Nguyên tắc độc lập, tự chủ trong đường lối quốc phòng với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia

Theo dõi VGT trên

Hiện nay, trên không gian mạng vẫn còn “dư âm” về Diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La lần thứ 14 vừa diễn ra tại Xin-ga-po.

Những vấn đề địa-chính trị phức tạp, nóng bỏng và chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam đã và đang trở thành chủ đề mà các thế lực thù địch lợi dụng làm phương tiện để xuyên tạc đường lối chính trị, chiến lược an ninh, quốc phòng của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta. Có người còn đặt câu hỏi, phải chăng đã đến lúc Việt Nam nên từ bỏ chính sách ba không: “Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia” (!)

Từ lý luận, kinh nghiệm lịch sử, trong điều kiện địa-chính trị của Việt Nam, để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, trong đó có biển, đảo, chúng ta cần phải tái khẳng định nguyên tắc độc lập, tự chủ trong đường lối chính trị và chiến lược quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta. Muốn vậy, cần nhận thức đúng tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam; cần xác định đúng đắn phương hướng giải quyết những khác biệt và tranh chấp về lợi ích giữa Việt Nam với các nước.

Đối với Việt Nam, biển, đảo là một phần quan trọng trong không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc, cũng có thể nói đó là đặc ân mà thiên nhiên đã ban tặng cho dân tộc ta. Bờ biển Việt Nam dài hơn 3.260km với diện tích biển khoảng hơn 1 triệu ki-lô-mét vuông, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông. Biển, đảo, thềm lục địa nước ta là ngư trường giàu có, từng nuôi sống hàng triệu ngư dân và là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu khí. Hiện nay, kinh tế biển là nơi hấp dẫn của các tập đoàn dầu khí, nhà đầu tư nước ngoài.

Nguyên tắc độc lập, tự chủ trong đường lối quốc phòng với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia - Hình 1

Khối sĩ quan đặc công tạiLễ mít tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ảnh minh họa. Nguồn: qdnd.vn

Đối với các quốc gia trong khu vực và các nước trên thế giới, Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là tuyến đường biển nhộn nhịp đứng thứ hai của thế giới (sau Địa Trung Hải). Ở đây có eo biển Malacca đóng vai trò quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với nhiều quốc gia.

Với Mỹ, Biển Đông là khu vực hoạt động chính của Hạm đội 7. Theo nhiều tài liệu hiện nay có tới 90% hàng hóa của Mỹ và hàng hóa đồng minh chuyên chở qua Biển Đông. Với Trung Quốc, hằng năm có tới 50% (trong 160 triệu tấn dầu) và 70% hàng hóa cũng đi qua khu vực này. Với Nhật Bản, 70% lượng dầu nhập khẩu và 42% lượng hàng hóa xuất khẩu phải đi qua vùng biển này… Đây chính là lý do vì sao nhiều cường quốc xem việc kiểm soát Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, là lý do “xoay trục”, là thực hiện chiến lược “tái cân bằng lực lượng” của mình ở khu vực này.

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc tôn tạo đảo nhân tạo trái phép, tiến tới lập ADIZ (vùng nhận diện phòng không) trên Biển Đông chẳng khác nào tạo ra “cục má.u đông” trong huyết mạch khu vực và thế giới sẽ gây ra “đột quỵ” nhiều nền kinh tế lớn. Người ta có thể thấy trước khủng hoảng kinh tế, chính trị-quân sự khu vực và toàn cầu nếu tình hình không thay đổi.

Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc trong thế kỷ XX, nhiều cường quốc đã lợi dụng việc giúp đỡ Việt Nam, rồi lại thỏa hiệp với nhau vì lợi ích của họ. Là một dân tộc có truyền thống khoan dung, Việt Nam tuy không quên quá khứ, nhưng chúng ta tự tin để xây dựng các quan hệ quốc tế mới hướng tới tương lai. Những nguyên tắc để xây dựng các quan hệ quốc tế đó là: Tôn trọng quyền dân tộc tự quyết (trong đó có quyền tự quyết về thể chế chính trị) tôn trọng chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo; tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Đối với những vấn đề lịch sử, Việt Nam mong muốn tiếp tục phát triển những mặt tích cực, đặc biệt là không bao giờ quên sự giúp đỡ, ủng hộ của tất cả các quốc gia, dân tộc trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, Việt Nam lên án trước dư luận quốc tế đối với một số cơ quan truyền thông nước ngoài xuyên tạc lịch sử, phá hoại nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng các quan hệ quốc tế mới vì lợi ích của nhân dân mỗi nước và vì hòa bình thịnh vượng của cộng đồng quốc tế. Thiết nghĩ, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể chia sẻ với Việt Nam nhận thức này.

