Nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn và hiệu quả
Kháng sinh là chất kháng khuẩn được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật, có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Để đảm bảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, cần tuân thủ những nguyên tắc khi sử dụng thuốc.
Cần tuân thủ nguyên tắc để sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả
Tác hại do lạm dụng kháng sinh
Tiêu diệt vi khuẩn có lợi: Một trong những mặt trái của việc lạm dụng thuốc kháng sinh dài kỳ là gây hại cho khuẩn có lợi.
Lạm dụng kháng sinh dễ gây tổn thương gan: Nhiều nghiên cứu cho thấy, thuốc kháng sinh rất hại cho mô gan, làm cho các chỉ số xét nghiệm chức năng gan tăng vọt.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột: Việc lạm dụng thuốc kháng sinh dài ngày có thể phá vỡ sự cân bằng miễn dịch trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sự miễn dịch của cơ thể, có thể dẫn đến rối loạn tự miễn, dễ làm phát sinh những bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng.
Gia tăng bệnh hen suyễn, dị ứng: Hen suyễn là căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được quản lý và điều trị kịp thời, đúng cách, nhất là khi tiếp xúc quá nhiều chất kích thích.
Tăng nguy cơ ung thư: Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, phổi, ruột kết, buồng trứng, nội tiết, da, tuyến giáp và ung thư thận cao gấp 1,5 lần so với người không lạm dụng kháng sinh.
Nguyên tắc sử dụng
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn, lựa chọn và phối hợp các kháng sinh hợp lý…
Video đang HOT
Không nên tự ý tăng hay giảm liều, nhất là giảm liều sẽ làm cho kháng sinh tác dụng không đầy đủ và gây nên kháng thuốc. Liều lượng khuyến cáo chung của kháng sinh là 2-3 lần/ngày.
Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc. Tiêu chảy là phản ứng hay gặp nhất do khi uống kháng sinh thì các vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa cũng bị tiêu diệt làm cho rối loạn tiêu hóa và thường biểu hiện bằng tiêu chảy.
Đảm bảo uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước ép quả tươi để duy trì lượng nước cho cơ thể khi sử dụng kháng sinh vì nó giúp loại bỏ các hóa chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Phụ nữ mang thai tuyệt đối tránh dùng mọi loại thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong trường hợp mắc bệnh cần sử dụng kháng sinh cần đến cơ sở y tế để khám và tuân thủ theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
Những đồ ăn cần tránh
Bia rượu: chất cồn có thể gây kích ứng dạ dày và những tác dụng phụ khác trong khi dùng kháng sinh.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Trong thời gian uống thuốc kháng sinh, cần hạn chế thói quen sử dụng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa (phô mai, sữa chua…). Bởi canxi trong sữa kết hợp với thuốc kháng sinh tạo ra muối canxi không tan trong nước.
Đồ ăn chua: Tránh các thức ăn và đồ uống mang tính axít như cam, quýt, bưởi, sôcôla, nước giải khát, sản phẩm từ cà chua như nước ép hay tương cà. Các thực phẩm này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.
Sắt và canxi: Tương tự canxi, sắt cũng ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc. Tốt nhất bạn nên uống thuốc kháng sinh cách ít nhất 3 giờ sau khi uống bổ sung sắt và canxi.
Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu lăng và các loại đậu rất tốt cho cơ thể nếu bạn muốn giảm cân. Nhưng khi dùng với thuốc kháng sinh, nó sẽ làm chậm tốc độ hấp thụ thuốc.
Nước trà: Trong trà có chất tanin, khiến nhiều loại thuốc mất tác dụng. Những thuốc trong thành phần có chứa sắt khi uống chung với nước trà không phát huy được tác dụng.
Cà phê: Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu uống trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Nước ngọt có ga: Trong những loại nước này thường có chứa caffein, là chất kích thích giúp tỉnh táo. Chúng sẽ kết hợp với thuốc có thành phần sắt, tạo thành kết tủa không hấp thu được vào cơ thể.
Thực phẩm nhiều đường và tinh bột: Hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột vì chúng rất khó tiêu hóa, đặc biệt là khi vi khuẩn trong hệ tiêu hóa bị thiếu hụt vì kháng sinh.
