Nguyên tắc lựa chọn rau ngon và an toàn
Các bà nội trợ cần chú ý tới việc chọn lựa rau củ quả từ hình dáng đến màu sắc để hạn chế được tối đa những loại rau nhiễm khuẩn đang bán tràn lan trên thị trường.
Rau quả có vai trò đặc biệt quan trọng trong dinh dưỡng con người. Giá trị chính của rau quả là cung cấp cho cơ thể nhiều muối khoáng, các vitamin, chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau quả còn có loại đường tan trong nước và xenluloza.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay người trồng rau đã lạm dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) để phun tưới cho rau quả với mục đích lợi nhuận. Dư lượng HCBVTV tồn dư trong rau quả có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc trường diễn cho người tiêu dùng. Ngộ độc thực phẩm do tồn dư HCBVTV đang là một vấn đề bức xúc. Đã có nhiều vụ ngộ độc xảy ra do ăn rau quả bị nhiễm HCBVTV như rau cải, bắp cải, dưa lê, dưa chuột, cà chua và gần đây là rau muống. Gần đây ở một số vùng nước dùng để tưới cho rau, để rửa rau không bảo đảm vệ sinh, bị nhiễm một số vi khuẩn đặc biệt là phẩy khuẩn tả đã gây bệnh tiêu chảy cấp cho người ăn rau sống và là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng.
Theo số liệu điều tra mới đây của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, tại các chợ đầu mối ở Hà Nội có trên 20% số mẫu rau được kiểm tra vượt mức dư lượng tối đa HCBVTV cho phép. Ở nông thôn hiện nay, đặc biệt là các vùng trồng rau phục vụ cho thành phố, nhiều gia đình sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để tưới rau. Do nắm được đặc điểm của người thành phố thích ăn rau non, xanh mướt; quả ngon, to, đẹp mắt nên họ đã dành những khu vườn riêng chuyên trồng rau, quả bán. Ở những khu trồng rau bán, họ bón phân đạm cho “bốc”, phun nhiều hóa chất trừ sâu và phun đến ngày cắt để rau phát triển nhanh, có mã đẹp và nguồn nước tưới thì rất bẩn (có thể bị nhiễm cả hóa chất, kim loại nặng và vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là phẩy khuẩn tả). Bón phân đạm nhiều rau sẽ chứa nhiều nitrat vào cơ thể sẽ chuyển thành nitrosamin gây ung thư. Dư lượng HCBVTV cao có thể gây ngộ độc hoặc bệnh tật. Nhiễm vi khuẩn gây bệnh sẽ gây bệnh tiêu chảy cấp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong và có thể lây lan thành dịch trên diện rộng.
1. Nguyên tắc chung khi lựa rau ngon và an toàn
Mùa khô ( tháng 4-5-6) là mùa cao điểm của các loại sâu bệnh nên lượng hóa chất bảo vệ thực vật cũng nhiều hơn mùa mưa. Do vậy, khi mua rau, quả, bạn nên hết sức chú ý. Nên lựa chọn những loại rau có thể gọt vỏ như bí, mướp, tránh những loại rau ăn trực tiếp.
Không nên mua các loại rau quả trái vụ vì khi trái vụ do thời tiết không thuận lợi nên sâu bọ phát triển nhiều, rau quả cằn cỗi, người trồng rau, quả phải sử dụng nhiều loại HCBVTV, thuốc kích thích tăng trưởng. Không nên chọn mua những mớ rau quá non, mỡ màng; các loại hoa quả to và bóng bảy so với bình thường vì với những loại rau quả này người trồng chúng phải dùng không ít HCBVTV, thuốc kích thích tăng trưởng. Hơn nữa, giá thành mua chúng cũng không hề rẻ.
Quan tâm tới nguồn gốc các loại rau. Theo Thạc sĩ (ThS) Nguyễn Văn Đức Tiến – Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ Thực vật TP.HCM thì: Rau quả không an toàn là rau quả không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.
