũng chỉ mong có được như ngày hôm nay”, anh Quyết nói. Theo anh Quyết, ước mong lớn nhất của cả nhà là đến ngày “bố em được tự do thật sự”.
Nghe con trai tâm sự với mọi người, bà Nguyễn Thị Chiến, người vợ bệnh tật đang nằm trên giường rớt nước mắt. Gương mặt chất chứa u sầu, bà tâm sự: “Tôi vui mà nước mắt cứ tuôn trào, vì còn nhiều lo lắng”.
Theo nguồn tin của VnExpress, hôm nay, Công an tỉnh Bắc Giang đã triệu tập một số điều tra viên tham gia thụ lý vụ án của ông Chấn từ 10 năm trước để yêu cầu viết tường trình. Ông Nguyễn Văn Chức (Chánh văn phòng Công an tỉnh Bắc Giang) cho biết ngay hôm ông Chấn được VKSND Tối cao tạm đình chỉ giam giữ, ngày 4/11, Công an tỉnh đã họp xem xét lại hồ sơ điều tra và biên bản ghi lời khai nhưng chưa phát hiện vấn đề bất thường.
Bà Bùi Thị Ngân, Viện phó VKSND tỉnh Bắc Giang, cũng cho hay đơn vị đang yêu cầu những người liên quan báo cáo sự việc, xem xét trách nhiệm để kiểm điểm.
Phía tòa án tỉnh, ông Thân Quốc Hùng, Chánh văn phòng, dù khẳng định vụ án năm xưa không vi phạm về mặt tố tụng, trình tự thủ tục làm vụ án là đúng, song cũng thừa nhận có sai sót trong đánh giá chứng cứ. Ông cho rằng trách nhiệm bồi thường oan sai trong vụ án này thuộc thẩm quyền phán xét của tòa tối cao. Trách nhiệm xử lý cán bộ tòa sai phạm cũng do tòa tối cao quyết định.
10 năm trước, ngày 29/8/2003, ông Chấn bị bắt, khởi tố về tội Giết người do bị nghi là thủ phạm gây ra cái chết của chị Nguyễn Thị Hoan. Tại phiên sơ thẩm, phúc thẩm, ông Chấn không nhận tội và bị tuyên án tù chung thân. Ngày 4/11, VKSND Tối cao ra kháng nghị đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục tái thẩm hủy các quyết định của bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm đối với ông Chấn để điều tra lại vụ án theo quy định của pháp luật. Cùng ngày, ông Chấn được tạm đình chỉ thi hành bản án, rời trại giam về nhà. Trước đó một tuần, Lý Nguyễn Chung, người cùng làng với ông Chấn, đã ra đầu thú nhận là thủ phạm của vụ án.
Việt Dũng
Theo VNE
Hoang mang thịt heo tiêm thuốc an thần
Theo tìm hiểu của PV, nhiều cơ sở giết mổ heo tự phát tại TP.HCM thường xuyên tiêm thuốc an thần cho heo để trục lợi. Hiện nhiều người dân hết sức hoang mang và đang tẩy chay loại thực phẩm thông dụng này.
Người dân hoang mang
Thực tế của PV cho thấy, thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil sẽ giúp thịt heo "thối" tươi và ngon hơn. Chị Nguyễn Thị Sen (32 tuổi, ngụ Bình Thạnh) cho biết: "Trước đây, ra chợ mua thịt heo cứ loại nào tươi, ngửi không có mùi hôi thì tôi mua.
Tuy nhiên, khi mang về nhà chế biến xong thấy miếng thịt heo có dấu hiệu rỗ hoa trên bề mặt, bạc trắng nhìn không thấy ngon nữa, nhất là món luộc. Thành thử, từ lâu nay nhà tôi toàn ăn thủy sản".
