Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan: Vài kỷ niệm về công tác kế hoạch và đầu tư
Không phải “thấy người sang bắt quàng làm họ”, tôi viết bài này chia sẻ đôi ba kỷ niệm về mối nhân duyên của mình với công tác kế hoạch và đầu tư nhân kỷ niệm 75 năm của ngành.
Nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan tham dự Diễn đàn thường niên về cải cách và phát triển (VRDF) năm 2018 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới lần đầu tiên tổ chức.
Lần đầu tiên tôi tiếp cận công tác kế hoạch rơi vào những năm 50 thế kỷ trước. Lúc bấy giờ, nước ta chuẩn bị kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế 1957 – 1960. Để tiến hành công việc mới mẻ và hệ trọng này, Trung ương Đảng ta đã mời đoàn chuyên gia cao cấp của Liên Xô và Trung Quốc sang chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Đoàn Liên Xô do ông Phát-đê-ép, sau này là Tổng thư ký Hội đồng Tương trợ kinh tế, dẫn đầu; đoàn Trung Quốc do ông Lã Quý Ba, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đại sứ Trung Quốc đầu tiên ở nước ta và là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, dẫn đầu.
Từ Đại sứ quán nước ta ở Mát-xcơ-va vừa chân ướt chân ráo về nước, tôi được huy động tham gia phục vụ đoàn Liên Xô. Nhờ vậy mà tôi được hưởng hai đặc ân: lần đầu tiên trong đời được gặp mặt và dịch cho Bác Hồ cùng các đồng chí trong Bộ Chính trị và hiểu biết chút ít về công tác kế hoạch.
Đoàn Trung Quốc tập trung giới thiệu về kinh nghiệm “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, còn đoàn Liên Xô giới thiệu về phương cách xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Ngoài việc phiên dịch tiếng Nga tại các buổi làm việc giữa hai đoàn với lãnh đạo ta, tôi được phân công chuyên trách phiên dịch cho các chuyên gia nội – ngoại thương (không biết đó có phải là “điềm” báo hiệu năm 2000 tôi được đưa từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Thương mại chăng?!).
Ngày nay, nhiều người hay phê phán, chê bai cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu – bao cấp, nhưng thử hỏi, nếu không có cơ chế ấy, thì liệu có thể huy động được nguồn lực miền Bắc và tranh thủ được viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa để vừa xây dựng miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không?
Trong suốt những năm chống Mỹ cứu nước và đối phó với hai cuộc chiến ở biên giới Tây Nam và phía Bắc, tôi làm việc trong ngành ngoại giao, chủ yếu là tại Vụ Liên Xô – Đông Âu và Đại sứ quán nước ta ở Mát-xcơ-va, nên được tiếp cận hai việc do ngành kế hoạch chuyên trách: đó là tranh thủ viện trợ kinh tế và quân sự của Liên Xô, cũng như đôn đốc việc giao hàng. Năm nào cũng có các đoàn của ngành kế hoạch sang làm việc ở Liên Xô, trong đó có đoàn cấp cao do đồng chí Lê Thanh Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước dẫn đầu.
Liên Xô vốn là nước viện trợ chủ yếu cho nước ta, nên không phải ngẫu nhiên mà Bộ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Nguyễn Hữu Mai đã được cử sang làm Đại sứ ở Liên Xô. Với tư cách là người thứ hai trong Đại sứ quán, tôi đã có dịp hợp tác chặt chẽ với đồng chí Nguyễn Hữu Mai trong mảng công việc nói trên.