Rau, quả phải còn nguyên, hình dáng bình thường, màu sắc tự nhiên, cầm chắc tay, không nứt vỏ, không héo úa, không có mùi lạ như mùa hóa chất
Củ quả an toàn thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá “cũ kỹ”.
Video đang HOT
Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Lớp vỏ ngoài có vẻ khô cứng hơn, ít độ bóng.
Cảnh giác cao với nhóm rau ăn lá (kể cả rau gia vị) so với các nhóm rau khác. Những loại rau này có thời gian sinh trưởng rất ngắn, nên sau khi phun xịt thuốc trừ sâu, nếu để lâu trên ruộng, rau sẽ bị già, kém phẩm chất. Vì vậy, rau có thể được thu hoạch sớm trước thời gian cách ly.
Tốt nhất, người tiêu dùng không nên ngại khó, tìm mua rau ở những nơi uy tín, đảm bảo an toàn, có thương hiệu, và nhất là có kiểm tra chứng nhận quy trình sản xuất (siêu thị, cửa hàng rau an toàn…).
Những loại rau quả chiếm tỷ trọng lớn trong bữa ăn như rau sống, rau nấu canh, luộc, xào… cần phải ngâm kỹ và rửa sạch. Khi ngâm rửa, nếu quan sát thấy có vết màng nhớt, váng dầu nổi trên mặt nước thì cần ngâm kỹ với thời gian gấp đôi và tốt nhất không nên ăn sống mà phải chế biến chín. Có thể an tâm với các loại củ quả gia vị, vì sử dụng với số lượng ít trong bữa ăn.
Đối với nhóm rau có nguy cơ cao như nhóm rau ăn lá, tốt nhất nên ngắt bỏ phần đọt vì nếu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thường tập trung ở phần này do thuốc thường được đưa lên phần lá non và đọt để diệt sâu hại khi chúng ăn phải. Thận trọng, người tiêu dùng không nên mua rau có sự phát triển bất bình thường như lá bị biến dạng, to bất thường do sử dụng thuốc tăng trưởng quá liều, hoặc nhiễm thuốc diệt cỏ.
Hạn chế mua rau củ gọt sẵn. Tuy nhìn bề ngoài chúng rất tươi ngon nhưng có thể chúng chứa một số hóa chất được pha trộn khi ngâm. Bên cạnh đó, rau củ khi ngâm cũng mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng vốn có của chúng.
2. Cách lựa chọn một số loại rau
Cà chua: những quả cà chua sạch thường không có màu đồng đều mà thường chỗ vàng chỗ đỏ do được để chín tự nhiên, những chỗ ít ánh mặt trời hơn sẽ chín chậm. Trong đống cà chua, cũng có những quả xanh hơn quả khác. Do không qua quá trình dấm nên phần cuống cà chua sạch thường vẫn cứng.
Rau cải: non mơn mởn, lá màu xanh ngắt, không thấy dấu vết sâu bệnh, thân chắc mập và đều tăm tắp thì đó là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Bạn không nên sử dụng rau cải này, nhất là ăn sống.
Mướp đắng: những quả to, màu xanh đậm, mướt mát, thân phình to, da láng bóng là những quả hái từ cây bón nhiều đạm, chất kích thích sinh trưởng nên chất lượng sẽ kém và thường bị nhiễm độc khi ăn. Bạn nên chọn những quả có kích thước vừa phải theo loại giống trồng, mặt vỏ có nhiều gân nhỏ li ti để dùng thì sẽ an toàn và chất lượng.
Đậu cô ve: những quả dài, bóng, ít lông tơ, phân đốt rõ, hầu như không có quả nào có vết sâu bệnh thì đó là đậu có bón nhiều phân bón lá, các chất vô cơ thấm vào quả chưa được chuyển hóa thành hữu cơ, có phun thuốc hóa học trừ sâu vào thời gian sát khi thu hoạch, ăn loại đậu này dễ bị độc hại.
Giá đỗ: những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ qua một công nghệ “kinh dị”. Khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường. Loại giá này khi xào sẽ có nước đục, ăn không ngon và dễ gây độc hại.