Muốn giảm thiểu những khác biệt về chính trị và tranh chấp lợi ích và phát triển các quan hệ quốc tế của Việt Nam với các nước, cần theo con đường nào?

Trước hết, cần thay đổi tư duy chính trị của thời kỳ “chiến tranh lạnh”. Nói cách khác phải từ bỏ nhận thức cho rằng các cuộc tranh chấp lợi ích, xung đột vũ trang giữa các nước ngày nay vẫn bắt nguồn từ sự khác biệt về chế độ chính trị, hệ tư tưởng. Thực tế cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của những cuộc chiến tranh đã diễn ra trong lịch sử thế kỷ XX về cơ bản bắt nguồn từ lợi ích dân tộc. Ngày nay, những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và xung đột một mặt vẫn vì lợi ích dân tộc, nhưng đã được bổ sung thêm những nguyên nhân khác, đó là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Đối với Hoa Kỳ, con đường giải quyết những khác biệt về chính trị, phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam được mở ra từ tháng 7-1995, khi hai bên tuyên bố bình thường hóa quan hệ. Cho đến nay quan hệ giữa hai quốc gia đã được 20 năm. Có thể nói, bước phát triển về chất quan hệ giữa hai quốc gia là sự kiện hai nguyên thủ Việt Nam và Hoa Kỳ ký “Tuyên bố xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước” trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào tháng 7-2013. Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ bao gồm tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền con người. Đặc biệt, hai nguyên thủ đã trao đổi và khẳng định sẽ thúc đẩy hợp tác giữa hai quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.

Với sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, quan hệ hợp tác toàn diện dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: Tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung; Tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Quan điểm của Việt Nam trong việc rút ngắn sự khác biệt nào đó về thể chế, pháp luật… giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó có quyền con người, chỉ có thể là đối thoại cởi mở, trên cơ sở tôn trọng thể chế của mỗi nước, không quốc gia nào có quyền xem những khác biệt nào đó về thể chế hoặc pháp luật làm điều kiện cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước.

Trong vấn đề Biển Đông, quan điểm của Việt Nam là rõ ràng: Biển, đảo của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, phản đối những việc làm thay đổi nguyên trạng, đặc biệt là việc tôn tạo đảo phục vụ cho việc mạo nhận chủ quyền và khống chế quyền tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, Việt Nam tái khẳng định các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam kiên quyết phản đối việc sử dụng vũ lực và đ.e dọ.a sử dụng vũ lực để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông.

Do tầm quan trọng của Biển Đông đối với cộng đồng quốc tế, Việt Nam thừa nhận và hoan nghênh các quốc gia tham gia vào việc giải quyết những bất đồng về vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế nhằm bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hải, hàng không trên Biển Đông. Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, phòng ngừa rủi ro, trong các hoạt động trên Biển Đông. Việt Nam tái khẳng định tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN, sớm có Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Video đang HOT

Nguyên tắc độc lập, tự chủ, đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, cùng với chính sách “Không tham gia liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia”, không chỉ là kinh nghiệm quý của cách mạng Việt Nam, mà còn là truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta, Quân đội ta. Đây còn là cơ sở chính trị cho hợp tác quốc tế nói chung, trong đó có hợp tác về quân sự của Việt Nam với các nước, không phân biệt chế độ xã hội, hệ tư tưởng nhằm giữ gìn môi trường hòa bình để xây dựng đất nước.

Theo Bắc Hà

Báo Quân đội nhân dân

Trốn tránh giải pháp ngoại giao, TQ biến căng thẳng thành xung đột?

Trung Quốc ngày càng hung hăng, quyết liệt và lảng tránh các biện pháp ngoại giao, có thể khiến căng thẳng trở thành xung đột trên Biển Đông.

