Nguyên tắc vàng nếu muốn làm đối tác của Apple

Theo dõi VGT trên

Đừng hứa những gì bạn không thực hiện được và đừng bao giờ phụ thuộc hoàn toàn vào họ là 2 nguyên tắc cơ bản nếu muốn làm đối tác của Apple.

Làm đối tác của Apple giống như làm bạn với hổ. Công việc này đã giúp những công ty như Pegatron hay Foxconn sống khỏe với rất nhiều tiền nhưng cũng sẵn sàng phá hủy không thương tiếc giấc mơ của những công ty như GT Advanced Technologies – một công ty từng là đối tác cung cấp chất liệu sapphire cho Apple. Theo Wall Street Journal, có một vài bài học bạn nhất thiết phải thuộc lòng, nếu muốn sống cạnh Apple.

2 bài học lớn nhất là đừng bao giờ hứa những gì bạn không thể làm và đừng phụ thuộc quá nhiều vào họ.

“Khi Pegatron bắt đầu sản xuất iPhone cho Apple, công ty có trụ sở tại Đài Loan này làm việc khá tồi. Họ phải chịu lỗ hơn một năm bởi nhiều sản phẩm làm ra không đáp ứng được tiêu chuẩn. Tuy nhiên, do Pegatron đã rất mạnh trong việc sản xuất máy tính cá nhân, họ có thể trợ cấp cho bộ phận sản xuất iPhone cho đến khi nó hoạt động có hiệu quả”.

Hiện tại, iPhone là một trong những nguồn thu chính của Pegatron.

WSJ cũng nhấn mạnh, Apple thường xuyên thay đổi các nhà cung cấp linh kiện. Do đó, việc luôn giữ cho mình những khách hàng khác là điều cần thiết, đặc biệt là khi Apple yêu cầu các khoản đầu tư lớn. Mặc dù công ty của bạn có thể chỉ phải trả một phần chi phí cần thiết để nâng cấp trang thiết bị nhưng công nghệ này sau đó chỉ có thể dùng để sản xuất sản phẩm của Apple.

Nguyên tắc vàng nếu muốn làm đối tác của Apple - Hình 1

Không dễ để làm đối tác của Apple. Ảnh: ABC News.

“Apple luôn yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện mở rộng cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản phẩm của họ trong lúc cao điểm. Tuy nhiên, chúng tôi phải có sự điều chỉnh của riêng mình bởi những đơn đặt hàng lớn thường chỉ kéo dài vài tháng”, một quản lý chuỗi linh kiện của Apple chia sẻ. “Chẳng hạn, Apple muốn chúng tôi tăng thêm 100 dây chuyền sản xuất, chúng tôi sẽ chỉ tăng thêm 50, 60″.

Điều này không có nghĩa là các công ty do dự khi đổ tiền vào hợp tác với Apple. Pegatron mới đây công bố kế hoạch đầu tư thêm nửa tỷ USD để đẩy mạnh tốc độ sản xuất iPhone trong khi Foxconn còn muốn mở thêm một nhà máy trị giá 2,6 tỷ USD dành riêng cho việc sản xuất linh kiện Apple.

Đức Nam

Theo Zing

ASEAN và các đối tác - cơ hội và những hành động lớn

Chiều ngày 12/11/2014, tại Nay Pyi Taw, Myanmar tiếp tục diễn ra các Hội nghị Cấp cao ASEAN với các Đối tác Ấn Độ, Nhật Bản, Liên hợp Quốc và Cấp cao kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ đối tác ASEAN - Australia. Cấp cao Mekong - Nhật Bản cũng được tổ chức.

Video đang HOT

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự và có các bài phát biểu quan trọng tại các Hội nghị này.

Tại các Hội nghị, các Đối tác khẳng định ủng hộ ASEAN hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và bước vào giai đoạn phát triển cao hơn sau năm 2015, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với ASEAN, ủng hộ ASEAN phát huy vai trò trung tâm và tăng cường đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. ASEAN và các nước Đối tác đã bàn và đề xuất nhiều biện pháp thiết thực trong việc thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác phát triển ở khu vực, tiếp tục dành nhiều ưu tiên cho các trọng tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, quản lý thiên tai, hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa và nhân dân...; đồng thời nhấn mạnh tăng cường phối chặt chẽ chẽ trong các ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng và lương thực, an ninh nguồn nước, phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Tại các Hội nghị Cấp cao này, Lãnh đạo các nước cũng đã trao đổi và thảo luận về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực; bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Phát biểu về vấn đề Biển Đông trong các Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều nhấn mạnh: Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực; đánh giá cao lập trường và sự ủng hộ tích cực của các đối tác đối với lập trường và nguyên tắc chung của ASEAN về vấn đề này.

