Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh bị đề nghị kỷ luật: Liên quan vụ bán cảng Quy Nhơn
Chưa đầy 2 năm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh ký 3 văn bản để Vinalines nắm 75% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV cảng Quy Nhơn, tiếp đến là bán hết phần vốn của Vinalines cho Công ty CP Cảng Quy Nhơn
Ngày 5-5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cùng một số lãnh đạo của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) mắc vi phạm, khuyết điểm do liên quan đến cổ phần hóa (CPH), thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đến mức phải xem xét thi hành kỷ luật.
Cho bán sạch vốn nhà nước
Được biết, các khuyết điểm được nêu trong kết luận này chủ yếu là do liên quan đến các sai phạm trong quá trình CPH cảng Quy Nhơn.
Cụ thể, ngày 4-2-2013, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh (nhiệm kỳ từ tháng 8-2011 đến tháng 4-2016), nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, ký quyết định đề án tái cơ cấu Vinalines (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam) giai đoạn 2012-2015. Theo đó, Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn.
Cảng Quy Nhơn Ảnh: NGUYỄN DŨNG
Gần 4 tháng sau, ngày 27-5-2013, ông Ninh tiếp tục ký văn bản với nội dung xét đề nghị của Bộ GTVT và Bộ Tài chính, Thủ tướng có ý kiến: “Bộ GTVT chỉ đạo Vinalines CPH cảng Quy Nhơn theo phương thức Vinalines nắm giữ 49% vốn điều lệ; các nhà đầu tư trong nước nắm giữ 51% vốn điều lệ, không bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài; sau CPH, công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán”. Đến ngày 8-9-2014, ông Ninh ký tiếp công văn đồng ý với đề nghị của Bộ GTVT, cho phép bán hết phần vốn của Vinalines tại Công ty CP Cảng Quy Nhơn (QNP; TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho các nhà đầu tư trong nước và chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Video đang HOT
Như vậy, trong thời gian chưa đầy 2 năm, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh liên tục ký 3 văn bản để cho Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn, rồi bán hết phần vốn của Vinalines tại QNP. Sau các văn bản này, Công ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (Công ty Hợp Thành, trụ sở tại TP Hà Nội) đã được chuyển nhượng 86,23% vốn điều lệ (348/404 tỉ đồng) của QNP.
Ngoài ra, ông Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT và các ủy viên Ban Cán sự Đảng (gồm các thứ trưởng Bộ GTVT: Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Văn Công, Nguyễn Ngọc Đông và Nguyễn Nhật) cũng có những sai phạm do liên quan đến các văn bản tham mưu, đề xuất trong quá trình CPH tại cảng Quy Nhơn và bán hết phần vốn tại QNP.
Chậm trễ thu hồi
Hiện Vinalines vẫn đang tiếp tục đàm phán với Công ty Hợp Thành để thu hồi 75,01% cổ phần tại QNP về cho nhà nước theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP).
“Sau khi tính toán, tại cuộc họp gần đây giữa các bên liên quan, đại diện Công ty Hợp Thành đã đề nghị số tiền chuyển nhượng 75,01% cổ phần tại QNP là khoảng 750 tỉ đồng. Tuy nhiên, phía Vinalines cho rằng mức giá này là cao nên đề nghị Bộ GTVT và các bộ, ngành liên quan lấy ý kiến để xử lý vụ việc. Về cơ bản, Công ty Hợp Thành thống nhất bàn giao số cổ phần theo kết luận của TTCP, vấn đề còn lại chỉ là giá cả” – một nguồn tin tiết lộ.
Về vấn đề này, một lãnh đạo Vinalines cho biết đơn vị này không chấp nhận mua lại 75,01% cổ phần tại QNP theo mức giá thị trường, mà chỉ với mức giá như ban đầu đã bán cho Công ty Hợp Thành. Còn các khoản như chi phí cơ hội hoặc lãi suất ngân hàng… đối với số tiền trước kia nhà đầu tư bỏ ra để mua cảng thì sẽ được tính toán thêm.
“Khi hay tin TTCP yêu cầu thu hồi 75,01% cổ phần tại QNP về cho nhà nước thì cán bộ, nhân viên cảng Quy Nhơn ai cũng vui mừng. Thế nhưng chẳng hiểu sao sự việc kéo dài gần 8 tháng qua mà cảng vẫn chưa được thu hồi khiến anh em rất lo lắng” – một nhân viên QNP nói.
Ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định (nhiệm kỳ 2005-2010), cho rằng việc thu hồi 75,01% cổ phần cảng Quy Nhơn về cho nhà nước phải phù hợp tình hình thực tế. “Bên nào sai thì bên ấy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong trường hợp này, kết luận thanh tra không nói Công ty Hợp Thành mua sai mà chỉ nói các cơ quan chức năng bán sai. Do vậy, bên bán phải thương lượng sang nhượng lại cổ phần theo đúng quy định chứ không thể thu hồi lại cổ phần như lúc bán ban đầu” – ông Hà phân tích.