Nhiều lò mổ lớn có thể bị ảnh hưởng bởi hệ lụy của thịt heo tiêm thuốc an thần
Hiện nhiều người dân tỏ vẻ sợ sệt không dám dùng thịt heo trong bữa ăn hàng ngày vì sợ nhiễm bệnh. Chị Trần Thị Dung (43 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) hoang mang cho hay: "Nhà tôi ăn sáng là bữa chính, cứ sáng sớm là đi chợ mua thịt heo về nấu ăn. Gần đây có thông tin cơ sở giết mổ tiêm thuốc an thần cho heo, tôi tiệt hẳn món này. Ngộ nhỡ ăn phải thịt heo có chứa thuốc an thần, chạy xe buồn ngủ gây tai nạn hay mắc bệnh gì về thần kinh thì nguy hiểm lắm. Hiện chúng tôi mua các loại thủy sản, đồ ăn hộp để chế biến món ăn hàng ngày.
Theo tìm hiểu của nhóm PV, nhiều cửa hàng bán thịt heo đã bớt đi lượng khách hàng đáng kể. Ghi nhận tại nhiều cửa hàng thịt ở các chợ tại TP.HCM, những ngày gần đây các cửa hàng này tỏ ra ế ẩm, còn các loại thủy sản, rau củ quả thì bán chạy, tăng giá liên tục.
Chị Nguyễn Thị Mùi, chủ một cửa hàng bán thịt heo ở chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) cho biết: "Thời gian gần đây, khách hàng đến mua thịt heo ít hẳn. Tôi không dám lấy nhiều về sợ tiêu thụ không hết lại lỗ. Tình hình này chắc chỉ có nước đổi mặt hàng kinh doanh".
Vừa qua, tổ kiểm tra liên ngành VSATTP huyện Bình Chánh (TP.HCM) phát hiện ra một vụ việc gây chấn động người dân khi ập vào một điểm giết mổ heo lậu trên địa bàn huyện. Theo Tổ kiểm tra này cho biết, gần cuối tháng 8/2012, đơn vị này tổ chức kiểm tra đột xuất địa chỉ C5A/30U tổ 5, ấp 3, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh thì bắt quả tang Bùi Anh Hiền (31 tuổi, ngụ Bình Phước) đang tổ chức giết mổ heo lậu.
Đồng thời, đơn vị này phát hiện có 19 lọ thuôc rozil 20 ml (có tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật) được Bùi Anh Hiên dùng để tiêm cho heo trước khi đưa heo đi giết mổ, trong đó có 16 lọ đã được Hiền sử dụng tiêm vào heo.
Trăm phương ngàn kế trục lợi nhờ thuốc an thần
Nhiều người dân bức cho biết, những người chăn nuôi lẫn chủ lò mổ đã bỏ mặc những nguy hiểm với người dân sang một bên vì chạy theo lợi nhuận. Họ dùng tất cả các thủ đoạn, mánh khóe để che mắt chính quyền rồi tận dụng tất cả các loại thuốc trôi nổi trên thị trường để chế biến, làm đẹp cho các mặt hàng thịt thành phẩm của mình. Chính họ là những kẻ rắp tâm gieo rắc bệnh tật, mầm họa cho người dân một cách vô tội vạ.
Mẫu thịt heo bị tiêm Prozil
Theo tìm hiểu của PV, hiện nay, các chủ trang trại, chủ lò mổ có đủ hàng trăm chiêu thức với hàng trăm loại thuốc khác nhau để tiêm vào thịt heo. Với người nuôi heo, ngoài việc sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng ra họ thường bơm nước hoặc tiêm các loại thuốc tích nước có gốc corticoid, dexamethason nhằm làm căng da và giúp heo nặng kí hơn. Bình quân cứ mỗi lít nước bơm vào heo, các chủ trại sẽ đút túi thêm từ 40-50 ngàn đồng.
Anh Nguyễn Duy P., một chủ trang trại heo tại TP.HCM tiết lộ: "Giá cả các loại bột, heo giống lên cao nên chúng tôi phải tìm cách để kiếm tiền thôi, thời đại bây giờ, chăn nuôi mà không có chiêu thì không bao giờ có lời.