Video đang HOT
Nửa sau thập kỷ 80, tôi có cơ duyên tiếp cận với công tác kế hoạch. Lúc ấy, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nhấn mạnh yêu cầu “ngoại giao phục vụ kinh tế”. Với tư cách là Vụ trưởng Vụ hợp Kinh tế, rồi Trợ lý Bộ trưởng phụ trách cả mảng công tác kinh tế ở Bộ Ngoại giao, tôi đã được tiếp xúc nhiều với anh em bên kế hoạch, trong đó nổi lên là nhiệm vụ chống lạm phát và soạn thảo Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên – bộ luật theo chuẩn quốc tế, mở đầu quá trình nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
Đầu những năm 90, nước ta từng bước đẩy lui chính sách bao vây cô lập Việt Nam. Hội nghị quốc tế xử lý nợ công của Việt Nam diễn ra ở Paris (Pháp), Hội nghị xử lý nợ tư diễn ra ở London (Anh). Còn Hội nghị các nhà tài trợ đầu tiên diễn ra ở Paris với sự tham gia của Đoàn Việt Nam do Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Phan Văn Khải dẫn đầu và tôi có may mắn được là thành viên với tư cách Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Các sự kiện mang tính đột phá trên đánh dấu sự chấm dứt chính sách bao vây kinh tế đối với Việt Nam, trang trải những vướng mắc do quá khứ để lại, khai thông dòng vốn ODA vào nước ta. Các cán bộ của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã có những đóng góp lớn lao vào bước ngoặt này.
Riêng việc tranh thủ ODA của nước ngoài, nhất là của Nhật Bản, mãi mãi tôi ghi nhớ sự phối hợp chặt chẽ, những cuộc bươn trải vận động cùng với các anh Đỗ Quốc Sam, Võ Hồng Phúc… Còn về huy động vốn đầu tư nước ngoài, tôi có may mắn được hợp tác với các anh Đỗ Ngọc Xuân, Võ Đông Giang, Nguyễn Mại… trong Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Dòng ODA cộng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với những đạo luật được sửa đổi, bổ sung mấy lần, thực sự là nguồn lực hết sức quan trọng giúp nước ta triển khai thành công công cuộc Đổi mới.
Trong những năm 90 và những năm đầu thế kỷ XXI, nước ta từng bước hội nhập kinh tế quốc tế, mở đầu là tham gia AFTA vào năm 1995, ASEM 1996, APEC 1998, ký BTA với Mỹ năm 2000, rồi gia nhập WTO năm 2006. Trong quá trình ấy, trên cương vị Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, rồi Bộ trưởng Bộ Thương mại, tiếp đến là Phó thủ tướng, tôi càng có nhiều cơ hội làm việc chặt chẽ với anh em bên ngành Kế hoạch và Đầu tư.
Trải qua mấy chục năm ít nhiều làm việc với các cán bộ kế hoạch và đầu tư, tôi nghiệm ra rằng, cơ quan kế hoạch và đầu tư, với các tên gọi khác nhau, là một tổ chức cực kỳ quan trọng, có thể coi là bộ tổng tham mưu trong lĩnh vực trọng yếu này.
Trải qua mấy chục năm ít nhiều làm việc với các cán bộ kế hoạch và đầu tư, tôi nghiệm ra rằng, cơ quan kế hoạch và đầu tư, với các tên gọi khác nhau, là một tổ chức cực kỳ quan trọng, có thể coi là bộ tổng tham mưu trong lĩnh vực trọng yếu này. Chẳng thế mà các nhà lãnh đạo cao cấp Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải đã từng đứng đầu cơ quan này.
Tôi cũng nghiệm ra rằng, các đồng chí phụ trách lĩnh vực này luôn tỏ ra thông tuệ về tầm nhìn xa trông rộng; mạnh dạn, sáng tạo trong việc đổi mới tư duy, xây dựng thể chế; kiên định, vững vàng trước những sức ép tứ bề của thời cuộc, đòi hỏi của cả cấp trên lẫn các địa phương, vùng miền, ngành nghề, cả từ bên trong lẫn từ bên ngoài; nhiệt huyết, miệng nói tay làm, xốc vác khối việc khổng lồ cực kỳ phức tạp.
Ngày nay và sắp tới, tình hình kinh tế – xã hội của đất nước và thế giới chắc rằng sẽ diễn ra nhiều thay đổi hết sức sâu sắc và công tác kế hoạch và đầu tư sẽ đứng trước đòi hỏi phải đổi mới rất nhiều. Đó là đòi hỏi nắm bắt cho được chiều hướng vận động của “bàn tay vô hình” nhảy múa khôn lường cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường toàn cầu.