Cảng Quy Nhơn hình thành năm 1976 do Cục Đường biển (Bộ GTVT) quản lý. Năm 1993, Bộ GTVT thành lập DNNN Cảng Quy Nhơn. Năm 2009, cảng trực thuộc Vinalines và đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn; tháng 7-2013, Vinalines phê duyệt phương án CPH, chuyển thành Công ty CP Cảng Quy Nhơn.
Thu hồi 75,01% cổ phần đã bán
Như Báo Người Lao Động đã thông tin, tháng 9-2018, TTCP công bố kết luận thanh tra việc CPH cảng Quy Nhơn. Trong đó, đáng chú ý là Bộ GTVT có 2 văn bản cho Công ty Hợp Thành thỏa thuận trực tiếp khi chưa được Thủ tướng cho phép là trái thẩm quyền, vi phạm pháp luật. Vì vậy, 2 văn bản này phải được xem xét, hủy bỏ; 75,01% cổ phần Vinalines đã chuyển nhượng cho Công ty Hợp Thành phải được xử lý thu hồi về sở hữu nhà nước…
Trên cơ sở đó, cuối tháng 2-2019, Bộ GTVT có văn bản hủy bỏ 2 văn bản nói trên. Bộ GTVT cũng giao Vinalines làm việc với Công ty Hợp Thành, thống nhất nguyên tắc thu lại 75,01% cổ phần đã bán (tương đương 30.312.262 cổ phiếu).
Đức Anh
Theo nld.com.vn
4 xu hướng đang thay đổi thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng
Theo báo cáo của Savills, Việt Nam có khoảng 45.650 phòng sắp gia nhập thị trường trong giai đoạn 2019-2022, vị chi trung bình có 11.400 phòng được đưa vào khai thác mỗi năm, chiếm 69% tổng nguồn cung hiện tại.
Cụ thể, Quy Nhơn có 2.250 phòng, Đà Nẵng có 12.600 phòng, Nha Trang và Cam Ranh có 17.800 phòng với tỷ lệ căn hộ khách sạn (condotel) lần lượt đạt 58-77-82% cho ba điểm đến này.
Savills chỉ ra, rổ hàng BĐS nghỉ dưỡng của Việt Nam vượt trội so với nhóm các nước Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc.
Trong năm 2018, thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam ghi nhận 16.800 phòng đi vào hoạt động, số liệu này chỉ bao gồm các dự án 4 và 5 sao tại 8 điểm đến: Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Phú Quốc, Hạ Long, Quy Nhơn. Như vậy, nếu tính cả các dự án nghỉ dưỡng 3 sao trở xuống, nguồn cung có khả năng cao hơn hiện tại rất nhiều. Hiện nay có đến 90% nguồn cung mới là các dự án tại Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Nam và Phú Quốc.
Theo Savills, có 4 xu hướng chính đang thay đổi ngành du lịch nghỉ dưỡng tại thị trường Việt Nam. Thứ nhất là công nghệ. Thứ hai là cơ sở hạ tầng, phương tiện di chuyển và sự bùng nổ của ngành hàng không. Thứ ba là thay đổi trong hành vi tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu nghỉ dưỡng tại Việt Nam tăng lên. Thứ tư là sự thay đổi nhân khẩu học đã tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch nghỉ dưỡng.
Tốc độ tăng trưởng trung bình lượt khách quốc tế (CAGR) tại Việt Nam trong một thập niên qua (2008 - 2018) đạt 13,8%, đầy ấn tượng khi lần lượt cao hơn khu vực Đông Nam Á (7,7%), châu Á Thái Bình Dương (6,4%) và thế giới (4,4%). Ngoài ra, nếu so với các thị trường du lịch phát triển khác, chỉ số CAGR của Việt Nam cũng cao hơn Campuchia (10,9%), Thái Lan (10,1%), Indonesia (9,7%), Philippines (8,5%) và Singapore (6,1%).
Trong vòng 3 năm từ năm 2015 - 2018 chỉ số CAGR của Việt Nam tăng 24,9%. Trong một thập niên, tức thời điểm 2008-2018, CAGR của Việt Nam tăng 13,8%.
Hạ Vy
Theo Nhịp sống kinh tế
Hai văn bản ông Vũ Văn Ninh đã ký khi cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn Từ những sai phạm, khuyết điểm trong quá trình cổ phần hóa, hơn 75,01% vốn của Cảng Quy Nhơn do Nhà nước sở hữu đã được chuyển nhượng cho tư nhân. Cho đến nay, những nỗ lực thu hồi lại số cổ phần này của Vinalines vẫn chưa có kết quả. Thu hồi cổ phần Cảng Quy Nhơn kéo dài (Ảnh minh họa...