Nguyên nhân và cách phòng tránh những cơn đau đầu do thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường lúc nắng lúc mưa, nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến nhiều nguoief thường xuyên bị những cơn đau đầu đeo bám gây ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.
Tại sao lại đau đầu khi thay đổi thời tiết
Nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó. Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết các chất thần kinh thể dịch (catecholamine) trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi. Bên cạnh đó, đường trong gan sẽ được huy động tôi đa để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Ảnh minh họa
Mùa hè là thời điểm bạn dễ bị đau đầu. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ánh nắng gắt, các mao mạch ở trên đầu bị giãn nở quá mức để chống lại thời tiết. Sự giãn nở này gây ra cảm giác đau nhức đầu, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn nếu bạn đột ngột rời phòng có máy lạnh ra ngoài trời nắng và ngược lại.
Ngoài ra, vào mùa hè, cơ thể ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể luôn thiếu nước, nếu không bổ sung nước kịp thời để phục vụ cho các hoạt động của cơ thể trong đó có não bộ, bạn cũng dễ bị đau đầu khi thay đổi tư thế.
Thời tiết nóng bức cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, việc mất ngủ khiến hoạt động của trí não bị rối loạn dễ gây đau đầu, căng thẳng, nhức mỏi tay chân. Việc sử dụng các loại đồ uống ướp lạnh khi vừa đi ngoài trời nắng vào cũng là nguyên nhân làm cho bạn bị đau đầu, viêm họng, mệt mỏi.
Đau đầu do thay đổi thời tiết có nguy hiểm không?
Khi bị đau đầu do thời tiết, rất nhiều người cho rằng đây là triệu chứng bình thường và để nó tự khỏi và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đau đầu do thời tiết thay đổi là một trong những dấu hiệu cho thấy hoạt động của não bộ đang bị rối loạn. Đặc biệt là tổn thương mạch máu não như xơ vữa động mạch hoặc thiếu máu não.
Video đang HOT
Theo nhiều nghiên cứu, khi thời tiết nóng, lạnh thay đổi đột ngột khiến các động mạch đưa máu lên não bị bít tắc nặng gây chết tế bào não do thiếu oxy, và dưỡng chất hoặc sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não dẫn đến đột quỵ. Do vậy, cần lưu ý đến nguy cơ đột quỵ ở những người bị đau đầu, đặc biệt là những người bị đau đầu mạn tính.
Ảnh minh họa
Cách phòng bệnh đau đầu do thay đổi thời tiết
Đau đầu do thay đổi thời tiết có thể xảy ra với tất cả mọi người. Tuy nhiên, người bị huyết áp thấp hay cơ thể yếu, người già và phụ nữ là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chứng đau đầu này. Các chuyên gia y tế khuyên, ngay khi xuất hiện cơn đau đầu, bạn nên đưa người bệnh nằm nghỉ ở nơi thoáng mát và nằm với tư thế chân cao hơn đầu nhằm giúp máu lưu thông lên não tốt hơn.
Những cơn đau đầu do thời tiết có thể được khắc phục bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống điều độ. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc, chỉ nên uống thuốc khi cơn đau quá dữ dội và cần có chỉ định của chuyên gia để tránh tác dụng phụ và nhờn thuốc.
Dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn ứng phó với chứng đau đầu do thay đổi thời tiết:
Dinh dưỡng khoa học
Trước hết, bạn phải tránh xa những yếu tố khởi phát cơn đau và khiến cho tình trạng tồi tệ hơn như: Rượu, bia, cafe, thuốc lá…hay 1 số thực phẩm như socola, mì chính…
Hãy bổ sung dinh dưỡng cho não bộ bằng 1 chế độ ăn uống khoa học bao gồm những thực phẩm tốt cho chứng đau đầu như: Ngũ cốc, cá hồi, dầu oliu, sữa chua, hạt vừng, …các loại rau như: Chân vịt, bông cải xanh, dâu tây, dưa hấu… Bổ sung 2-2,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể dễ dàng bài tiết độc tố, tránh gây tình trạng mất nước- là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến đau đầu.
Thể dục, thể thao đều đặn
Thể dục giúp bạn tăng cường sức chịu đựng, tăng sức đề kháng để chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Việc luyện tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn giải tỏa được stress và đẩy lùi cơn đau đầu. Khi tập thể dục, cơ thể giải phóng nhiều hormone endorphins được xem là liều thuốc giảm đau hiệu quả nhất. Ngoài ra khi tập thể dục, bạn sẽ có 1 giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm, loại bỏ nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc cũng là 1 yếu tố quan trọng để giảm và phòng ngừa đau đầu do thời tiết hiệu quả. Bởi khi ngủ, các tế bào trong cơ thể được nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng và cân bằng lại nội tiết tố. Do vậy, nếu bạn thường xuyên bị đau đầu do thời tiết thay đổi, hãy duy trì thời gian ngủ hàng ngày 1 cách hợp lý, cân bằng công việc và cuộc sống.
