Nguyên nhân và phương pháp điều trị dậy thì muộn ở nam giới.
Tuổi dậy thì là một bước ngoặt lớn trong các giai đoạn phát triển của con người, đó là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người lớn.
Tuổi dậy thì diễn ra trong nhiều năm, và độ tuổi mà nó bắt đầu và kết thúc cũng khác nhau với mỗi người.Hiện nay độ tuổi dậy thì trung bình của các bạn nam thường dậy thì ở tuổi từ 12 đến 16, nhưng cũng có thể dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn.
Dậy thì nam bình thường như thế nào?
Tuổi dậy thì là một bước ngoặt lớn trong các giai đoạn phát triển của con người, đó là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người lớn. Tuổi dậy thì diễn ra trong nhiều năm, và độ tuổi mà nó bắt đầu và kết thúc cũng khác nhau với mỗi người.Hiện nay độ tuổi dậy thì trung bình của các bạn nam thường dậy thì ở tuổi từ 12 đến 16, nhưng cũng có thể dậy thì sớm hơn hoặc muộn hơn. Khi dậy thì, các bạn nam sẽ có những thay đổi về thể chất, sinh lý và tâm lý.
Ảnh minh họa.
Dấu hiệu nam giới dậy thì muộn?
Những thay đổi về thể chất khiến các bạn nam khác dễ dàng phát hiện như:
- Tăng nhanh sự phát triển về chiều cao, khung xương phát triển theo dáng người nam giới như vai rộng, khung chậu hẹp.
- Giọng nói trầm hơn.
- Mọc lông mu, lông nách, và râu.
- Mùi cơ thể có thể rõ rệt hơn.
- Kích thước tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, đặc biệt có hiện tượng phóng tinh lần đầu.
Vì vậy, nếu trong độ tuổi trên vẫn chưa thấy các dấu hiệu dậy thì, không thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của cơ quan sinh dục như tinh hoàn, dương vật, hoặc không có mộng tinh (xuất tinh) thì có thể liệt vào danh sách dậy thì muộn.
“Thủ phạm” gây dậy thì muộn?
Dậy thì muộn có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố như: di truyền, bệnh mạn tính, vấn đề về tuyến yên, tuyến giáp, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý…
Video đang HOT
- Nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ tới khi thấy trẻ dậy thì muộn là do gen di truyền, khi trong gia đình có bố mẹ, cô dì, chú bác, anh em, chị em, hoặc anh em họ (gần) chậm dậy thì. Với trường hợp này thì không cần biện pháp can thiệp. Trẻ sẽ phát triển sau so với bạn cùng tuổi và không ảnh hưởng đến quá trình phát triển chung của cơ thể cũng như khả năng sinh sản. Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra khi tuyến yên hoặc tuyến giáp – các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể gặp vấn đề.
- Một số người dậy thì muộn do có nhiễm sắc thể bất thường, như là với các bạn nam mắc hội chứng Klinefelter (clai- phen- tơ) khi được sinh ra có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY). Tình trạng này có thể làm chậm phát triển giới tính.
- Trẻ mắc một số bệnh mạn tính cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì như: đái tháo đường typ 1, bệnh thận, hoặc hen suyễn vì những bệnh này có thể làm chậm quá trình phát triển của cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong vấn đề dậy thì sớm hay muộn. Một người đang bị suy dinh dưỡng cũng có thể phát triển muộn hơn những người có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Trường hợp ăn không đủ bữa, biếng ăn, rối loạn ăn uống hay thường xuyên áp dụng chế độ giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể không thể phát triển với tốc độ bình thường được.
Ảnh hưởng dậy thì muộn đến trẻ?
Dậy thì muộn không những ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể khiến trẻ không phát triển thể chất được như các bạn cùng trang lứa, và việc đó lại dễ ảnh hưởng tâm lý. Thiếu niên thường cảm thấy mặc cảm, tự ti khi thấy mình trẻ con hơn so với các bạn. Tuy nhiên, việc dậy thì muộn còn khiến cho hệ nội tiết, cơ quan sinh dục của nam giới không hoạt động, nên thường không có ham muốn tình dục, hạn chế khả năng sinh sản, ảnh hưởng lớn nếu đến tuổi lập gia đình mà các bạn nam vẫn chưa thể dậy thì “thành công”.
Điều trị dậy thì muộn cho trẻ trai
Khi các bạn trai khoảng 18 tuổi mà chưa thấy có dấu hiệu dậy thì, thì nên đi khám để được tư vấn và điều trị để không ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cơ thể. Tùy vào nguyên nhân mà bác sỹ phát hiện khi tiến hành thăm khám, xét nghiệm mà có thể đưa ra các phương pháp điều trị đặc hiệu. Nếu thiếu hụt nội tiết tố sẽ được bổ sung với hàm lượng phù hợp, nếu do các bệnh lý thì sẽ phải tìm cách khắc phục bệnh lý. Càng điều trị sớm, thì khả năng điều trị thành công sẽ càng cao hơn.Vì thế nên đi khám Nam khoa nếu nghi ngờ nam giới dậy thì muộn.