Mong rằng, tài ba, nghệ thuật của các nhà làm kế hoạch và đầu tư là làm sao nắm bắt được sự vận động của “bàn tay vô hình” ấy, sử dụng khôn khéo vai trò “bàn tay hữu hình” của Nhà nước để điều tiết một cách hữu hiệu nhất, vì lợi ích phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, biến giấc mơ, khát vọng của dân tộc thành hiện thực.
Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân
Ngày 23/12, tại Hà Nội, Ban Đối ngoại Trung ương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: Trung Hiếu)
Hơn 300 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức nhân dân ở Trung ương, đại diện các bộ, ban, ngành ở Trung ương đã tham dự Hội nghị. Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã dự và chỉ đạo Hội nghị. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đồng chủ trì Hội nghị.
Trong năm 2020, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực cũng như đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định và phát triển của các nước, trong đó có Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức nhân dân đã phát huy tinh thần "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả", kịp thời thích ứng và linh hoạt điều chỉnh phương thức triển khai các hoạt động đối ngoại.
Qua đó, tiếp tục củng cố, tăng cường quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước; đẩy mạnh hợp tác quốc tế để góp phần phòng chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển kinh tế-xã hội; vận động, đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc và góp phần tập hợp, đoàn kết người Việt Nam ở nước ngoài; làm tốt công tác thông tin đối ngoại.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng chúc mừng và biểu dương Ban Đối ngoại Trung ương, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức nhân dân, và các cơ quan trong hệ thống chính trị vì những thành tích đã đạt được trong công tác đối ngoại nhân dân trong 5 năm qua và năm 2020 nói riêng.
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nhấn mạnh, năm 2021, tình hình thế giới và khu vực sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó khăn đi kèm với thách thức và cơ hội, là năm khởi đầu quan trọng, tạo đà cho các năm tiếp theo trong triển khai thắng lợi nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đặt ra nhiều yêu cầu đối với công tác đối ngoại nói chung và công tác đối ngoại nhân dân nói riêng.
Khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta về vai trò của đối ngoại nhân dân là một bộ phận quan trọng cấu thành của công tác đối ngoại nói chung của Đảng, Nhà nước, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đề nghị Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và tổ chức nhân dân quán triệt sâu sắc, nắm vững và bám sát các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là Nghị quyết Đại hội XIII, chủ động thích ứng trước những chuyển biến của tình hình, đổi mới hơn nữa nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.
Đồng thời, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối ngoại nhân dân; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại nhân dân đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.
Ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Trung Hiếu)
Phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Hoàng Bình Quân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương cảm ơn sự lãnh đạo, quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đối với công tác đối ngoại nhân dân thời gian qua.
Phát động thi đua trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2021, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương nhấn mạnh, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức nhân dân nỗ lực phát huy kết quả và kinh nghiệm công tác, quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức hiệu quả các hoạt động đối ngoại nhân dân cùng đối ngoại Đảng và ngoại giao Nhà nước phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Tại Hội nghị, Ban Đối ngoại Trung ương đã khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2020, tặng kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp Đối ngoại nhân dân" cho các cá nhân có đóng góp tích cực cho công tác đối ngoại nhân dân trong thời gian qua.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ (đứng giữa) trao bằng khen và chụp ảnh lưu niệm cùng các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đối ngoại nhân dân năm 2020. (Ảnh: Trung Hiếu)
Tăng cường hợp tác ASEAN+3, nâng cao năng lực tự cường kinh tế, tài chính Ngày 10/12, Diễn đàn Đông Á lần thứ 18 (EAF-18) với chủ đề "Tăng cường hợp tác ASEAN 3 nhằm nâng cao năng lực tự cường kinh tế và tài chính trước các thách thức đang nổi lên" do Việt Nam và Trung Quốc đồng chủ trì đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc...