Nguyên nhân và cách đối phó với môi khô, môi nứt nẻ
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng môi khô, nứt nẻ. Vì vậy, cách điều trị môi khô nẻ cũng tùy thuộc vào từng loại nguyên nhân.
Thiếu nước: Một nguyên nhân gây khô môi là do thiếu nước. Mỗi người cần uống khoảng 50ml nước cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Vận động viên và phụ nữ mang thai có thể cần uống nhiều nước hơn.
Cháy nắng: Giống như da mặt, da tay hay da lưng, da môi cũng có thể bị cháy nắng. Thậm chí da môi còn nhạy cảm với ánh nắng hơn cả vì môi không có melanin. Bạn nên dùng son dưỡng chống nắng để bảo vệ môi.
Viêm môi vùng mép: Viêm môi vùng mép thường bắt đầu từ vết nứt nẻ ở mép nhưng rồi có thể lan ra khắp môi nếu không được chữa trị. Có nhiều nguyên nhân gây viêm môi, như thiếu vitamin hoặc do liếm môi quá nhiều.
Nhiễm trùng nấm men: Ai cũng có nấm men trên da, nhưng sự sản sinh nấm men quá mức có thể gây khô, nứt nẻ môi. Tình trạng này càng tệ hơn khi bạn liếm môi, cung cấp cho nấm men môi trường ẩm và ấm để lây lan.
Liếm môi: Liếm môi là phản ứng tự nhiên khi môi khô, nhưng nước bọt càng khiến da môi khô nhanh hơn, thậm chí có thể phá hủy lớp da mỏng ngoài cùng nếu nước bọt có tính axit cao.
Video đang HOT
Thở bằng miệng: Khi bạn bị nghẹt mũi và phải thở bằng miệng trong thời gian dài, môi bạn dễ bị khô và nẻ. Mỗi hơi thở đều khiến môi tiếp xúc với không khí ấm và khô, làm mất đi độ ẩm của môi.
Thiếu vitamin: Những người bị thiếu các vitamin như B2 hay riboflavin có thể bị khô môi. Các chất dinh dưỡng này giúp duy trì chức năng tế bào. Môi sưng và nứt nẻ là dấu hiệu đầu tiên của thiếu vitamin.
Thừa vitamin A: Khô môi do thừa vitamin A có thể dự báo vấn đề tiềm ẩn lớn hơn. Thừa vitamin A có thể gây mờ thị lực, hoa mắt, đau đầu, cáu gắt, tăng cân,…
Dược phẩm và các quá trình trị liệu: Một số loại dược phẩm có thể gây khô môi, ví dụ như thuốc thông mũi, một số thuốc hen suyễn, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm và lo âu. Khô môi cũng là một tác dụng phụ của thuốc trị mụn.
Cách điều trị: Cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây khô môi. Quan trọng nhất là bạn cần uống đủ nước và thoa kem dưỡng bảo vệ môi bất kể vào mùa nào. Hạn chế liếm môi và hạn chế thở bằng miệng nếu có thể./.
T.H./VOV.VN (biên dịch)
Theo Facty
Đột nhiên thấy vùng âm đạo ngứa ngáy, khó chịu: nguyên nhân có thể là do những vấn đề chẳng ngờ đến
Vùng âm đạo vốn là khu vực rất nhạy cảm nên nếu không chăm sóc nó đúng cách thì nguy cơ cao bạn sẽ gặp phải những vấn đề viêm nhiễm nghiêm trọng.
Ngứa ngáy vùng kín là tình trạng bệnh có thể gặp phải ở cả nam giới lẫn nữ giới. Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ có cảm giác không thoải mái, tự ti trong giao tiếp xã hội. Đặc biệt, nếu cố tình gãi mà không tìm cách điều trị thì hậu quả sẽ càng trở nên tồi tệ hơn.
Theo trang Timesofindia, dưới đây là một số nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng ngứa ngáy vùng kín. Trong đó, có những nguyên nhân mà bạn lại chẳng bao giờ ngờ đến khiến tình trạng ngứa ngáy càng kéo dài.
Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trong đường tiết niệu, bao gồm thận, niệu đạo, niệu quản, bàng quang. Những người mắc chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thường bị đau vùng chậu, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục và có mùi hôi. Trong trường hợp nhiễm trùng gần niệu đạo thì nó có thể gây ngứa ngáy và kích ứng nặng ở khu vực này.
Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Việc quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ có thể làm lây truyền bệnh tình dục từ bạn tình. Trong đó, những bệnh như lậu, mụn cóc sinh dục, mụn rộp sinh dục, nhiễm chlamydia... đều có thể gây ngứa ngáy âm đạo và làm tiết dịch âm đạo có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, thậm chí còn gây đau khi đi tiểu.
Do nhiễm trùng nấm men
Nấm men là một loại nấm xuất hiện tự nhiên trong âm đạo. Khi nấm men tăng trưởng nhiều thì nó có thể gây nhiễm trùng vùng âm đạo (hay còn gọi là nhiễm nấm âm đạo). Tình trạng này thường gặp phải ở rất nhiều cô gái. Khi nấm men phát triển quá mức sẽ dẫn đến tình trạng ngứa rát, chảy mủ.
Mắc bệnh về da
Một trong những nguyên nhân gây ngứa âm đạo còn xuất phát từ những căn bệnh về da. Trong đó, những bệnh như chàm, vẩy nến... đều có thể gây sưng đỏ và ngứa ngáy ở vùng âm đạo.
Do vùng kín bị kích ứng với các sản phẩm chăm sóc
Khi tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng như xà phòng, dung dịch vệ sinh vùng kín, thuốc mỡ hay giấy vệ sinh có mùi thơm... cũng đều có thể gây ngứa ngáy âm đạo. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý nếu thấy vùng kín của mình đột nhiên bị ngứa ngáy sau khi sử dụng những phẩm trên.
Source (Nguồn): Timesofindia
Theo Helino
3 thói quen tưởng vô hại mà làm tổn thương đến tử cung nặng nề, cái thứ 3 nhiều chị em mắc phải Có thể bạn không biết rằng ngồi làm việc ở văn phòng cả ngày, không uống nước, cũng không đi lại vận động cũng là một thói quen âm thầm gây hại đến tử cung cũng như khả năng sinh sản của bạn. Quan hệ trong khi mới mang bầu hoặc sắp sinh con Trong ba tháng đầu của thai kỳ, tình trạng...