Kết luận
Giai đoạn dậy thì được coi là một giai đoạn “khủng hoảng” bởi trong thời gian này có rất nhiều sự thay đổi cơ thể, cho đến sinh lý, tâm lý. Và nhất là những bạn có hiện tượng dậy thì muộn lại càng hoang mang hơn, vì thế trong giai đoạn này cha mẹ và con cái nên có sự trao đổi nhiều hơn, bởi vì cha mẹ là người lớn, có những hiểu biết, trải nghiệm nhiều hơn nên có thể cùng con chia sẻ, nếu sớm phát hiện các vấn đề bất thường có thể sớm điều trị.
Theo CSTY
Tình trạng không có tinh trùng ở nam giới.
Hiện tượng nam giới không có tinh trùng là hiện tượng thường được phát hiện ra khi nam giới đi khám nam khoa, khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, hay khám vô sinh - hiếm muộn thông quá việc làm xét nghiệm tinh dịch đồ.
Khi thực hiện xét nghiệm này nếu bác sỹ phát hiện ra tình trạng không có tinh trùng sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân và có thể sinh thiết tinh hoàn để tìm tinh trùng.
Tinh trùng ở nam giới là gì?
Tinh trùng là tế bào đảm nhận chức năng sinh sản của nam giới, là tế bào đơn bội, nó kết hợp với tế bào trứng để tạo thành hợp tử (thai nhi). Tinh trùng được sinh ra từ các tinh bào trong các ống sinh tinh, sau đó chúng di chuyển vào mào tinh để trải qua giai đoạn trưởng thành cuối cùng trước khi xuất tinh. Nếu không được xuất tinh, tinh trùng sẽ chết và được hấp thụ bởi biểu mô của mào tinh. Hiện tượng nam giới không có tinh trùng là hiện tượng thường được phát hiện ra khi nam giới đi khám nam khoa, khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, hay khám vô sinh - hiếm muộn thông quá việc làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Khi thực hiện xét nghiệm này nếu bác sỹ phát hiện ra tình trạng không có tinh trùng sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân và có thể sinh thiết tinh hoàn để tìm tinh trùng.
Ảnh minh họa.
Nguyên nhân nào khiến nam giới không có tinh trùng?
Bệnh lý nội tiết:
- GnRH, FSH, LH: Tinh trùng được sản xuất tại tinh hoàn, trong các ống nhỏ và cuộn chặt gọi là các ống sinh tinh. Nằm giữa các ống sinh tinh là các tế bào Leydig có chức năng là sản xuất hormone sinh dục nam, testosterone.Các nội nội tiết tố từ tuyến yên (một tuyến nhỏ nằm ở đáy của não bộ) có chức năng kiểm soát hoạt động của tinh hoàn nhờ vào việc phóng thích LH và FSH (dưới sự điều khiển của GnRH do vùng dưới đồi tiết ra) vào máu. Những nội tiết tố này sẽ tác động như những "chìa khóa" để khởi động tinh hoàn.Nhờ vào tác động của LH, tế bào Leydig trong tinh hoàn sản xuất ra nội tiết tố sinh dục nam- testosterone.Cùng với testosterone, FSH từ tuyến yên tác động lên ống sinh tinh trong tinh hoàn để kích thích quá trình sinh tinh trùng. Do đó nếu có bệnh lý ở tuyến yên khiến việc sản xuất các hoocmon LH, FSH, GnRH bị ảnh hưởng tăng quá cao hoặc quá thấp thì đều ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh.
- Ngoài ra nếu sản xuất quá nhiều các loại hoocmon khác cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tinh trùng như: Sản xuất quá nhiều androgen (gặp trong bệnh tăng sản tuyến thượng thận) sẽ gây ra tình trạng Testosteron trong máu tăng cao gây ức chế sản xuất LH và FSH của tuyến yên, dẫn tới kích thích không đầy đủ tế bào Leydig và Sertoli, tinh hoàn teo bé trong khi dương vật có thể vẫn rất to. Nồng độ estradiol quá cao ( gặp trong bệnh cường giáp, u nằm ở phần vỏ tuyến thượng thận, khối u tế bào Sertoli hoặc tế bào Leydig trong tinh hoàn, suy gan ). Prolactin bài tiết quá mức: Gặp trong những người mắc bệnh suy thận mạn, xơ gan, chứng tăng dị cảm thần kinh liên sườn cũng làm tăng prolactin. Đặc biệt là các khối u tuyến yên tiết prolactin (prolactinom) thường gây tăng nồng độ prolactin trong máu .
Bất thường ở hệ gen:
- Hội chứng Klinefelter: là bệnh rối loạn số lượng nhiễm sắc thể (47-XXY).
- Đột biến gen AZF.
