Nguyên PCT TP.HCM đã ký văn bản gì liên quan đến Vũ “nhôm”?
Nguyên Phó Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã ký 2 văn bản chấp thuận cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79, do ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm” làm Giám đốc, sử dụng khu đất ở quận 1 để đầu tư xây dựng công trình. Ông này còn có một văn bản chỉ đạo UBND quận 1 cưỡng chế một hộ dân ở quận 1 liên quan đến khu đất của Vũ “nhôm”.
Liên quan đến diễn biến mới nhất trong vụ việc “Nguyên Phó Chủ tịch TP.HCM cùng nhiều cán bộ cấp cao ở TP.HCM bị khởi tố”, phía Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có những thông tin điều tra về vụ việc.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 4 cán bộ gồm: Ông Nguyễn Hữu Tín (SN 1957, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM), ông Đào Anh Kiệt (SN 1957, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), ông Lê Văn Thanh (SN 1962, Phó Chánh Văn phòng UBND TP.HCM) và Nguyễn Thanh Chương (SN 1974, Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM) về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: C.T
Ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, với tên thường gọi là “Năm tín” đã ký 2 văn bản chấp thuận cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79, do Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”) làm Giám đốc, sử dụng khu đất ở số 8 Nguyễn Trung Trực, quận 1, để đầu tư xây dựng công trình.
Theo tìm hiểu của PV, khu đất trên thuộc khuôn viên Thư viện Khoa học Tổng hợp (KHTH) TP.HCM, bao quanh bởi 4 tuyến đường Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Khu đất này nằm trong quy hoạch khu trung tâm 930ha của thành phố.
Vào tháng 7.2006, lãnh đạo Thư viện KHTH TP đã có Công văn số 223/TV đề nghị ngưng hợp thức hóa nhà cho người dân có nhà trong khuôn viên này với lý do thành phố đã có chủ trương xây dựng thư viện cho thiếu nhi.
Đến tháng 5.2008, Văn phòng UBND thành phố có công văn giao Ban Chỉ đạo 09 (Ban chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước) và các Sở Tài chính, Xây dựng, Văn hóa – Thể thao, UBND quận 1 cùng các đơn vị liên quan về việc hoán đổi đất cho người dân trong khuôn viên thư viện này để thu hồi đất đầu tư xây dựng Thư viện Thiếu nhi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ngày 23.10.2010, UBND TP.HCM bất ngờ có Công văn số 5358/UBND – ĐTMT về việc chấp thuận cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 được thuê đất tại số 8 Nguyễn Trung Trực để xây dựng dự án văn phòng. Đến ngày 22.6.2011, UBND TP.HCM lại ban hành Quyết định số 3163/QĐ-UBND với nội dung: chấp thuận cho Công ty này sử dụng diện tích 1.296m2 thuộc thửa đất số 3, tờ bản đồ số 1, bộ địa chính phường Bến Thành nằm trong khuôn viên nói trên để thực hiện dự án. Sau đó, vào tháng 5.2012, khu đất công này đã được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Vũ “nhôm”.
Tại thời điểm trên, dư luận đã đặt câu hỏi ai đã chủ trương lấy đất quy hoạch làm Thư viện Thiếu nhi cho Công ty CP Xây dựng Bắc Nam làm cao ốc văn phòng, phá vỡ toàn bộ quy hoạch đã được duyệt của thành phố?
Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “Nhôm”). Ảnh: C.T
Nguồn tin từ Bộ Công an cho biết, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM thời còn đương nhiệm đã có văn bản chỉ đạo UBND quận 1 cưỡng chế một hộ gia đình đang sinh sống ở đường Lý Tự Trọng, quận 1 vì có phần đất có dính tới đất của Vũ “nhôm” được cấp phép. Khi gia đình này không chịu di dời, vị nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã chỉ đạo yêu cầu cưỡng chế và giao đất cho Vũ “nhôm”.
Trước đó, tối 18.9, các chiến sĩ thuộc lực lượng của Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của vị nguyên Phó Chủ tịch TP.HCM này ở quận 1.
Bộ Công an khám nhà ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: C.T
Cùng thời điểm, một tổ công tác khác của lực lượng Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ở căn hộ nằm ở chung cư Trần Kế Xương, phường 7, quận Phú Nhuận.
Trinh sát Bộ Công an cũng đã khám xét nhà ông Lê Văn Thanh (SN 1962, Phó Chánh Văn phòng UBND TP.HCM) tại đường Vườn Chuối, phường 4, quận 3, TP.HCM.
Theo Danviet
Hai bị can Hữu Tín và Anh Kiệt liên quan thế nào?
Ông Nguyễn Hữu Tín có gần 40 năm công tác trong các cơ quan hành chính nhà nước ở TP.HCM, trong đó từng nắm giữ các chức vụ quan trọng: Giám đốc Sở KH-ĐT, Bí thư Quận ủy Q.5, Phó chủ tịch UBND TP.HCM.
Ông Đào Anh Kiệt
Ông Tín có đến 2 giai đoạn làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM: giai đoạn 1 từ khoảng 2004 - 2008 (giai đoạn này giao thoa 2 đời Chủ tịch UBND TP.HCM là ông Lê Thanh Hải và ông Lê Hoàng Quân), giai đoạn 2 từ năm 2011 - 12.2015 (thuộc thời gian ông Lê Hoàng Quân làm Chủ tịch UBND TP.HCM). Xen giữa 2 giai đoạn trên, khoảng thời gian 2009 - 2011, ông Nguyễn Hữu Tín làm Bí thư Quận ủy Q.5.
Thời gian còn làm Phó chủ tịch UBND TP.HCM trong giai đoạn 2, ngày 6.10.2015, ông có ký văn bản giao Ban Chỉ đạo 09 (Sở Tài chính) và Sở TN-MT thực hiện thủ tục bán chỉ định mặt bằng số 129 Pasteur cho Công ty CP Nova Bắc Nam 79.
Trước khi HĐND TP.HCM bầu nhân sự lãnh đạo UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông Tín được Thủ tướng ký quyết định miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2011 - 2016 để nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu. Đến 26.10.2017, ông Tín được trao quyết định chính thức nghỉ hưu để hưởng chế độ BHXH từ 1.11.2017.
Ông Nguyễn Hữu Tín ẢNH: GIA KHIÊM
Ông Đào Anh Kiệt có khoảng 10 năm với 2 nhiệm kỳ làm Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM. Ngày 2.12.2015, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân ký Quyết định số 388 về chấp thuận cho thôi giữ chức vụ Giám đốc Sở TN-MT đối với ông Kiệt kể từ ngày 15.12.2015.
Năm 2014 ông Đào Anh Kiệt từng khiến dư luận xôn xao khi trình báo cơ quan công an về việc ông bị mất trộm 1 tỉ đồng và 30.000 USD tại trụ sở làm việc.
Về vụ mất trộm, Công an Q.1 vào thời điểm đó đã chuyển toàn bộ trình báo của ông Kiệt đến Công an TP.HCM để xác minh, điều tra. Tuy nhiên, đến nay thông tin về thủ phạm chưa được công bố ra dư luận.
Về vấn đề kỷ luật liên quan đến trách nhiệm công tác với cương vị Giám đốc Sở TN-MT, tháng 5.2017 (thời điểm này ông Kiệt đã nghỉ hưu), UBND TP.HCM có văn bản phê bình ông Kiệt vì để xảy ra sai phạm khi chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở tại khu đất số 1A, P.Phú Hữu, Q.9.
Cận cảnh khám nhà những cán bộ Đà Nẵng liên quan đến Vũ "Nhôm"Khởi tố nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín do liên quan Vũ 'nhôm'Khởi tố thêm 4 cán bộ Đà Nẵng liên quan đến Vũ 'nhôm'
Khi còn đương chức, vào ngày 1.6.2015, ông Kiệt ký văn bản đề xuất UBND TP.HCM xem xét quyết định cho Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79 thuê hơn 2.300 m2 đất tại số 15 Thi Sách, P.Bến Nghé, Q.1 với mục đích sử dụng làm văn phòng làm việc, thời hạn thuê đất 50 năm.
Liên quan đến những xôn xao về việc Vũ "nhôm" thao túng đất công ở TP.HCM, vào đầu tháng 5.2018 tại cuộc họp báo của UBND TP.HCM về tình hình kinh tế - xã hội, ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn UBND TP.HCM, nói: "Vụ án liên quan đến Vũ "nhôm" là vụ án lớn, do Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, trực tiếp chỉ đạo. Ở TP.HCM có vướng 1 - 2 địa chỉ, phần lớn là địa chỉ nhà đất do bộ ngành T.Ư quản lý. Về mặt thẩm quyền, chuyển các địa chỉ từ công sản được giao cho đơn vị sản xuất, kinh doanh, rồi chuyển sang mục đích khác như thế nào đó, là chuyện của các bộ ngành T.Ư, và phải có ý kiến ở cấp cao hơn để thẩm định việc đó".
"TP.HCM có 2 việc và chúng tôi cũng tâm niệm rồi, đó là trách nhiệm của TP. Một là quản lý quy hoạch. Hai nữa là tham mưu thẩm định giá. Vụ việc liên quan đến Vũ "nhôm" mà nói TP không có trách nhiệm là không đúng đâu. Thực tế là cũng có nhưng trong phạm vi thẩm quyền của TP là như vậy, ông Hoan vào thời điểm đó, nói thêm.
Theo TNO
Bao nhiêu cựu quan chức, cán bộ vào lao lý vì liên quan Vũ "nhôm"? Việc ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM và một số cán bộ bị khởi tố khiến danh sách những cựu quan chức, cán bộ vướng lao lý vì "dính" sai phạm cùng Vũ "nhôm" càng tăng thêm. Ông Phan Hữu Tuấn tại phiên tòa sơ thẩm cuối tháng 7.2018 (ảnh TTXVN). 1. Ông Phan Hữu Tuấn (từng là trung...