Bài viết của ông Abraham M. Denmark - Phó Giám đốc về Các vấn đề Chính trị và An ninh tại Văn phòng Quốc gia về Nghiên cứu châu Á về những hậu quả khôn lường do những hành động hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Dưới đây là nội dung bài viết được chúng tôi lược dịch:

Trung Quốc duy trì chiến lược căng thẳng trên Biển Đông

Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược khá khôn khéo nhằm đạt được mục tiêu củng cố quyền kiểm soát của nước này đối với Biển Đông. Mặc dù tỏ ra quyết liệt, giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn khẳng định chính sách của nước này là kiềm chế và chỉ hành động vì mục tiêu tự vệ.

Chính sách ngoại giao đang khiến Trung Quốc rối tung

Bắc Kinh luôn "rêu rao" rằng những gì Trung Quốc thể hiện chỉ là sự "phản ứng" lại các vụ tấ.n côn.g và biến cố do các quốc gia đối thủ của nước này gây nên. Thế nhưng trên thực tế, hành động của Trung Quốc lại luôn làm leo thang căng thẳng và rõ ràng nước này đã sử dụng sức mạnh áp đảo của mình để áp đặt chủ quyền tại các vùng tranh chấp.

Có thể gọi chính sách hiện nay của Trung Quốc là "Quyết liệt mang tính phản kháng" theo đó Bắc Kinh luôn coi những hành động của mình chỉ mang tính chất tự vệ và chính các quốc gia tranh chấp với nước này mới là những "kẻ gây rối".

Trốn tránh giải pháp ngoại giao, TQ biến căng thẳng thành xung đột? - Hình 1

Tàu Trung Quốc quấy rối các tàu Việt Nam thực thi nhiệm vụ ở khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép Hải Dương 981.

Trung Quốc mặc nhiên coi rằng các quốc gia đối thủ đang xâm phạm "chủ quyền quốc gia" của nước này và Bắc Kinh hành động để đối phó lại.

Một học giả Trung Quốc còn tuyên bố: "Đây là lãnh thổ của chúng tôi và chúng tôi có quyền sử dụng bất kì biện pháp nào cần thiết, kể cả vũ lực, để khiến họ (các quốc gia đối thủ) phải rời bỏ".

Các chiến thuật mà nước này đang sử dụng - như quấy nhiễu, đâ.m chìm tàu cá và tàu cảnh sát biển mà không bắ.n một phát sún.g nào - được thực hiện nhằm khiến căng thẳng vẫn ở mức độ vừa phải và chưa thể tiến tới một cuộc xung đột. Thậm chí Bắc Kinh còn ra sức "tô vẽ" những hành động hiếu chiến của mình là hành động tự vệ và chính các quốc gia khác là bên có lỗi.

Ngay sau khi các tàu Trung Quốc chủ ý đâ.m chìm một tàu cá Việt Nam, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc yêu cầu Việt Nam "dừng ngay các hành động phá hoại".

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố các quốc gia không nên đán.h giá thấp quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông.

Như vậy, Bắc Kinh gửi một thông điệp rất rõ ràng: Các quốc gia tranh chấp với Trung Quốc nên hoàn toàn đồng ý với các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh và các nước này sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phản kháng lại Trung Quốc và dẫn tới xung đột.

Với thông điệp này, Bắc Kinh cho thấy bộ mặt lưu manh của mình khi quấy nhiễu các nước khác và chờ các nước khác sập bẫy để có thể có các hành động leo thang.

Biển Đông từ đối sách ngoại giao rắn của Trung Quốc

Thế khó của Việt Nam và Philippines khi TQ lảng tránh các biện pháp ngoại giao

Việt Nam và Philippines đang ở thế khó khăn trong cách ứng xử với Trung Quốc. Việc Trung Quốc có vị thế kinh tế và địa chính trị quan trọng đồng thời có năng lực quân sự vượt trội khiến hai nước phải duy trì mối quan hệ tích cực với Bắc Kinh. Tuy nhiên, hai quốc gia Đông Nam Á cũng coi chủ quyền lãnh thổ là vấn đề không thể nhân nhượng và do đó sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Một chủ đề khiến Philippines và Việt Nam lo ngại là những gì đã xảy ra tại bán đảo Crimea. Hai nước nhận thấy "hình bóng" của mình ở Ukraine - một quốc gia nhỏ bé bị rối loạn trong cuộc tranh chấp chủ quyền với người láng giềng có sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội.

