Nguyên Phó Thủ tướng Đức Philipp Rosler và hình tượng cây tre khi trở thành Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do
Rất ít người có thể tin một cậu bé mồ côi Việt Nam lại có thể trở thành Phó Thủ tướng Đức.
Rất ít người có thể tin một cậu bé mồ côi Việt Nam lại có thể trở thành Phó Thủ tướng Đức. Nhưng đó là câu chuyện có thật của Philipp Rosler. Rời Việt Nam khi chưa đầy 1 tuổi, ký ức về nơi mình sinh ra của Philipp là “phần mà tôi không thể nhớ được…”.
Trên giấy tờ, ông Philipp Rosler sinh ngày 24/2/1973, nhưng trên thực tế thì không ai rõ ngày sinh của ông. Thuở lọt lòng, ông được nuôi nấng trong một trại trẻ mồ côi ở Sóc Trăng. Ông may mắn được một cặp vợ chồng người Đức nhận nuôi, dù họ vốn đã có hai cô con gái và rời Việt Nam khi chưa đầy 1 tuổi. Cha mẹ nuôi đặt cho ông cái tên hiện tại, và nhập quốc tịch Đức. Từ đó đến nay, Philipp Rosler luôn khẳng định: “Tôi là công dân Đức”.
Philipp đặc biệt thân thiết với cha ông – Uwe Rosler, là một sỹ quan quân đội. Năm 19 tuổi, ông gia nhập đảng Dân chủ Tự do – đại diện cho sự bao dung và quyền tự do, không chỉ về kinh tế mà còn cả xã hội và các khía cạnh khác. Thời trẻ, ông Rosler theo học trường Y. Ông đã có một thời gian dài thực tập trong quân đội – nơi cha ông làm việc. Không lâu sau, ông gia nhập Đảng Dân chủ Tự do, và làm việc với tư cách của một diễn giả.
Ban đầu, Philipp Rosler đã gặp một vài rắc rối với vẻ ngoài trông rất “Việt Nam” của mình.
Cho dù phần lớn người Đức giờ đã cởi mở hơn, tự hào rằng nước Đức giờ đã trở nên rất thân thiện với mọi dân tộc, nhưng thực tế vẫn còn những người có tư tưởng vô cùng bảo thủ. Và một người Đức có khuôn mặt châu Á sẽ luôn là thứ mà họ bàn tán. Họ lúc nào cũng hỏi ông Rosler về dòng máu châu Á của ông – hỏi nhiều đến mức thô lỗ.
Tuy nhiên, Rosler cũng không lấy gì làm quá phiền với những câu hỏi như thế. Cách ông đối mặt với mọi tình huống khó xử là không quan tâm đến chúng. Và cách làm đó đã thực sự hiệu quả. Trong chính trị, bạn chỉ thua cuộc khi bạn cho người khác thấy rằng bạn cần lòng thương hại của họ.
Rosler thích trao đổi về các vấn đề kinh tế, thuế, thương mại, năng lượng. Ông cũng luôn khẳng định, mình hoàn toàn là công dân Đức và sẽ cống hiến cho nước Đức. Rosler có lòng tự hào và niềm tin rất lớn vào nước Đức – nơi ông luôn coi là quê hương mình. Ông từng nói Đức là đất nước “tự do nhất thế giới”, hay là “tuyệt nhất thế giới”. Trong một chuyến thăm Việt Nam vào năm 2006, ông cũng khẳng định rõ ràng rằng, ông đến với tư cách một chính trị gia người Đức, chứ không phải là một người đàn ông Việt Nam đang trở về cội nguồn.
Thời điểm trở thành Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do, Rosler ví mình với một cây tre: mạnh mẽ, nhưng dẻo dai, gặp gió lớn có thể uốn cong nhưng không bao giờ gãy. Đó thực sự là một hình ảnh ẩn dụ rất hay đối với những phẩm chất cần có của một chính trị gia. Tuy nhiên, một số người vẫn có cách để đá xéo ông, vin vào lý do: tre là một loài cây đặc trưng của châu Á.
Video đang HOT
Một trong số đó là ứng viên đảng Dân chủ Tự do Rainer Bruderle, ông này tự ví mình có phẩm chất chính trị của một loài cây khác: cây sồi – biểu trưng của nước Đức. Tuy nhiên, các nhà phê bình đánh giá không cao hành động có phần “trẻ con” này của Bruderle, và cả tư tưởng phân biệt của ông ta. Không lâu sau đó, ông này đã vướng vào một bê bối lớn về phân biệt giới tính.
Mãi đến năm 2006, khi đã 33 tuổi, Philipp Rosler mới lần đầu tiên quay lại Việt Nam. Về lý do, ông cho biết: “Tôi về Việt Nam vì vợ tôi nói: Rồi chúng ta sẽ sinh con. Và em muốn kể cho con chúng ta nghe về đất nước nơi anh đã sinh ra”.
Sau đó Philipp quay trở lại Đức và thăng tiến rất nhanh trên con đường chính trị. Năm 2009, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế. Năm 2010, ông tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế và Công nghệ. Ông trở thành Phó Thủ tướng của bà Angela Merkel kiêm chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do năm 2011.
Lần thứ hai quay lại nơi mình đã sinh ra, Philipp đã ở tuổi 44. Lúc bấy giờ, ông đã chuyển hướng từ hoạt động chính trị sang vai trò mới – trở thành Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Ngay trong chuyến công tác tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam 2017 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, ông Philipp Rosler đã có lời khen ngợi và bày tỏ sự hứng thú với phong trào khởi nghiệp ở giới trẻ Việt Nam. Ông nhấn mạnh: “Các bạn có biết tài sản nào được coi là tài sản lớn nhất của Việt Nam không? Đó chắc chắn không phải là dầu khí, cũng không phải là công nghệ, và thậm chí càng không phải là cơ sở hạ tầng. Đó phải là chính con người Việt Nam, mà cụ thể là lớp trẻ Việt Nam”.
Để phát huy tối đa tiềm năng của giới trẻ, ông Philipp Rosler cũng gợi ý: “Nhưng để sử dụng và phát huy được tiềm năng đó thì các bạn nên giáo dục những người trẻ, phải đào tạo họ, đặc biệt là cần nhiều nỗ lực hơn trong hướng nghiệp và đào tạo nghề. Sau đó Việt Nam cần phải tạo môi trường kinh doanh cho họ, mang lại cho họ cơ hội khởi nghiệp, đánh thức tiềm năng doanh nhân của họ. Đó sẽ là điều tốt cho thế hệ tương lai của các bạn và cho toàn bộ xã hội, toàn bộ đất nước Việt Nam.
Hãy tập trung vào các cơ hội hơn là các vấn đề. Nếu Việt Nam muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì nên chuẩn bị để có các thể chế tốt, chính sách tốt, và thúc đẩy khu vực tư nhân nhiều hơn. Tôi thấy rằng Việt Nam đang đi đúng chiến lược này và điều đó có nghĩa là các bạn đã chuẩn bị cho tương lai. Tất nhiên, khi triển khai cụ thể thì Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm nhưng hướng đi như vậy là đúng đắn và làm chúng tôi rất lạc quan”.
Sáng 15/3/2019, VinaCapital chính thức tuyên bố mời được ông Philipp Rosler về làm việc cho Việt Nam. Nguyên Phó thủ tướng Đức sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures, một quỹ chuyên đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trong buổi họp với Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures vào ngày trở lại, ông Philipp Roesler nói: “Tôi rất vui khi quay về Việt Nam làm việc như là một sự khởi đầu lại mọi thứ. Đặc biệt, tôi đảm nhiệm vị trí hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam kết nối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như vươn ra thị trường nước ngoài”.
Nguồn: CAFEF
EU: Được và mất gì từ việc gia hạn Brexit?
Phía Liên minh châu Âu đang chờ đợi đơn xin gia hạn Brexit từ phía Thủ tướng Anh Theresa May sau khi Quốc hội nước này lần nữa phủ quyết thỏa thuận Brexit.
Ảnh minh họa. Nguồn: Yahoo
Các nhà làm luật Anh cũng đã đưa ra quyết định sẽ không cho phép Anh rời khỏi EU mà không có thỏa thuận dưới bất kỳ tình huống nào.