Trước tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, cần mạnh mẽ yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng, không làm phức tạp thêm tình hình; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trước hết là Điều 5 về thực hiện kiềm chế, và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông (COC).

ASEAN và các đối tác - cơ hội và những hành động lớn - Hình 1

Chiến lược "Hành động Phương Đông" của Ấn Độ

Tuyên bố này được các nhà lành đạo ASEAN và Thủ tướng Narendra Modi đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 22.

Tại Hội nghị, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Ấn Độ hoan nghênh và đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua, đặc biệt việc nâng quan hệ ASEAN - Ấn Độ lên Đối tác chiến lược. Ấn Độ khẳng định coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN, coi quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ là một trụ cột chính trong chiến lược "Hành động Phương Đông" của Ấn Độ.

Hai bên hài lòng ghi nhận những tiến bộ đạt được trong triển khai Kế hoạch hành động ASEAN - Ấn Độ (2010-2015), theo đó nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên chung của hai bên như chống khủng bố, tăng cường hợp tác hàng hải, công nghệ thông tin và viễn thông, kết nối, giáo dục, du lịch, văn hóa, thu hẹp khoảng cách phát triển, năng lượng, lương thực, quản lý thiên tai; đồng thời quyết tâm đẩy mạnh thương mại, đầu tư hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ đạt 100 tỷ USD vào năm 2015, và sớm kết thúc đàm phán Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP). Hai bên cũng nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác chặt chẽ về hàng hải, đặc biệt tập trung vào vấn đề an ninh biển và ứng phó với các thách thức trên biển.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Ấn Độ là một quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đánh giá cao việc Ấn Độ coi trọng quan hệ với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, coi quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ là một trụ cột chính trong chiến lược "Hành động phía Đông".

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam vui mừng đảm nhiệm vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN - Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2015-2018 và cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa ASEAN và Ấn Độ. Trên tinh thần đó, Việt Nam chia sẻ những trọng tâm hai bên cần tập trung, theo đó đề nghị Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao năng lực ứng phó với những thách thức toàn cầu, nhất là trong hợp tác và phát triển bền vững tại Tiểu vùng Mê Công. Tích cực khai thác hiệu quả thoả thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ, trong đó có các Hiệp định về Hàng hóa, Dịch vụ và Đầu tư; phấn đấu đưa quan hệ thương mại đạt 100 tỷ đôla vào 2015. Tiếp tục tăng cường kết nối giữa ASEAN - Ấn Độ cả về đường bộ, đường không, đường biển và kỹ thuật số; đề nghị Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, tăng cường hợp tác Mekông - Sông Hằng (MGC), cũng như dự án xây dựng Hành lang Kinh tế Mekong - Ấn Độ, mở rộng Tuyến đường cao tốc Tam giác Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan sang Lào và Campuchia. Tăng cường tham vấn, đối thoại ASEAN - Ấn Độ ở các cấp về các lĩnh vực mà hai bên quan tâm, kể cả đối thoại quốc phòng-an ninh, trong các diễn đàn do ASEAN khởi xướng.

ASEAN - Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh, hợp tác biển

ASEAN và các đối tác - cơ hội và những hành động lớn - Hình 2

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản làn thứ 17, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Shinzo Abe đã chia sẻ tầm quan trọng của quan hệ đối tác ASEAN - Nhật Bản với những kết quả hợp tác tích cực thời gian qua, nhất là sau Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản năm 2013 và quyết tâm tiếp tục triển khai những kết quả của Hội nghị này.

Các nhà Lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản tái khẳng định cam kết triển khai hiệu quả Tuyên bố chung về Hợp tác ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh và hợp tác biển, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, biến đổi khí hậu, hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, quản lý nguồn nước và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, ASEAN và Nhật Bản nhất trí tiếp tục đẩy mạnh thương mại và đầu tư với mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2022, và phối hợp để sớm hoàn tất đàm phán Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP); đẩy mạnh kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, quản lý thiên tai, tăng cường giao lưu văn hóa và thanh niên, cải thiện hệ thống dịch vụ y tế công, nghiên cứu và phát triển năng lượng mới.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Nhật Bản là đối tác chiến lược, quan trọng của ASEAN. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN với tổng thương mại đạt hơn 241 tỷ USD và là nguồn đầu tư FDI lớn thứ hai của ASEAN với 23 tỷ USD. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam và ASEAN hoan nghênh chính sách của Nhật Bản về tăng cường gắn kết và hợp tác với ASEAN và khu vực, trong đó có Tuyên bố Năm nguyên tắc của Thủ tướng Abe.