Rau cần nước: không nên dùng những cây rau thân phình to, thân và ngó có màu trắng nõn bất thường vì loại cần này đã được bón quá nhiều phân (phân chuồng, phân hóa học, phân bón qua lá) và phun nhiều thuốc trừ sâu bệnh. Loại cần này rất nhanh héo và héo nhiều sau khi thu hoạch, chất lượng giảm và cũng dễ bị độc hại khi ăn.
Khi chế biến các loại rau có bẹ (rau cải, cải thảo…) bạn nên tách rời từng lá và cắt bỏ phần gốc lá, nhặt bỏ những lá sâu, ngâm rau vào nước muối loãng hoặc nước có hòa thuốc tím trong thời gian khoảng 15 phút sau đó vớt ra đem rửa kỹ dưới vòi nước chảy vài lần rồi mới chế biến. Cách làm này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, có thể làm sạch thuốc trừ sâu, phân bón bám dính trên rau, có tác dụng sát khuẩn, tẩy rửa trứng giun, sán trên rau, qua đó giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm thuốc hóa học và các vi sinh vật có hại vào cơ thể người dùng, nhất là khi ăn rau sống.
Theo PNO
Khế chữa bệnh
Trong đông y, khế được gọi là ngũ liễm, nghĩa là quả có năm múi. Trong dân gian hay truyền nhau câu đố: "Cái gì năm múi, tứ khe/ Cái gì nứt nẻ như đe lò rèn/ Quả khế năm múi tứ khe/ Quả na nứt nẻ như đe lò rèn".
Ở thôn quê, khế thường được trồng cuối vườn, trồng chơi và ăn cũng chơi. Mỗi khi nhà có việc, cần làm các món như rau sống, bóp gỏi, kho cá... khế mới được gọi tên. Bạn có biết tất cả các thành phần, từ lá, cành, hoa, quả khế đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Lá khế trị ngứa
Dùng cành, lá khế sắc đặc, tắm hàng ngày sẽ trị được các loại bệnh ngoài da như dị ứng, ngứa, ghẻ, lở loét bên ngoài.
Ngoài ra , lá khế giúp nhổ lông vịt, ngan nhanh và sạch. Ở thôn quê người ta hay nấu lá khế với nước vôi trong, sau đó nhúng vịt, ngan vào rồi mới nhổ lông. Làm như thế vịt, ngan sẽ rất sạch, không còn lông măng.
Hoa khế chữa ho
Hoa khế phơi héo, sau đó mang tẩm nước gừng cho khô. Bỏ lọ dùng dần, mỗi lần dùng hãm với nước nóng như pha trà, uống liên tục trong nhiều ngày sẽ hết ho.
Quả khế chứa nhiều vitamin C
It ai biết rằng trong quả khế chứa nhiều vitamin C và các sinh tố vitamin khác. Trung bình mỗi ngày ăn một quả khế có thể đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Quả khế có nhiều chất xơ, nên có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, chữa trĩ. Nước ép khế ngọt được xem là một vị thuốc giảm sốt hiệu quả.
Khế muốn để dành dùng dần có thể cắt lát mỏng, nhúng nước muối rồi phơi khô mà không sợ mốc.
Ngoài ra khế tươi còn được dùng làm gia vị chế biến món ăn như kho cá, làm các món gỏi...
Hột khế lợi sữa
Những người phụ nữ thôn quê hay cẩn thận giữ lại hạt khế để phòng khi sinh ít sữa có thể giã nát hạt khế, sắc uống, sữa sẽ ra nhiều.
Theo PNO
Lợi ích bất ngờ từ khế chua Giá trị dinh dưỡng của khế không cao (100 g khế chỉ cho 35,7 calo) song lại có lợi ích trị nhiều bệnh. Vị chua của khế là do các axít hữu cơ, có từ 800 - 1250 mg/100 g khế, trong đó từ 300 - 500 mg axít oxalic, 300 - 430 mg axít tartric, 140 - 220 mg axít succinic, 100...