Việc Nga can thiệp và sau đó sát nhập bán đảo Crimea dường như là một ví dụ đối với các quốc gia Đông Nam Á rằng sự lệ thuộc về kinh tế và yếu ớt về quân sự sẽ dẫn tới các nguy cơ về địa chính trị và ngay trong thế kỷ 21 này, vấn đề toàn vẹ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia chưa thể là điều "bất khả xâm phạm".

Các quốc gia Đông Nam Á lo ngại rằng Nga đã tạo một tiề.n lệ để Trung Quốc có thể "noi theo": sử dụng vũ lực để chiếm các vùng lãnh thổ tranh chấp. Để đối phó với nguy cơ đó, các quốc gia này đang tìm cách chuyển hướng nền kinh tế nhằm giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc đồng thời xây dựng năng lực quân sự để giảm lợi thế áp đảo của Trung Quốc.

Trốn tránh giải pháp ngoại giao, TQ biến căng thẳng thành xung đột? - Hình 2

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam kiên trì thực thi nhiệm vụ.

Việt Nam trong những năm vừa qua đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, máy bay hàng hải của Canada và tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan.

Trong khi đó Philippines vừa tuyên bố các kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng và mua 3 tàu tuần duyên lớp Hamilton cũ từ Lực lượng canh gác bờ biển Mỹ và 12 máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc.

Ngoài ra, cả hai nước cùng tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ và các đồng minh. Tất cả các động thái kể trên cho thấy Việt Nam và Philippines sẽ không "khoanh tay" nhìn Trung Quốc từng bước xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ của mình.

Do thua kém Trung Quốc nhiều mặt, Việt Nam và Philippines sẽ phải bám vào các biện pháp ngoại giao hoặc pháp lý để đấu tranh chống lại sự xâm chiếm của nước này. Tuy nhiên, các biện pháp ngoại giao vẫn khá bế tắc trong tình hình hiện nay.

Philippines đã đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ra trọng tài quốc tế nhưng Trung Quốc từ chối tham gia cuộc chiến pháp lý này.

Ngoài ra, Việt Nam và Philippines cũng đã thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tăng sức mạnh trong các cuộc thương lượng với Bắc Kinh về một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Tuy nhiên, Trung Quốc từ lâu đã tỏ thái độ trây ì không chịu thúc đẩy việc xây dựng COC.

Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông để ép Mỹ vào thế đối đầu?

Nguy cơ xung đột ngày càng cao

Có vẻ hòa bình và ổn định ở Biển Đông đang đứng trước một tương lai mù mịt. Trong các cuộc tranh chấp hiện nay, không bên nào có dấu hiệu lùi bước hay nhân nhượng và nguy cơ xung đột trong tương lai là rất cao.

Đặc biệt, Trung Quốc có quan điểm rất nguy hiểm về các cuộc tranh chấp. Nước này nhất định không nhân nhượng, tiếp tục dựa vào leo thang căng thẳng và theo đuổi mục tiêu thay đổi hiện trạng (bất kể điều đó tốn bao nhiêu thời gian). Chiến lược này của Trung Quốc rõ ràng sẽ dẫn tới không khí căng thẳng triền miên trên Biển Đông.

Điều đáng lo ngại nhất là sự tự tin của Trung Quốc khi làm leo thang tình hình. Có vẻ Bắc Kinh coi leo thang căng thẳng là một công cụ để giành quyền kiểm soát tuyệt đối. Các chiến lược gia và các nhà làm chính sách Trung Quốc vẫn còn khá "non nớt" về vấn đề địa chính trị giữa các cường quốc và vẫn chưa rút ra bài học từ cuộc đối đầu giữa Mỹ và Nga trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Bài học đó là: leo thang căng thẳng là công cụ nguy hiểm, đối thủ có thể đáp trả theo những cách thức không thể lường trước được và căng thẳng có thể nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Một vấn đề trước mắt là Trung Quốc sẽ phản ứng nếu Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc. Bắc Kinh chắc chắn sẽ phản ứng và sẽ tìm cách trừng phạt Manila đồng thời củng cố các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Biển Đông: Trung Quốc hung hăng, Mỹ càng "chọc tức"

Một trong những biện pháp Trung Quốc có thể sẽ thực hiện là bắt giữ các ngư dân Philippines đán.h bắt trong vùng biển mà Bắc Kinh tự coi là "chủ quyền quốc gia" của mình.