Về một số định hướng cho hợp tác ASEAN - Nhật Bản trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hai bên cần tích cực triển khai và gia tăng các nguồn lực thực hiện thực hiện các thỏa thuận và chương trình hợp tác đã có, nhất là việc thúc đẩy Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Nhật Bản.Việt Nam mong muốn Nhật Bản tập trung hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng vào năm 2015 và những năm tiếp theo, ưu tiên những lĩnh vực quan trọng như kết nối, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, hợp tác tiểu vùng Mekong và an ninh và an toàn hàng hải. Tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hướng tới mục tiêu tăng gấp đôi các dòng thương mại và đầu tư vào năm 2022. Tiếp tục đẩy mạnh kết nối khu vực, cả về cơ sở hạ tầng, giao lưu nhân dân, phát triển nguồn nhân lực và thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt hỗ trợ sự phát triển và bảo đảm sử dụng bền vững nguồn nước tại khu vực tiểu vùng Mekong. Đẩy mạnh thực hiện hợp tác ASEAN - Nhật Bản trong ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu. Việt Nam hoan nghênh các đóng góp tích cực của Nhật Bản đối với các mục tiêu chung vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực, trong đó có sáng kiến về "chủ nghĩa hòa bình tích cực".

Kết thúc Hội nghị, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản đã ra Tuyên bố chung về phòng chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia nhằm tái cam kết chống khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

ASEAN cùng Liên hợp quốc quyết tâm ngăn chặn xung đột trên biển

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Liên Hợp Quốc lần thứ 6, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Tổng thư ký Liên hợp Quốc Ban Ki-moon nhất trí thúc đẩy hợp tác sâu rộng trên tất các lĩnh vực và tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các cơ quan của hai tổ chức trong xây dựng Chương trình nghị sự phát triển của Liên hợp quốc sau 2015 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015.

Hai bên khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác trong chia sẻ thông tin và xây dựng năng lực hợp tác biển, ngăn chặn xung đột, gìn giữ hòa bình, thúc đẩy nhân quyền, chống buôn bán người; nhất trí tiếp tục hợp tác về kết nối, công nghệ xanh và phát triển bền vững, an ninh năng lượng và lương thực, phát triển tiểu vùng sông Mekong, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hẹp khoảng cách phát triển và thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG), phổ cập giáo dục, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo...; và tiếp tục ứng phó với cách thách thức toàn cầu đang nổi lên, trong đó có chống khủng bố, biến đổi khí hậu, môi trường, các bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, bảo đảm an ninh năng lượng và lương thực, và an ninh nguồn nước.

Hội nghị đã thông qua Kế hoạch làm việc ASEAN - Liên Hợp Quốc đến năm 2015, trong đó đặt ra những ưu tiên hợp tác giữa hai bên trên tất cả các trụ cột của quan hệ toàn diện ASEAN-Liên Hợp Quốc.

Phát biểu tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam đánh giá cao kết quả hợp tác ASEAN - Liên hợp Quốc trong thời gian qua.

Để tăng cường quan hệ ASEAN - Liên hợp Quốc trong thời gian tới, Việt Nam đề nghị Liên hợp Quốc tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn nữa với ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN; trợ giúp ASEAN thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, bình đẳng giới, chống HIV/AIDS và bệnh dịch... Liên hợp Quốc tăng cường trợ giúp ASEAN thực hiện Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI), cũng như tăng cường hỗ trợ hợp tác tiểu vùng, trong đó có Tiểu vùng sông Mekong. Tăng cường hợp tác để ứng phó hiệu quả với các vấn đề toàn cầu đang nổi lên, nhất là chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường, các bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, an ninh nguồn nước... Tăng cường hợp tác ASEAN - Liên Hợp Quốc vì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh, an toàn và tự do hàng hải..

Thủ tướng nêu rõ: Cùng với ASEAN, Việt Nam đang tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới, đang tích cực phát huy vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và hiện đang ứng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội nhiệm kỳ 2016-2018 và Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021. Việt Nam rất mong nhận được sự ủng hộ của các thành viên và của Liên hợp Quốc cho những nỗ lực này.

ASEAN và các đối tác - cơ hội và những hành động lớn - Hình 3

ASEAN và Australia - quan hệ Đối tác chiến lược

Tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Australia, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Tony Abbott khẳng định Hội nghị là dấu ấn lịch sử của quan hệ hai bên và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hai bên lên một tầm cao mới. Theo đó, các nhà Lãnh đạo hai bên nhất trí sẽ nâng cấp quan hệ ASEAN - Australia lên tầm quan hệ đối tác chiến lược.

