Nguyên tắc bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng
Nhiệt độ quá nóng gây cho cơ thể con người nhiều khó chịu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe hoặc thậm chí tử vong. Đó là do nắng nóng làm cơ thể dễ mất nước, mà có thể gây ra tăng khát, suy nhược, chóng mặt, đánh trống ngực và ngất xỉu.
Trong những ngày nắng nóng gay gắt, nên tránh ra ngoài trời trong khoảng 12-16h chiều
Những vấn đề sức khỏe thường gặp
Cháy nắng: Cháy nắng, hay bỏng nắng, khiến da đỏ rộp, đau rát. Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ tiếp xúc với tia UV mà không có biện pháp bảo hộ. Do đó, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 40 trở lên khi ra ngoài trời.
Sốc nhiệt: Sốc nhiệt hay say nắng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt. Bạn nên tránh ra ngoài trời trong khoảng từ 12h trưa đến 4h chiều, luôn mặc đồ chống nắng và thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
Ngộ độc thực phẩm: Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho các tác nhân gây ngộ độc như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng phát triển. Hãy tránh ăn thức ăn để lâu ngày và ăn tại các hàng quán vỉa hè.
Đau đầu: Thời tiết nắng nóng khiến các mạch máu não giãn nở, gây đau nhức đầu. Đau đầu cũng có thể là do mất nước và sốc nhiệt. Để phòng tránh, hãy mặc quần áo che kín người khi ra ngoài trời và uống đủ nước.
Video đang HOT
Phát ban nhiệt: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể gây các nốt phát ban đỏ và ngứa trên da. Bạn nên tránh ra ngoài khi thời tiết nóng ẩm, đồng thời tránh vận động mạnh để ngăn đổ quá nhiều mồ hôi.
Vàng da: Nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da. Bệnh này được gây ra do tích tụ chất thải bilirubin trong máu. Để phòng tránh, hãy uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi.
Biểu hiện của đột quỵ do nắng nóng
Các biểu hiện đột quỵ do nắng nóng: vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, sốt cao có khi lên tới 44 độ C, da và niêm mạc khô, trụy mạch. Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Gặp nạn nhân bị đột quỵ do nắng nóng, cần đưa nạn nhân vào chỗ thoáng mát. Việc đầu tiên là phải tìm cách hạ thân nhiệt xuống dần từng bước và càng sớm càng tốt bằng các biện pháp như đưa nạn nhân vào chỗ mát, cởi hết quần áo; chườm bằng nước mát khắp người. Khi thân nhiệt người bệnh giảm xuống 38 độ C, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị. Bệnh nhân đột quỵ do nắng cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh nhanh chóng bị hôn mê chỉ trong vòng vài phút, thậm chí tử vong do thân nhiệt quá cao.
Không cho bất cứ thứ gì qua đường miệng của người bệnh trong trường hợp họ đang bất tỉnh hoặc nôn mửa, vì có nguy cơ gây ngạt. Nhiều người thường cho rằng chà xát lên cơ thể bằng rượu, làm hạ nhiệt nhanh. Điều này rất nguy hiểm với người bệnh bởi rượu làm cơ thể hạ nhiệt quá nhanh dẫn đến biến động nhiệt mạnh trong cơ thể. Tốt nhất hạ nhiệt cơ thể người bệnh bằng nước lạnh. Bổ sung nước và chất điện giải là đúng nhưng không nên uống quá nhanh, quá nhiều, có thể gây sốc.
Phòng bệnh
Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo: Những ngày trời nóng, nên uống nhiều nước hơn bình thường. Nắng nóng làm đổ mồ hôi nhiều hơn, nên uống nước trước khi cảm thấy khát để tránh mất nước. Không được uống aspirin và acetaminophen khi bị say nắng nóng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nếu phải làm việc ngoài trời hoặc tập thể dục nên uống từ 2-4 ly nước mỗi giờ, không nên bổ sung nước bằng nước ngọt hay đồ uống có cồn. Người trên 65 tuổi và trẻ sơ sinh, không nên ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Nếu người già có những triệu chứng như chuột rút, đau đầu, buồn nôn cần gọi sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Với trẻ nhỏ, nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn ở người lớn do trẻ thường không tự uống bổ sung nước. Không nên để trẻ trong xe ô tô một mình, dù chỉ trong thời gian ngắn.
7 vấn đề sức khỏe mùa nắng nóng và cách phòng chống
Thời tiết cả nước đang bước vào giai đoạn nắng nóng gay gắt, nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bạn không có biện pháp phòng chống.
Cháy nắng: Cháy nắng, hay bỏng nắng, khiến da đỏ rộp, đau rát và chạm vào thì thấy nóng. Bạn có thể bị cháy nắng sau vài giờ tiếp xúc với tia UV mà không có biện pháp bảo hộ. Do đó, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 40 trở lên khi ra ngoài trời.
Sốc nhiệt: Sốc nhiệt hay say nắng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng vọt. Tốt nhất nên tránh ra ngoài trời trong khoảng từ 12h trưa đến 4h chiều, luôn mặc đồ chống nắng và thoa kem chống nắng khi ra ngoài.
Ngộ độc thực phẩm: Thời tiết nắng nóng là điều kiện cho các tác nhân gây ngộ độc như vi khuẩn, virus và kí sinh trùng phát triển. Hãy tránh ăn thức ăn để lâu ngày và thức ăn bán tại các hàng quán vỉa hè.
Đau đầu: Thời tiết nắng nóng khiến các mạch máu não giãn nở, gây đau nhức đầu. Đau đầu cũng có thể là do mất nước và sốc nhiệt. Để phòng tránh, hãy mặc quần áo che kín người khi ra ngoài trời và uống đủ nước.
Phát ban nhiệt: Tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời có thể gây các nốt phát ban đỏ và ngứa trên da. Bạn nên tránh ra ngoài khi thời tiết nóng ẩm, đồng thời tránh vận động mạnh để ngăn đổ quá nhiều mồ hôi.
Vàng da: Nhiệt độ cao vào mùa hè làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da. Bệnh này được gây ra do tích tụ chất thải bilirubin trong máu. Để phòng tránh, hãy uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi.
Thương hàn: Bệnh thương hàn là một dạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do khuẩn Salmonella Typhi gây ra. Vi khuẩn này lây lan qua nước hoặc thức ăn bẩn. Hãy tránh uống các loại nước giải khát không lành mạnh và tránh ăn thực phẩm bẩn không rõ xuất xứ.
Cách bảo vệ sức khỏe vào mùa nắng nóng: Tránh ra ngoài khi trời nắng nóng cao độ; Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng, sử dụng kem chống nắng; Uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và rau xanh; Tránh ăn đồ ăn và thức uống không rõ nguồn gốc; Mặc quần áo thoáng mát; Giữ vệ sinh sạch sẽ./.
Cảnh báo những người dễ bị đột quỵ vì nắng nóng Khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, gắng sức khiến trung tâm điều nhiệt bị tổn thương hoặc không còn điều khiển nổi sự cân bằng đó thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Ảnh minh họa: Internet...