Một kịch bản có nguy cơ cao hơn và khiêu khích hơn là Trung Quốc sẽ tìm cách "hất" các lực lượng Philippines ra khỏi Bãi Cỏ Mây. Tàu Trung Quốc đã liên tục quấy rối tàu Philippines cung cấp nhu yếu cho các thủy thủ của nước này ở đây và có thể Bắc Kinh sẽ "siết chặt vòng vây" đối với con tàu hải quân mà Manila đang đóng chốt ở đây để buộc các thủy thủ Philippines phải từ bỏ. Khi đó, rất có khả năng sún.g sẽ nổ, tàu sẽ bị chìm và có tổn thất về người.

Với lập trường "ngoan cố", có lẽ Trung Quốc sẽ không lùi bước. Bắc Kinh đã coi vấn đề Biển Đông liên quan trực tiếp tới toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc cũng muốn dùng vấn đề Biển Đông để đán.h lạc hướng dư luận nước này về các vấn đề nội bộ. Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ giảm mạnh trong những năm sắp tới, giới lãnh đạo Trung Quốc muốn sử dụng các biến cố như căng thẳng Biển Đông để khuấy động tinh thần yêu nước và tăng cường sự ủng hộ của dư luận đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực với Philippines - bất kể vì lí do tự vệ hay phản ứng - có thể Mỹ sẽ bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng này, chắc chắn về mặt ngoại giao và có thể cả quân sự. Nếu bị lôi kéo vào cuộc xung đột đó, khả năng cao là Mỹ sẽ không lùi bước do uy tín của Mỹ đang bị lung lay nghiêm trọng sau khi Washington quyết định không can thiệp vào Ukraine hay Syria. Mặc dù Mỹ chắc chắn sẽ cố gắng làm giảm căng thẳng và ngăn chặn các quốc gia sử dụng vũ lực, Washington cũng nhất định sẽ thể hiện ý chí và quyết tâm đối đầu với những hành động thù địch (từ Trung Quốc) cũng như trấn an các đồng minh.

Hung hăng, Trung Quốc tự phá hình ảnh "trỗi dậy hòa bình"

Mỹ không phải là một bên tham gia tranh chấp ở Biển Đông nhưng nước này có lợi ích lớn trong việc đảm bảo các cuộc tranh chấp được giải quyết một cách hòa bình. Xung đột trên Biển Đông sẽ là thảm họa đối với thương mại trong khu vực và mối quan hệ Mỹ - Trung và cả hai vấn đề này đều có vai trò quan trọng đối với Mỹ.

Mỹ có thể khiến Trung Quốc phải "dè chừng" với những hành động khiêu khích của mình bằng cách cho Bắc Kinh thấy cái giá phải trả cho những hành động đó. Cụ thể, Mỹ tăng cường hợp tác quân sự với các quốc gia đối thủ của Trung Quốc, giúp các nước này củng cố năng lực quốc phòng và thúc đẩy các hoạt động huấn luyện và diễn tập quân sự chung. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, Quân đội Mỹ sẽ tăng số cuộc tập trận, diễn tập trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên 130 cuộc mỗi năm. Số lần viếng thăm các cảng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cũng sẽ tăng lên 700 cuộc hàng năm.

Sự kiện Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung sắp tới sẽ là cơ hội cho Bắc Kinh và Washington đề cập trực tiếp về vấn đề tranh chấp chủ quyền và những nguy cơ có thể xảy ra để hai bên tìm ra giải pháp ngăn chặn khủng hoảng.