- Hội chứng Noonan
- Hội chứng chỉ có tế bào Sertol
- Hội chứng Down
Bệnh lý tại tinh hoàn
- Viêm tinh hoàn:
Quai bị: Khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh quai bị sau tuổi dậy thì gây viêm tinh hoàn hai bên. Teo tinh hoàn kéo dài có thể xuất hiện sau vài tháng hoặc vài năm.
Giang mai: có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn và mào tinh hoàn gây viêm lan toả mô kẽ, kết hợp viêm nội mạc và hình thành các gôm giang mai.
Bệnh lậu và phong không được điều trị cũng là nguyên nhân gây vô sinh do viêm tinh hoàn .
Viêm nhiễm tinh dịch do E. coli cũng làm bất động tinh trùng.
- Tật tinh hoàn ẩn (tinh hoàn không xuống bìu) nên điều trị khi trẻ 12 tháng tuổi, lúc này tinh hoàn ít bị thương tổn, tỷ lệ có khả năng sinh sản cao sau phẫu thuật, để lâu trên 3 tuổi mới phẫu thuật, hầu như tinh hoàn không có khả năng sinh tinh trùng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele): chiếm tỷ lệ khoảng 30% vô sinh nam. Giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng đến lưu thông máu ở vùng bìu và tinh hoàn, làm thay đổi nhiệt độ và làm ảnh hưởng tới sinh tinh và chất lượng tinh trùng.Giãn tĩnh mạch thừng tinh trong thời gian dài, mức độ giãn nặng có thể khiến tinh hoàn ngừng sinh tinh.
- Tổn thương tinh hoàn do sử dụng thuốc: các hoá chất chống ung thư ức chế ở pha tổng hợp tế bào và phân bào ở các tế bào dòng tinh dẫn đến vô sinh nam giới.Một số loại kháng sinh có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn và có thể sản sinh những tinh trùng hình thái bất thường, di động kém.
- Tia xạ trong điều trị ung thư ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh tinh của tinh hoàn, dẫn đến tình trạng không có tinh trùng được sản sinh.
- Ngoài ra nhiều yếu tố bất lợi từ cuộc sống hàng ngày như stress hoặc nghiện rượu, thuốc lá... cũng có thể tác động là suy giảm tinh trùng.
Tắc ống dẫn tinh:
Tắc ống dẫn tinh là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc nam giới không có tinh trùng trong tinh dịch.Tắc ống dẫn tinh có thể do viêm nhiễm nam khoa, do chấn thương, do dị tật bẩm sinh và nhiều nguyên nhân khác. Khi này tinh hoàn vẫn sản sinh tinh trùng bình thường, nhưng không thể đưa ra ngoài được, nên gây ra tình trạng vô sinh. Để xác định tình trạng tắc ống dẫn tinh thì bác sỹ có thể tiên hành chụp ống dẫn tinh, sinh thiết tinh hoàn, hoặc chọc hút mào tinh để đưa ra các cở sở dữ liệu để nhận định tình hình.
Điều trị như thế nào khi nam giới không có tinh trùng
Khi thăm khám sâu để xác định tình trạng không có tinh trùng ở nam giới thì bác sỹ sẽ tùy từng trường hợp mà đưa ra các can thiệp khác nhau để giúp người bệnh có thể có con. Khi xét nghiệm tinh dịch đồ không có tinh trùng, bác sỹ sẽ tiến hành sinh thiết tinh hoàn, chọc hút mào tinh để tìm tinh trùng.
- Nếu tinh hoàn vẫn sản sinh tinh trùng bình thường, bác sỹ sẽ lấy những tinh trùng đó ra để thụ tinh trong ống nghiệm.
- Ngược lại nếu chỉ có các tinh tử (tinh trùng chưa trưởng thành) trong những ống sinh tinh thì sẽ thường phải nuôi trong môi trường nhân tạo để có thể đủ điều kiện thụ tinh.
- Nếu tinh hoàn không có tinh trùng, tinh tử cũng không có thì có thể phải tiến hành điều trị bằng thuốc để kiểm soát các nguyên nhân trong một thời gian và theo dõi sự tiến triển, nếu không có tiến triến tốt người bệnh sẽ được khuyên các phương pháp xin tinh trùng, hoặc xin con nuôi nếu vẫn muốn có con.
Kết luận
Hiện nay tình trạng nam giới không có tinh trùng không còn là tình trạng hiếm gặp. Và theo như phân tích ở trên thì các bạn có thể hiểu rằng không phải là trường hợp nào không có tinh trùng cũng có nghĩa là không thể có con. Vậy nên nếu kiểm tra thấy có tình trạng không có tinh trùng thì nam giới cũng không nên bi quan, thất vọng mà nên tìm đến các bệnh viện lớn, chuyên nam khoa,sinh sản để kiểm tra kỹ tình trạng của mình để được điều trị phù hợp.
Theo CSTY
Điều trị ung thư tinh hoàn Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật, chiếu xạ và/hoặc hóa chất. Tác dụng phụ tuỳ thuộc vào biện pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân khác nhau. U tinh và ung thư tinh hoàn không phải u tinh phát triển và lan đi theo cách khác...