Việc gia hạn Brexit sẽ cần phải được 27 nước thành viên EU thống nhất thông qua. Các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ bàn bạc về việc này tại hội nghị ở Brussels vào ngày 21 tới.
Chủ tịch EC Donald Tusk dự kiến sẽ gặp Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Ai-len Leo Varadkar trước đó.
Phía EU cho biết Anh cần phải đưa ra một thông tin cụ thể về thời hạn muốn xin gia hạn, đồng thời phải có lời giải thích rõ ràng.
Trường hợp không gia hạn
Đây là trường hợp ít khả năng nhất tại thời điểm này, điều sẽ dẫn tới việc Brexit không thỏa thuận diễn ra vào ngày 29/3 tới đây.
Đây cũng là trường hợp mà EU không muốn nhìn thấy nhất khi nó sẽ gây ra hỗn loạn đối với thị trường, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế song phương.
Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng đây có thể là tin tốt khi Brexit đã " chiếm sóng" quá lâu, khiến EU phải nhiều lần trì hoãn các vấn đề quan trọng khác.
Việc gia hạn ngắn
Việc gia hạn từ 1 tới 8 tuần đang là 1 trong những khả năng cao nhất có thể diễn ra. Nếu trường hợp này diễn ra, Brexit sẽ phải xảy ra trước khi cuộc bầu cử Quốc hội EU được tổ chức vào ngày 24 - 26/5 tới.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết Anh cần phải rời EU trước ngày 23/5, hoặc sẽ bị buộc phải tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội EU trên lãnh thổ của mình.
Đây là điều mà Anh và cả EU đều không muốn thực hiện.
" Việc phải trì hoãn bầu cử Quốc hội EU là rất rủi ro", một nhà ngoại giao EU cho hay.
Nhiều người lại cho rằng việc gia hạn ngắn có thể là biện pháp để phá vỡ thế bế tắc tại Anh.
Pháp là nước đã lên tiếng mạnh mẽ, khẳng định Anh phải đưa ra một lộ trình cụ thể về việc thúc đẩy Quốc hội thông qua dự thảo đã bị phủ quyết 2 lần thế nào trước khi quyết định.
Việc gia hạn dài
Đây là một lựa chọn khó khi nó sẽ mở ra những thách thức pháp lý tại Quốc hội EU hoặc thậm chí là Ủy ban châu Âu, khi ủy ban này dự kiến cũng sẽ có cuộc bầu cử vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, đây vẫn là 1 lựa chọn có thể bàn bạc.
Việc gia hạn Brexit tới cuối năm nay hoặc tới tận đầu năm sau là 1 trong những lựa chọn nhằm thúc đẩy những thành viên đảng Bảo thủ của Anh phải ủng hộ thỏa thuận của Thủ tướng, hoặc nhìn Brexit bị kéo dài vô thời hạn.
Việc gia hạn dài có thể mở đường cho một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2, hoặc một cuộc tổng tuyển cử mới có thể chấm dứt ý định Brexit.
Điều này cũng có thể cho Thủ tướng Anh thêm thời gian để thay đổi ý định của mình và có thể áp dụng một liên minh thuế quan như phía đảng Lao động đề xuất.
Tuy nhiên lựa chọn này là cực kỳ tốn kém và nhiều rủi ro, khi sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, năng lượng, tiền bạc từ cả hai phía.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc một số nhà làm luật của Anh có thể lại được lựa chọn vào Quốc hội EU cho nhiệm kỳ 5 năm tới, cho họ quyền can thiệp vào các vấn đề tại EU dù sau khi Anh đã rời khỏi khối.
Hoàng Việt
Theo Baogiaothong
Vấn đề Brexit: Thủ tướng Đức nhấn mạnh mục tiêu Anh rút lui có trật tự Thủ tướng Đức Angela Merkel nhận định các lựa chọn cho Brexit đang ngày một ít dần sau khi các nghị sĩ Anh bác bỏ thỏa thuận "ly hôn" với EU đạt được hồi cuối năm 2018. Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Ảnh: AFP/TTXVN) Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 13/3 nhận định các lựa chọn cho Brexit đang ngày một ít dần...