Việc Trung Quốc và các quốc gia đối thủ của nước này trên Biển Đông đang tiến tới tình trạng đối đầu khiến Mỹ phải thực hiện phận sự của một cường quốc lãnh đạo thế giới bằng cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng có thể khiến toàn bộ khu vực rơi vào xung đột.

Với tình trạng căng thẳng diễn ra trong thời gian dài, sớm hay muộn Bắc Kinh sẽ tính toán sai, làm leo thang quá giới hạn và dẫn tới xung đột.

Theo Kiến thức

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Vụ lũ quét ở làng Nủ: Thêm 1 người được tìm thấy, vẫn còn 9 trường hợp mất tích
08:47:46 28/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024

Tin đang nóng

Vụ cô giáo xin tiề.n mua laptop: Sở GD&ĐT vào cuộc, 1 câu nói gây ám ảnh
17:57:30 29/09/2024
Rộ ảnh chụp cận bữa tiệc của Diddy, 1 chi tiết gây kinh sợ, CĐM réo Katy Perry
18:26:23 29/09/2024
Người soán ngôi Sơn Tùng nói gì trong concert mà khiến 20.000 khán giả "phát điên"?
20:04:23 29/09/2024
Triệu Lệ Dĩnh lên ngôi Thị hậu, Dương Mịch ngồi trên đống lửa, quyết làm liều
16:51:56 29/09/2024
Erik gặp sự cố... rơi quần ngay khi đang biểu diễn trên sân khấu
20:09:15 29/09/2024
Sau concert "Anh Trai Say Hi" là đại hội xin lỗi!
18:53:19 29/09/2024
Vợ muốn diện bikin.i nhưng ngại ánh mắt dòm ngó, đại gia Dubai mạnh tay chi 50 triệu đô mua đứt đảo riêng tặng nàng
18:56:32 29/09/2024
Phụ huynh phản ánh con bị bắt nạt sau khi tố cô giáo xúc phạm học sinh ở Ninh Bình: Hiệu trưởng nói gì?
19:44:00 29/09/2024

Tin mới nhất

Bão Yagi mạnh nhất trong 70 năm qua tàn phá Việt Nam

17:44:30 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) đổ bộ trực tiếp nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là Quảng Ninh và Hải Phòng.

Hàng ngàn người đổ về Đại Nam, CSGT phần luồng cách xa 15km

16:21:58 29/09/2024
Từ sáng nay (29/9), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về KDL Đại Nam tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một để vui chơi, tham quan trong ngày đầu tiên KDL này mở cửa miễn phí cho người dân.

15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạ.n nhâ.n vụ sập cầu Phong Châu

16:18:44 29/09/2024
Ngày 29/9, tại Phú Thọ đã diễn ra hội nghị triển khai các phương án tiếp theo để trục vớt cầu Phong Châu và tìm kiếm người mất tích trong sự cố sập cầu.

Lưu ý quan trọng khi di chuyển qua cầu phao Phong Châu

16:09:21 29/09/2024
10h30 ngày 29/9, cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu đã được lắp đặt thành công. Từ ngày mai (30/9), người dân có thể lưu thông qua cầu phao từ 6-22h hàng ngày.

Hiện trường vụ sạt lở vùi lấp nhà và xe ở Hà Giang

15:42:47 29/09/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đang nỗ lực tìm kiếm nạ.n nhâ.n mất tích. Đồng thời, đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường bị sạt lở.

Đã lắp xong cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập

15:26:19 29/09/2024
Trưa 29.9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cầu phao thay thế cho cầu Phong Châu bị sập đã được lắp đặt xong. Công việc hoàn tất lúc 10 giờ 32 cùng ngày.

Sạt lở đất ở Hà Giang vùi lấp nhiều ngôi nhà

15:20:48 29/09/2024
Lực lượng chức năng H.Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) đang thống kê thiệt hại sau vụ sạt lở đất xảy ra trên địa bàn xã Việt Vinh vào sáng nay.

Người vi phạm nồng độ cồn 'dọa' CSGT TP.HCM

15:14:02 29/09/2024
Bị Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phát hiện, xử lý vi phạm nồng độ cồn, người đàn ông 50 tuổ.i đập điện thoại và hù dọa: Nhớ mặt thằng này, sẽ sớm gặp lại thôi! .