Các nhà Lãnh đạo ASEAN và Australia đánh giá cao quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện sinh động trên mọi mặt hợp tác, từ chính trị - an ninh đến kinh tế và văn hóa - xã hội, với nhiều thành tựu to lớn trong 40 năm qua. ASEAN đánh giá cao Australia tiếp tục dành nhiều chương trình hỗ trợ lớn cho cho ASEAN như Chương trình Hợp tác phát triển; đề xuất Kế hoạch Colombo mới với cam kết 100 triệu đô la Australia nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và giáo dục; mở rộng Chương trình hỗ trợ Hợp tác kinh tế thực hiện Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) giai đoạn 2015-2019; và tiếp tục dành nhiều hỗ trợ ASEAN trong ứng phó và quản lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh sốt rét.

Hai bên nhất trí cần phát huy những thành tựu và kết quả đạt được trong 40 năm qua và tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối thoại và hợp tác theo hướng thực chất và hiệu quả hơn, triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động giai đoạn 2015-2019, tập trung vào các trọng tâm ưu tiên như thúc đẩy các nguyên tắc luật pháp, dân chủ, quản trị tốt, nhân quyền, bình đẳng giới, thúc đẩy hợp tác hàng hải, chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực thông qua triển khai AANZFTA, thúc đẩy kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, quản lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới, tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục...

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối thoại và hợp tác giữa ASEAN - Australia theo hướng thực chất và hiệu quả hơn, ASEAN mong muốn Australia tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại. Tăng cường hợp tác kết nối ASEAN - Australia. ASEAN mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ Australia thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN. Nhân dịp này, Việt Nam đánh giá cao Australia dành 132 triệu đô la hỗ trợ ASEAN thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN và đầu tư vào các dự án phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng ở khu vực sông Mekong.

Kết thúc Hội nghị, các nhà Lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung về kỷ niệm 40 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Australia.

Việt Nam đề xuất làm đường kết nối các hành lang kinh tế với Ấn Độ, Nam Á

Bên lề các Hội nghị Cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 6 với sự tham dự của Lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản.

Hội nghị ghi nhận những kết quả quan trọng đạt được trong triển khai Chương trình hành động Mekong - Nhật Bản 2012-2015 trên cả ba trụ cột hợp tác của Chiến lược Tokyo và đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho các nước Mê Công. Về phương hướng hợp tác thời gian tới, các nhà Lãnh đạo nhất trí: (i) Tăng cường kết nối khu vực Mekong phục vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, trong đó chú trọng phát triển các hành lang kinh tế và các tuyến đường mới gắn kết tiểu vùng Mekong với tiểu lục Ấn Độ; (ii) Xây dựng "Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mekong" nhằm thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị khu vực và tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh giữa tiểu vùng Mekong và Nhật Bản; (iii) Hợp tác phát triển bền vững tiểu vùng Mekong thông qua thúc đẩy tăng trưởng các-bon thấp, chú trọng tính bền vững về môi trường và xã hội trong phát triển hạ tầng cơ sở, xây dựng năng lực ứng phó biến đổi khí hậu và bảo tồn điều kiện tự nhiên của tiểu vùng Mekong. Các nhà Lãnh đạo cũng tái khẳng định tầm quan trọng sống còn của việc quản lý và phát triển bền vững nguồn nước sông Mekong và cam kết tăng cường hợp tác với các tổ chức địa phương và quốc tế, đặc biệt là Uỷ hội sông Mekong trong lĩnh vực này.

Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những thành tựu đã đạt được trong triển khai "Chương trình Hành động Mekong - Nhật Bản nhằm hiện thực hóa Chiến lược Tokyo 2012". Thủ tướng cũng nhấn mạnh 3 nội dung quan trọng của hợp tác Mekong - Nhật Bản, đồng thời đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ nghiên cứu khả thi việc hình thành các tuyến đường mới, theo mô hình vận tải đa phương thức, kết nối Hành lang Kinh tế phía Nam và Hành lang Kinh tế Đông - Tây với tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực Nam Á. Đây sẽ là tuyến đường thương mại quan trọng gắn kết Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển và tương lai của tiểu vùng Mekong. Đề nghị Chính phủ Nhật Bản tăng cường hỗ trợ cho Ủy hội sông Mekong, đặc biệt trong triển khai nghiên cứu đánh giá tổng thể tác động của xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh việc cần thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp và địa phương của Nhật Bản với doanh nghiệp và địa phương các nước Mekong, trước mắt trong một số lĩnh vực tiềm năng như nông nghiệp, thủy sản, logistics.

Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định coi trọng và cam kết của Việt Nam đối với hợp tác Mekong - Nhật Bản vì sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Hội nghị đã ra Tuyên bố chung và nhất trí sẽ tổ chức HNCC Mekong - Nhật Bản lần thứ 7 vào tháng 7/2015 tại Nhật Bản.

P.Thảo

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Choáng ngợp trước hôn lễ cặp đôi đồng giới Vbiz: Huy động 2 xe tải hoa tươi, dàn sao "quậy" banh nóc
16:49:43 07/11/2024
Nữ diễn viên gạo cội Vbiz tố bị quỵt cát xê, nhìn đến số tiền mới sốc
17:18:35 07/11/2024
Phi Thanh Vân công khai bạn trai mới: "Tôi được anh nuông chiều như một nàng công chúa"
17:21:46 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Nam ca sĩ mất lái, lao xuống sông sâu 6 mét: "Tôi biết mình sắp chết, tìm điện thoại gọi cho mẹ để báo"
16:35:40 07/11/2024
Nữ diễn viên bị chồng tỷ phú đánh đập suốt 7 năm, phát hiện sự thật chấn động phải ôm con bỏ chạy
16:32:28 07/11/2024
NSND Xuân Bắc thẳng thắn giải đáp câu hỏi "lên làm Cục trưởng có còn diễn hài không?"
19:05:04 07/11/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm người bì bõm lội nước dự đám cưới ở 'rốn lũ' Hà Tĩnh

Netizen

21:49:57 07/11/2024
Mưa to mấy ngày qua khiến địa bàn xã Hương Thủy (Hương Khê, Hà Tĩnh) ngập cục bộ. Mặc dù đường sá bị ngập, nhưng hàng trăm người vẫn lội nước để tham dự tiệc cưới.

Song Luân nhuộm da để vào vai "Công tử Bạc Liêu"

Hậu trường phim

21:46:46 07/11/2024
Để mang đến một Công tử Bạc Liêu vừa tiệm cận với những giai thoại nổi tiếng, vừa hiện đại, mới lạ và giàu chiều sâu, Song Luân đã không ngừng học hỏi, hy sinh và sống hết mình cùng nhân vật.

Xuân Bắc khoe ảnh phòng Cục trưởng và nói 'nỗ lực gấp 3', Mỹ Tâm được khen sexy

Sao việt

21:44:19 07/11/2024
NSND Xuân Bắc nói chuẩn bị tinh thần để vượt khó khăn khi nhận chức Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Mỹ Tâm diện váy cắt xẻ, khoe dáng thon quyến rũ.

Lá bàng có tác dụng gì?

Sức khỏe

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

Nhan sắc trong veo của "thần tiên tỷ tỷ" Lưu Diệc Phi ở tuổi 37

Sao châu á

21:26:53 07/11/2024
Ở tuổi U40, nữ diễn viên Trung Quốc Lưu Diệc Phi được khen ngày càng xinh đẹp, quyến rũ. Ngay trong những bức ảnh đời thường, mỹ nhân Hoa ngữ vẫn khiến người đối diện rung động.

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

Thế giới

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

Tin nổi bật

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

TP.HCM: Bắt 2 kẻ gian vào bãi xe ở Nhà văn hóa Thanh niên trộm tài sản

Pháp luật

18:58:37 07/11/2024
Ngày 7.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Minh Đức (23 tuổi, ở H.Bình Chánh) và Võ Tấn Dũng (25 tuổi, ở Q.5) để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.

Bức ảnh phong thần của mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất hiện tại: Nhan sắc khuynh thành lại khiến netizen tiếc nuối?

Phim châu á

18:49:37 07/11/2024
Đảm nhận vai nữ chính Lăng Diệu Diệu trong phim Vĩnh dạ tinh hà , mỹ nhân sinh năm 1995 khiến khán giả chết mê chết mệt bởi sự đáng yêu cùng nhan sắc vô cùng xinh xắn.

CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa 'cơn lốc đường biên' của Nam Định lên tuyển

Sao thể thao

17:51:39 07/11/2024
Nhiều CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ lên tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024. Tối 6/11, CLB Nam Định đã có màn ngược dòng ấn tượng trước Tampines Rovers tại Cúp C2 châu Á.

Cảnh nóng điên rồ đến mức bị cắt trong bom tấn 18+ hot nhất hiện tại

Phim âu mỹ

17:27:09 07/11/2024
Ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức đổ bộ các rạp chiếu trên cả nước, đem tới một bữa tiệc kinh dị máu me cực kỳ mãn nhãn tới người hâm mộ.