Nguyên Phó tổng giám đốc BIDV bị bắt
Ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam, bị bắt tạm giam do những quan sai phạm cấp tín dụng tại dự án chăn nuôi bò ở Hà Tĩnh.
Ngày 9/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam đối với Đoàn Ánh Sáng (57 tuổi, nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV) và 4 cán bộ dưới quyền về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng xảy ra tại BIDV.
Theo Thanh Niên, 4 người bị bắt giam cùng ông Sáng gồm: Ngô Duy Chính (Giám đốc BIDV chi nhánh Thăng Long), Nguyễn Xuân Giáp (Phó giám đốc chi nhánh Hà Thành), Phạm Hồng Quang (Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp I, BIDV chi nhánh Hà Thành) và Nguyễn Thanh Nam (cán bộ BIDV chi nhánh Hà Thành).
Ngoài ra, một người khác cũng bị khởi tố đợt này là Đoàn Trung Dũng (Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch Trung Dũng) để điều tra tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Ông Đoàn Ánh Sáng. Ảnh: Kỳ Hoa.
Ông Đoàn Ánh Sáng bị khởi tố để điều tra về hành vi sai phạm trong việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đề xuất phê duyệt, ký hồ sơ đồng ý cấp tín dụng cho Công ty CP chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) vay vốn với các điều kiện ưu đãi sai quy định, vi phạm quy định của ngân hàng, gây thiệt hại cho BIDV 890 tỉ đồng.
Ông Sáng là người giúp sức tích cực cho Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV) trong việc thực hiện hành vi sai phạm nói trên, gây thiệt hại nghiêm trọng cho BIDV.
Năm 2015, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà (Công ty Bình Hà) với quy mô 254.200 con/năm, tổng mức đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng. Dự án được triển khai trên diện tích hơn 2.000 ha tại xã Cẩm Quan (huyện Cẩm Xuyên) và xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh).
BIDV chấp thuận cho vay hơn 3.100 tỷ đồng để thực hiện dự án. Trong đó, vốn tín dụng dài hạn là 2.190 tỷ đồng, vay ngắn hạn để nhập khẩu bò giai đoạn 1 và 2 là 970 tỷ đồng… Năm 2016, dự án khởi công và hoạt động có sự góp mặt của ông Trần Bắc Hà.
Video đang HOT
Dự án nuôi bò ở Hà Tĩnh bị bỏ hoang, xuống cấp. Ảnh: Phạm Trường.
Chưa đầy hai năm sau, Công ty Bình Hà xây dựng được 65 chuồng trại, hai khu nhà điều hành, hệ thống 19 kho chứa và các công trình phụ trợ khác, đồng thời trồng cỏ trên diện tích gần 678 ha. Song sau gần 3 năm triển khai, dự án chỉ mới đạt quy mô bình quân gần 15.000 con/năm, bằng 6% so quy mô đề ra.
Khoảng 43.000 con bò nuôi sau khi vỗ béo từ 3-4 tháng được công ty xuất bán, song số lượng này giảm dần. Tháng 6/2017 đến nay, công ty không nhập thêm bò và số bò được chăn nuôi tại dự án chỉ còn chưa đến 500 con. Hiện, các hạng mục tại trang trại chăn nuôi bò của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà ở xã Kỳ Tân (Kỳ Anh) bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng, cỏ dại mọc um tùm. Hệ thống mái lợp gỉ sét.
Đến nay, Công ty Bình Hà không có khả năng trả nợ nên tổng thiệt hại của BIDV cho đến nay là hơn 890 tỷ đồng. Tháng 6/2018, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP chăn nuôi Bình Hà, ông Đinh Văn Dũng bị Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Lạm dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt 110 tỷ đồng tại dự án.
Tại kỳ họp 26 diễn ra hồi giữa 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định nguyên Phó tổng giám đốc BIDV Đoàn Ánh Sáng cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV; cùng chịu trách nhiệm đối với một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ có vi phạm; chịu trách nhiệm về đề xuất, thẩm định chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
Cuối tháng 11/2019, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã tống đạt lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với đối với ông Trần Bắc Hà, và 3 cấp dưới trong đó có ông Trần Lục Lang về tội Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Tùng Lâm
Theo Zing
Phạm Công Danh không phải bồi thường 4.500 tỷ đồng cho VNCB
Tòa ghi nhận số tiền ông Danh chuyển lại cho VNCB để tăng vốn điều lệ nên cần thu hồi để cấn trừ trách nhiệm bồi thường cho bị cáo.
Ngày 25/12, sau hai tuần xét xử và nghị án, TAND Cấp cao tại TP HCM bác kháng cáo của bị cáo và kháng nghị của VKS, tuyên y án 20 năm tù đối với Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) về tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tổng hợp với 30 năm tù ông Danh phải nhận tại giai đoạn một của vụ án (thiệt hại 9.000 tỷ), bị cáo phải nhận 30 năm tù - mức án cao nhất của hình phạt có thời hạn.
Phạm Công Danh tại phiên phúc thẩm. Ảnh: Hải Duyên.
Theo HĐXX, tòa cấp sơ thẩm đã nhận định về hành vi phạm tội của Danh và các bị cáo là đúng người, đúng tội.
Đối với kháng cáo của ông Danh về việc đề nghị tòa ghi nhận nguyên nhân phạm tội là do những sai phạm của bà Hứa Thị Phấn và một số cá nhân trong quá trình điều hành TrustBank (tiền thân của VNCB), tòa không chấp nhận. Bởi bà Phấn và các cá nhân khác không phải là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng tại VNCB.
Tòa cũng bác ý kiến ông Danh cho rằng tách vụ án thành hai giai đoạn xét xử gây bất lợi cho mình, vì hành vi của ông Danh và đồng phạm bị đưa ra xét xử trong giai đoạn một là độc lập, không làm tăng trách nhiệm của bị cáo.
Kháng cáo của ông Danh về việc thu hồi 3.600 tỷ đồng chuyển cho bà Phấn và 300 tỷ đồng chuyển cho ông Trần Quý Thanh không có căn cứ vì khoản tiền này đã được xem xét ở giai đoạn một của vụ án.
Liên quan vụ án, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) nhận 10 năm tù, tổng hợp hình phạt cũ là 30 năm; Mai Hữu Khương (nguyên thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) lĩnh 10 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 30 năm...
Tòa tuyên giảm án cho bị cáo Trần Hiệp và Lê Đài từ 3 năm tù giam chuyển sang án treo. Các bị cáo còn lại lĩnh từ 2 năm tù (nhưng cho hưởng án treo) đến 4 năm tù.
Đối với kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP HCM về việc một số bị cáo được hưởng án treo trái quy định của pháp luật, HĐXX cho rằng mức độ phạm tội của họ không đáng kể, cấp sơ thẩm tuyên án treo là phù hợp.
Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Hải Duyên.
Về trách nhiệm dân sự, HĐXX chấp nhận kháng cáo của BIDV, sửa một phần bản án, tuyên ngân hàng này không phải bồi thường cho CB hơn 1.600 tỷ đồng ông Danh đã vay của Sacombank để trả cho hai chi nhánh của nhà băng này.
Theo tòa, việc Sacombank, TPBank và BIDV thu hồi hơn 8.166 tỷ đồng tiền nợ của VNCB là phù hợp với quy định của pháp luật. "Số tiền vật chứng cần thu hồi trả cho CB phải là tiền Danh đã sử dụng, chứ không phải tiền 3 ngân hàng thu hồi nợ. Do đó, không có căn cứ buộc các ngân hàng phải hoàn trả", bản án phúc thẩm nêu.
Số tiền hơn 6.100 tỷ đồng vay được của các ngân hàng, Danh và đồng phạm đã chuyển 4.500 tỷ đồng vào tài khoản của VNCB tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước để tăng vốn điều lệ. "Không có căn cứ cho thấy Danh tăng vốn điều lệ cho cá nhân mình nên tòa sơ thẩm ghi nhận 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ cho VNCB là có căn cứ, cần thu hồi để đảm bảo quyền lợi của các bị cáo, đảm bảo ngân sách nhà nước", bản án bác quan điểm kháng nghị của VKS.
Do cơ quan chức năng đã thu hồi 2.371 tỷ đồng (tang vật vụ án trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử) nên chỉ cần thu hồi thêm 2.121 tỷ. Các phán quyết còn lại, HĐXX tòa cấp cao giữ nguyên quan điểm của cấp sơ thẩm.
Từ năm 2013 đến 2014 điều hành VNCB, ông Danh cần tiền tăng vốn điều lệ, trả nợ, duy trì hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng... nhưng không thể vay của ngân hàng do mình làm chủ.
Danh chỉ đạo Phan Thành Mai và các bị cáo dùng hơn 6.100 tỷ đồng của VNCB bảo lãnh cho 29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay tiền tại Sacombank, BIDV và TPBank. Do các công ty không thể trả nợ, 3 nhà băng đã thu hồi tiền từ tiền gửi của VNCB nên không thiệt hại. Tuy nhiên, việc này đã gián tiếp giúp Danh lấy tiền của VNCB.
Hồi tháng 8, TAND TP HCM xử sơ thẩm, tuyên Danh 20 năm tù, tổng hợp với hình phạt cũ là 30 năm (mức án cao nhất của tù có thời hạn); ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) nhận 4 năm tù; 44 đồng phạm còn lại lĩnh 2 năm tù (nhưng cho hưởng án treo) đến 10 năm tù.
Ông Danh kháng cáo nhiều nội dung trong đó đề nghị thu hồi các khoản tiền đã chuyển cho bà Hứa Thị Phấn và Trần Quý Thanh... 12 bị cáo khác xin giảm nhẹ hình phạt.
VKSND Cấp cao tại TP HCM kháng nghị theo hướng tăng hình phạt đối với 4 bị cáo nguyên là giám đốc công ty "ma" do Danh thành lập. Cơ quan công tố đánh giá việc họ được hưởng án treo trong cả hai giai đoạn của vụ án là vi phạm pháp luật.
Về dân sự VKS cho rằng, bản án sơ thẩm nhận định số tiền 4.500 tỷ đồng dùng để tăng vốn điều lệ VNCB là của ông Danh và quyết định thu hồi từ CB (VNCB sau khi được NHNN mua lại với giá 0 đồng) là không có căn cứ. CB cũng kháng cáo không đồng ý trả lại số tiền này.
Hải Duyên
Theo VNE
Bị thu hồi hàng nghìn tỉ đồng, các ngân hàng đồng loạt "phản pháo" Ngày 18/12, TAND cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh) cùng đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị cáo tại...