Lãnh đạo huyện ở Quảng Ngãi nói gì về 2 lần chống sạt lở núi Van Cà Vãi?

14:55:26 29/09/2024
Núi Van Cà Vãi ở TT.Di Lăng (H.Sơn Hà, Quảng Ngãi) lại bị sạt lở, tiếp tục đ.e dọ.a nhà dân dưới chân núi. 2 lần khẩn cấp chống sạt lở núi Van Cà Vãi n núi.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc gâ.y số.c của Triệu Lệ Dĩnh

Sao châu á

23:26:37 29/09/2024
Trong những bức ảnh cũ đang được dân cư mạng truyền tay nhau, Triệu Lệ Dĩnh thời còn phèn có ngoại hình kém sắc, đường nét trên gương mặt chưa thực sự nổi bật.

Á hậu Việt và cuốn sổ ghi chi tiết từng bữa cafe, trà sữa khi hẹn hò với nam thần showbiz vì sợ một điều

Sao việt

23:20:55 29/09/2024
Rất nhiều cư dân mạng bất ngờ vì một nàng hậu xinh đẹp, nổi tiếng mà lại phải ghi chi tiết từng bữa ăn, món quà rất bình dân, ít tiề.n.

Tử vi ngày 30/9/2024: Dần may mắn, Mùi hào phóng không cần thiết

Trắc nghiệm

23:08:37 29/09/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 30/9/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Từ nay 'nhóm nhạc quốc dân' Da LAB không còn nguyên vẹn

Nhạc việt

22:14:27 29/09/2024
Cụ thể, Phương Kào thấy việc hoạt động nhóm không còn phù hợp, muốn phát triển bản thân trên con đường riêng trong âm nhạc.

Lý do Đinh Tiến Đạt 'nhường spotlight' cho đồng nghiệp ở show âm nhạc

Tv show

21:57:17 29/09/2024
Đinh Tiến Đạt không ngại làm mới mình qua các đêm công diễn Anh trai vượt ngàn chông gai . Anh cũng không ngại lui về sau để các đồng nghiệp tỏa sáng.

Barca dùng điều khoản đặc biệt với Szczesny

Sao thể thao

21:34:49 29/09/2024
Đội bóng xứ Catalonia sẽ sử dụng tiề.n lương của Marc-Andre ter Stegen để trả cho Wojciech Szczesny, nhằm đáp ứng quy định tài chính từ ban tổ chức La Liga.

Đồng tiề.n chung BRICS sẽ được bảo đảm bằng vàng

Thế giới

21:09:03 29/09/2024
Trong những năm qua, nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS - hiện bao gồm 10 quốc gia sau đợt kết nạp 5 thành viên mới hồi đầu năm - đã nỗ lực phát triển một đồng tiề.n chung.

Dân mạng phát sốt vì điệu múa lạnh gáy nhất, nhan sắc 2 nữ chính xứng đáng "phong thần"

Hậu trường phim

20:48:04 29/09/2024
Điệu múa quỷ thần của Rima Thanh Vy và Lâm Thanh Mỹ trong phim điện ảnh Cám đang được cư dân mạng nhắc đến nhiều.

Người phụ nữ 36 tuổ.i gánh hậu quả nặng nề sau khi xăm vùng kín ở spa

Sức khỏe

19:48:00 29/09/2024
Sau khi đi xăm hồng quầng vú ở spa gần nhà, người phụ nữ bị tai biến nặng nề ở vị trí xăm, phải vào viện cầu cứu.

Bà Nguyễn Phương Hằng trở lại Đại Nam; nhân vật bí ẩn vụ Trương Mỹ Lan

Pháp luật

19:39:44 29/09/2024
Sự trở lại của bà Nguyễn Phương Hằng, doanh nghiệp đứng sau vụ bắ.n dây chun gây náo động mạng xã hội, tình huống gây chú ý tại vụ xét xử Trương Mỹ Lanlà những tin tức gây chú ý tuần qua.

Bữa tối nhẹ nhàng, ngon miệng với 3 món cực kỳ đơn giản

Ẩm thực

19:39:04 29/09/2024
Trong những ngày bận rộn, một bữa tối đơn giản nhưng ngon miệng có thể mang lại niềm vui và sự ấm áp cho cả gia đình.