Chúc các bạn có 1 cơ thể khỏe mạnh trong những ngày thời tiết thay đổi này nhé!
Cần bổ sung gì khi bị huyết áp thấp?
Một số thực phẩm sau có thể giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp của bạn.
Nước ép cà rốt cải thiện lưu thông máu cùng với việc điều chỉnh mức huyết áp - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nho khô được coi là phương thuốc tự nhiên điều trị huyết áp thấp hiệu quả. Nho khô giúp duy trì mức huyết áp trong giới hạn bình thường bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận.
Ngâm 30 - 40 quả nho khô trong ly nước để qua đêm và ăn vào sáng hôm sau khi bụng đói. Tình trạng huyết áp thấp sẽ cải thiện sau khoảng 1 tháng áp dụng liệu pháp này, theo trang tin thehealthsite.com dẫn lời bác sĩ tim mạch Ấn Độ Sanjeev Chaudhary.
Sữa và hạnh nhân giúp kiểm soát huyết áp thấp bằng cách tác động lên tuyến thượng thận. Ngâm 4 - 5 hạt hạnh nhân trong nước qua đêm, lột vỏ vào sáng hôm sau và xay mịn. Thêm hạnh nhân đã xay vào ly sữa nóng và uống mỗi sáng trong vài tuần giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp.
Nước ép cà rốt cải thiện lưu thông máu cùng với việc điều chỉnh mức huyết áp. Thêm 2 muỗng mật ong vào 1 ly nước ép cà rốt. Uống khi bụng đói 2 lần/ngày (sáng và tối) để có kết quả tốt hơn.
Muối giúp cải thiện tình trạng vì sodium (chất trong muối) làm tăng huyết áp. Nhưng đừng ăn quá nhiều muối vì có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.
Rau húng quế giàu kali, magiê, vitamin C và vitamin B5 (a xít pantothenic) kiểm soát huyết áp hiệu quả ở bệnh nhân huyết áp thấp. Rau húng quế còn giàu chất chống ô xy hóa eugenol giữ huyết áp trong tầm kiểm soát, đồng thời hạ mỡ máu. Bạn có thể ăn 4 - 5 lá húng quế vào mỗi sáng hoặc uống một muỗng chiết xuất từ rau húng quế với mật ong hằng ngày khi bụng đói.
Trứng gà, vịt giàu vitamin B-12 tốt cho những người bị huyết áp thấp. Thiếu vitamin B-12 dẫn đến thiếu máu, từ đó làm giảm huyết áp.
Nước chanh có hiệu quả cao để điều trị huyết áp thấp do mất nước gây ra. Các chất chống ô xy hóa có trong nước chanh điều chỉnh lưu thông máu và duy trì huyết áp. Nếu bạn cảm thấy tụt huyết áp, hãy uống một ly nước chanh pha với ít đường và muối để kiểm soát tình trạng.
Tỏi chứa một hợp chất giúp ổn định huyết áp. Bạn có thể ăn tỏi sống (2 tép) khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ hoặc có thể thêm tỏi trong lúc chế biến thực phẩm.
Cam thảo giúp cải thiện huyết áp ở những người bị tụt huyết áp do nồng độ thấp cortisol (hoóc môn gây căng thẳng) trong máu gây ra. Các hợp chất có trong cam thảo giúp vô hiệu hóa enzyme gây phân hủy cortisol. Bạn có thể uống trà cam thảo để tăng chỉ số huyết áp, theo nghiên cứu công bố trên chuyên san British Medical Journal. Thêm cam thảo khô hoặc bột cam thảo vào ly nước sôi. Lọc và uống trà này hằng ngày trong vài ngày để kiểm soát huyết áp thấp.
Cà phê, sô cô la nóng và các loại đồ uống giàu caffeine khác tạm thời làm tăng huyết áp. Caffeine có thể ngăn chặn hoạt động của hoóc môn làm giãn nở động mạch hoặc kích thích giải phóng hoóc môn adrenaline. Nếu bị huyết áp thấp thường xuyên, bạn có thể uống một tách cà phê đen vào buổi sáng hoặc uống kèm trong bữa ăn.
Sàng lọc sớm, điều trị kịp thời bệnh lý gây mơ hồ giới tính ở trẻ sơ sinh Trong quý I - 2020, Trung tâm Sàng lọc - Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh của Bệnh viện (BV) Phụ sản TP Cần Thơ phát hiện 5 trường hợp trên tổng số gần 13.000 trẻ được sàng lọc bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Bác sĩ CKI Thạch Thị Ngọc Yến -...