Bên cạnh đó, PV ghi nhận thấy không chỉ tồn tại nhiều cơ sở giết mổ trái phép mà ở những cơ sở ấy, quá trình giết thịt cũng không đảm bảo vệ sinh, rất dơ bẩn, dễ nhiễm kí sinh trùng và dịch bệnh.Những chủ lò mổ luôn tìm cách tiêm vào heo những loại thuốc độc hại với con người để làm cho thịt được tươi, dẻo, đỏ tự nhiên.
Điều đáng nói hơn nữa là khi thuốc chưa được heo hấp thụ, phân giải hết họ đã đem ra giết thịt. Những lượng thuốc còn tồn đọng trong thịt heo dễ gây ra hiểm họa khôn lường cho người tiêu dùng.
Chị Trần Phương T., một chủ quầy thịt heo tại chợ Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình) cho biết: "Người dân thích mua thịt heo với màu sắc tươi, đỏ nếu không tìm cách giữ cho màu sắc thịt luôn đẹp mắt thì sao chúng tôi bán hàng được.
Nhiều người lưỡng lự khi mua thịt heo chợ Phạm Văn Hai
Theo tìm hiểu của PV thì mỗi lọ thuốc an thần Prozil được bán với giá 15 ngàn đồng/lọ 20ml, các chủ lò mổ thường tiêm khoảng 2ml thuốc cho một con heo trước ngày giết thịt. Nhẩm tính sơ sơ, chỉ cần tốn 15 ngàn đồng người ta đã có thể đảm bảo cho một khối lượng thịt luôn tươi, dẻo, đỏ và bán chạy tuyệt đối.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thủy, Bệnh viện Thủ Đức (TP.HCM), cho biết nếu ăn phải thịt heo được tiêm thuốc an thần sẽ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu, chóng mặt Hơn nữa, khi lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm. Khi sử dụng thịt heo bị tiêm thuốc an thần Prozil tích lũy lâu ngày sẽ tác hại đến thần kinh, đãng trí, lờ đờ, mệt mỏi, run tay, trầm uất và cả mất ngủ.
Hiện nay, theo ghi nhận của PV mặc dù chính quyền, các cơ quan, ban ngành liên quan đã nhiều lầ tổ chức kiểm tra, tiêu hủy nhiều cơ sở, nhiều xe chở thịt heo ô nhiễm, quá hạn sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều kẽ hở trong công tác kiểm tra, kiểm định để những kẻ vô lương tâm, hám lợi có cơ hội gieo rắc tai họa lên người dân.
Thiết nghĩ, cần phải tăng thêm mức phạt với những kẻ cố tình vi phạm pháp luật, bên cạnh đó phải thường xuyên tuần tra, kiểm tra, cấp giấy phép kiểm định cho các gian hàng bán thịt thì may ra người dân mới bớt được phần nào những mầm họa từ thịt heo.
Cần siết chặt quản lý, kiểm tra
Theo ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết: Đối với thuốc an thần Prozil là loại thuốc dùng chữa bệnh cho động vật, con người chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, không được tùy tiện sử dụng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Để kiểm tra thịt heo có chứa Prozil hay không cần có các xét nghiệm mới biết được. Trả lời về vấn đề quản lý ông Nguyên bày tỏ lo ngại: "Về việc này, có thể kiểm soát bằng cách tăng cường kiểm tra các lò giết mổ chính quy nhưng đối với các lò giết mổ lậu thì chúng tôi chịu thua".
Theo 24h
Nghẹn lòng trước cặp song sinh dính liền ngực Ngày 2/10, TS-BS Trương Quang Định, Phó giám đốc BV Nhi đồng 2 TPHCM, cho biết vừa tiếp nhận 2 bé trai dính nhau là con của chị Nguyễn Thị Hồng L, ở xã Hồ Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận. Chị L. sinh mổ ngày 25/9 tại BV Ninh Thuận, một ngày sau đó cặp song sinh thở mệt nên chuyển...