Nguyên tắc vàng vệ sinh ‘cô bé’ bạn cần biết
Để duy trì tình trạng sức khỏe tốt nhất cho vùng kín, các bạn nữ hãy thuộc lòng những nguyên tắc cơ bản sau.
1. Đảm bảo quần luôn khô thoáng
Do ngấm nước hay mồ hôi sau khi bơi hoặc tập thể dục, quần (đặc biệt là quần chíp) bị ướt và bạn cần phải thay ngay khi có thể. Bởi lẽ môi trường ẩm tạo điều kiện hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi, dễ dẫn đến viêm nhiễm.
2. Không mặc quần bó sát
Lưu ý này vẫn dành sự chú ý đặc biệt cho quần chíp. Bạn cần chọn quần có size phù hợp, làm bằng chất liệu cotton thoáng mát. Nếu để mồ hôi ứ đọng ở khu vực ‘tam giác vàng’, ngoài việc khó chịu, ‘cô bé’ sẽ nhanh có mùi hôi hay nhiễm khuẩn.
Mặc quần bó sát sẽ ảnh hưởng xấu tới cô bé (Ảnh minh họa: Internet)
3. Cẩn trọng với dung dịch vệ sinh
Cần chú ý sử dụng sản phẩm dung dịch vệ sinh không gây kích ứng ‘cô bé’ và không quá lạm dụng. Đôi khi, bạn chỉ cần vệ sinh bằng nước sạch là đủ.
Video đang HOT
4. Thay băng vệ sinh thường xuyên trong ngày ‘đèn đỏ’
Không chỉ tạo ra mùi hôi, lượng huyết ra nhiều trong ngày nguyệt san còn làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vùng kín. Khi chọn băng vệ sinh, bạn nên mua loại không có hương liệu vì mọi chất hóa học đều gây tổn hại cho ‘cô bé’.
5. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau củ, hoa quả và ngũ cốc cũng góp phần tăng cường sức khỏe, tránh viêm nhiễm cho ‘cô bé’.
Theo VNE
Dấu hiệu bất thường kỳ 'đèn đỏ' chị em chớ chủ quan
Nếu bạn bị đau đầu, chuột rút, kinh nguyệt không đều... diễn ra thường xuyên thì cần xem lại và đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Bạn đã từng bị những cơn đau đầu, chuột rút hay chảy máu trong mỗi đợt chu kỳ kinh nguyệt 'ghé thăm'. Những điều này có thể hoàn toàn bình thường do sự thay đổi của nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu chúng diễn ra thường xuyên thì bạn cần xem lại và đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.
Dưới đây là 3 dấu hiệu bất thường trong kỳ kinh nguyệt mà chị em không nên bỏ qua.
1. Kinh nguyệt không đều
Bác sỹ sản phụ khoa Sherry Ross tại Los Angeles cho biết: Một kỳ kinh 'lý tưởng' sẽ đến theo vòng: Cứ 28 ngày lại tới, phải chịu 'đau khổ' trong 2 đến 3 ngày, sau đó biến mất cho đến vòng tiếp theo. Đó là điều rút ra từ thực tế. Tuy nhiên, điều này không giống nhau với tất cả mọi người. Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt có thể xảy ra trong khoảng 21-45 ngày/vòng vẫn được xem là hoàn toàn bình thường.
Vấn đề thực sự đến khi kỳ kinh của bạn đến quá thường xuyên, mỗi vòng dưới hoặc bằng 20 ngày, hoặc quá dài (khoảng một tháng rưỡi/chu kỳ). Căng thẳng, chế độ ăn hạn chế, luyện tập nghiêm khắc vất vả có xu hướng khiến thời gian kỳ kinh của bạn đến ít hơn.
Sử dụng biện pháp tránh thai có thể ảnh hưởng tới chu kỳ của bạn (Ảnh minh họa: Internet)
Điều đó có nghĩa rằng, nếu tình trạng kinh nguyệt không đều này đang xảy ra, chúng không đe dọa đến tính mạng của bạn nhưng tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này nhé. Một trong những vấn đề lớn hơn đằng sau các kỳ kinh không dự đoán được là bệnh về tuyến giáp. Cường giáp khiến các chu kỳ xảy ra xa nhau, trong khi bệnh tuyến giáp lại khiến nó xảy ra thường xuyên hơn, chảy máu nhiều hơn.
Chú ý: Tùy thuộc vào biện pháp tránh thai (dùng thuốc viên, vòng tránh thai hay thuốc tiêm) thì chu kỳ của bạn sẽ bị ảnh hưởng theo những cách khác nhau, do đó, hãy ghi nhớ điều này khi sắp đến gặp bác sĩ sản phụ khoa.
2. Những cơn chuột rút không thể chịu đựng được
Chuột rút là dấu hiệu cuối cùng cảnh báo bạn rằng có cơn đau kinh khủng hơn những gì bạn từng chịu đựng khi mỗi lần đến tháng. Điều này thực sự tồi tệ và bạn phải giải quyết nó bằng cách đi khám phụ khoa.
Phụ nữ trong kỳ kinh thường phải chịu đựng những cơn đau bụng, chuột rút (Ảnh minh họa: Internet)
Hai yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến các cơn co thắt gồm: mức hoóc-môn giống là nguyên do gây ra các cơ co thắt gọi là prostagladin cao hoặc cơ thể sản xuất ra quá nhiều hoóc-môn này trong tử cung, hoặc là do tăng mức độ nhạy cảm.
Đối với bệnh nhân đau không chịu đựng được, để cắt cơn đau nhức, bác sĩ khuyên dùng thuốc chống viêm trước khi cơn đau tới, điều này ngăn tiết prostagladin. Nếu bạn dùng thuốc khi bị chuột rút, prostagladin đã được tiết ra rồi và vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể.
3. Chảy máu nhiều
Hiếm khi nghe thấy phụ nữ than phiền về một kỳ kinh nhẹ nhàng hơn bình thường - điều này có nghĩa là bạn đang không có bất kỳ rủi ro nào về sức khỏe. Một kỳ kinh bình thường kéo dài từ 2-7 ngày khiến chị em sử dụng khoảng 3-6 băng vệ sinh mỗi ngày.
Nhưng nếu kỳ kinh của bạn giống như gió mùa hoặc như cơn lũ không bao giờ kết thúc, bạn cần bác sỹ tư vấn ngay lập tức. Lý do có thể do suy giáp hoặc có cái gì đang hình thành ở tử cung như u xơ tử cung trong niêm mạc, polyp hoặc lạc nội mạc tử cung.
Việc ra ít hay nhiều tùy thuộc vào cơ thể mỗi người, nhưng nếu mỗi giờ bạn phải thay một băng vệ sinh thì là quá nhiều đấy. Bạn nên gặp bác sĩ ngay.
Theo Afamily
Làn da thay đổi như thế nào trong ngày 'đèn đỏ'? Ngày 'đèn đỏ' ảnh hưởng đến bạn ở các triệu chứng như thèm ăn, chuột rút... thậm chí nó còn làm cho làn da của bạn xấu đi. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp ở da do ảnh hưởng của chu kì kinh nguyệt và ngày 'đèn đỏ': Tăng lượng dầu dưới da Trước ngày có kinh nguyệt, lượng hoóc-môn...