Thời điểm tốt nhất uống kháng sinh
Để thuốc kháng sinh có tác dụng tối đa, nên uống thuốc vào lúc đói, xa bữa ăn, trừ một số kháng sinh có tác dụng không mong muốn ở đường tiêu hóa thì mới uống vào lúc no. Một số bệnh nhân uống thuốc pefloxacin có thể bị cảm giác cồn cào trong bụng, vì vậy có thể uống thuốc vào lúc no.
Theo anninhthudo
Thức ăn có thể để ở nhiệt độ phòng trong bao lâu?
Nhờ vào phép màu của tủ lạnh hiện đại, chúng ta có thể giữ được thực phẩm dễ hỏng lâu hơn và không còn phải đi mua thực phẩm tươi sống mỗi ngày.
Mặc dù hầu hết chúng ta có lẽ không thường xuyên nghĩ đến sự tuyệt vời này, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ chú ý khi có sự cố xảy ra.
Nếu bạn đã từng uống phải một ngụm sữa bị hỏng hoặc ăn món salad trộn mayonnaise đã để dưới ánh mặt trời quá lâu trong chuyến dã ngoại và sau đó bị đau bụng, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng khả năng lưu trữ thực phẩm trong kho lạnh là điều thực sự tuyệt vời.
Vậy, những thực phẩm lẽ ra phải được cất trong tủ lạnh có thể để ở nhiệt độ phòng trong bao lâu? Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ:
Nó đã bị bỏ ra khỏi tủ lạnh bao lâu?
Theo USDA, nên cho thực phẩm dễ hỏng vào tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi mua. Nếu nhiệt độ là trên 32 độ C, thì bạn chỉ có một giờ, vì vậy hãy khẩn trương. Điều này cũng dành cho việc phục vụ đồ ăn vào bữa tối, dã ngoại hoặc sự kiện khác mà bạn có các món ăn để ở ngoài trong thời gian dài. Trong trường hợp này, hãy phục vụ món dễ hỏng trong đồ đựng được đặt trong một tô đá lạnh.
Nó có phải là thực phẩm nguy hiểm tiềm tàng không?
Thực phẩm nguy hiểm tiềm tàng tồn tại ở dạng có khả năng hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của vi sinh vật. Ví dụ bao gồm bất kỳ thực phẩm nào bao gồm toàn bộ hoặc một phần từ sữa hoặc các sản phẩm sữa, trứng, thịt, thịt gia cầm, gạo, cá, động vật có vỏ và động vật giáp xác ăn được. Những thực phẩm này cần đặc biệt phải được phục vụ ở nhiệt độ an toàn.
Tất cả thực phẩm có khả năng gây nguy hiểm cần được giữ dưới 5 độ C (đối với thực phẩm lạnh) hoặc trên 57 độ C (đối với thực phẩm nóng) ngoại trừ trong thời gian chuẩn bị cần thiết hoặc thời gian bày biện ngắn. Có thể cần thiết bị giữ nóng hoặc lạnh để đựng và bày biện thực phẩm trong sự kiện. Cũng cần có nhiệt kế thực phẩm nếu thực phẩm có khả năng nguy hiểm sẽ được phục vụ.
Nó đã bước vào "vùng nguy hiểm" của thực phẩm chưa?
Thức ăn để quá lâu ở nhiệt độ phòng là nơi sinh sôi hoàn hảo cho các vi khuẩn như Staphylococcus aureus và Salmonella phát triển đến mức nguy hiểm có thể gây bệnh. Theo USDA: "Vi khuẩn phát triển nhanh nhất trong phạm vi nhiệt độ từ 4,5 độ C đến 60 độ C, tăng gấp đôi số lượng chỉ trong 20 phút. Phạm vi nhiệt độ này thường được gọi là "vùng nguy hiểm".
Khi nghi ngờ, hãy vứt bỏ
Điều này thực sự quan trọng. Việc ăn nốt vài thìa salad gà cuối cùng không đáng với việc bạn sẽ bị đau bụng sau đó.
Cẩm Tú
Theo HL/Dân trí
Cảnh báo căn bệnh có độ lây lan cực cao do tiếp xúc với nước tiểu chuột Tại Úc, đã có 50 người mắc căn bệnh xoắn khuẩn vàng da (Leptospirosis) và 7 con chó chết vì bệnh này vào năm ngoái. Jacqueline Norris, giáo sư chuyên ngành bệnh nhiễm trùng và vi sinh vật học thú ý, cho biết, xoắn khuẩn vàng da được phát hiện "trong nước tiểu" và dễ dàng lây từ động vật sang người. "Chúng...