Nguyên Thẩm phán Tòa Công lý quốc tế đến Việt Nam bàn về Biển Đông
Giáo sư Luật quốc tế Alexander Yankor, nguyên Thẩm phán Tòa án Công lý quốc tế, nguyên Thẩm phán Tòa án Quốc tế về luật biển đã có mặt tại TPHCM để nói về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Chiều 25/7, tại TPHCM đã diễn ra buổi họp báo về hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam”.
Hội thảo do Hội Luật Gia Việt Nam và Trường Đại học Luật TPHCM phối hợp tổ chức. Hội thảo sẽ diễn ra trong ngày 26/7 tại Dinh Độc lập, TPHCM với sự tham gia của khoản 50 chuyên gia, học giả về luật biển có uy tín quốc tế đến từ nhiều nước trên thế giới, đại diện một số cơ quan, ban ngành của Việt Nam, chuyên gia đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, công ty luật, cơ quan thông tấn báo chí trong và ngoài nước.
Có nhiều học giả quốc tế uy tín tham gia hội thảo đến từ Trung tâm, Viện nghiên cứu, trường Đại học lớn của Mỹ, Nga, Italia, thụy Sĩ, Hungari, Bungari, Ba Lan, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Singapore. Trong số đó, chủ yếu là các học giả chưa từng tham dự các hội thảo quốc tế về Biển Đông đã được tổ chức tại Việt Nam từ trước đến nay.
GS.TS Mai Hồng Quỳ (phải) cho biết, hội thảo lần này chỉ tập trung vào
Video đang HOT
lĩnh vực pháp lý trong việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép
GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TPHCM cho biết, khác với hội thảo về Biển Đông trước đây có phạm vi rộng, bàn nhiều vấn đề về lịch sử, vị trí địa chính trị của biển Đông, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, hợp tác kinh tế – thương mại giữa các nước trong khu vực và thế giới…, hội thảo lần này chỉ tập trung vào lĩnh vực pháp lý, mà cụ thể là phân tích, đánh giá, phân tích sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam dưới góc độ pháp luật quốc tế.
Hội thảo cũng sẽ xem xét, thảo luận về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp trong luật quốc tế bao gồm các biện pháp chính trị, ngoại giao và biện pháp pháp lý.
Các học giả đến từ các quốc gia đã sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp như Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan… sẽ trình bày kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trước các cơ quan Tài phán quốc tế (Tòa án và Trọng tài quốc tế). Đặc biệt, các chuyên gia đã từng tham gia giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế với tư cách là Thẩm phán, Luật sư như Giáo sư Luật quốc tế Alexander Yankor, nguyên Thẩm phán Tòa Công lý quốc tế, nguyên Thẩm phán Tòa án Quốc tế về luật biển đến từ Bungari; Giáo sư Makane Moise Mbengue khoa Luật Đại học Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ nhằm giúp Việt Nam có thêm thông tin, kinh nghiệm để giải quyết hòa bình vụ việc này.
Công Quang
Theo Dantri
Giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
Sáng 18-7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton.
Ông Clinton tới Việt Nam lần này nhằm thúc đẩy hoạt động của Quỹ Clinton về chăm sóc điều trị HIV do gia đình Clinton sáng lập nhằm giúp chăm sóc, điều trị cho người có HIV trên thế giới. Hoạt động từ năm 2006, Quỹ Clinton đã hỗ trợ và vận động các nhà tài trợ khác hỗ trợ cho Việt Nam trên 40 triệu đô la Mỹ.
Cựu Tổng thống Bill Clinton: Hoa Kỳ muốn là bạn của Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Cựu Tổng thống Bill Clinton trở lại thăm Việt Nam đồng thời cảm ơn và đánh giá cao tình cảm và những hoạt động nhân đạo, thiết thực của Quỹ Clinton và cá nhân ông Clinton đối với nhân dân Việt Nam; góp phần cùng Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn căn bệnh HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm. Thủ tướng mong muốn Quỹ Clinton ngày càng phát triển, khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ và tạo mọi điều kiện để Quỹ hoạt động thuận lợi tại Việt Nam.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn mong muốn cùng với Hoa Kỳ đưa quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ, thực sự là đối tác hợp tác toàn diện của nhau như lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận. Thủ tướng mong muốn ông Clinton và Phu nhân, Bà Hilary Clinton với tình cảm và uy tín của mình sẽ tiếp tục ủng hộ và đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, vì lợi ích chính đáng của cả hai bên.
Cựu Tổng thống Bill Clinton bày tỏ cá nhân ông với tư cách là người có cơ hội quyết định và chứng kiến việc bình thường hóa quan hệ hai nước đã và sẽ luôn ủng hộ mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Với tình cảm dành cho Việt Nam, Cựu Tổng thống Clinton bày tỏ ông và Phu nhân luôn ủng hộ Chính phủ Hoa Kỳ cũng như nhất quán với những tuyên bố và hành động của ông khi còn trên cương vị Tổng thống và Phu nhân, Bà Hilary Clinton khi còn trên cương vị Ngoại trưởng về quan hệ giữa hai nước. Ông Clinton khẳng định rằng có rất ít vấn đề mà hai đảng Dân Chủ và Cộng hòa ở Hoa Kỳ nhất trí được với nhau, nhưng điều đặc biệt mà cả 2 đảng có sự thống nhất, đó là Hoa Kỳ muốn là bạn của Việt Nam.
Chia sẻ về tình hình gần đây trong khu vực liên quan đến những hành động của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền các quốc gia, vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở khu vực và trên Biển Đông, gây lo ngại và phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế, Cựu Tổng thống Clinton nêu rõ Chính phủ Hoa Kỳ, cá nhân ông cũng như phu nhân, bà Hilary Clinton luôn ủng hộ và thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế; phải bằng các cơ chế và giải pháp đa phương chứ không phải song phương.
Hoa Kỳ cũng đã tỏ rõ lập trường của mình qua các tuyên bố của Chính phủ và mới đây là Nghị quyết của Thượng viện yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. Ông Clinton khẳng định: Đây chính là quan điểm của Chính phủ và 2 đảng của Hoa Kỳ nhằm đảm bảo rằng chủ quyền quốc gia của các nước phải được tôn trọng, luật pháp quốc tế phải được thực thi.
Thành Nam
Theo_An ninh thủ đô
Báo mạng TQ chỉ ra 7 yếu tố lợi thế và lẽ phải của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông Mới đây, cổng thông tin điện tử Hexun của Trung Quốc có bài viết nêu ra 7 yếu tố lợi thế và lẽ phải của Việt Nam trước Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông để chứng minh rằng, nếu Trung Quốc có hành động gây sự thì chỉ chuốc thiệt. Hexun nêu ý kiến cho rằng, hành động cố tình tạo ra...