Nguyên nhân và cách đối phó với cảm lạnh
Hàng năm, đa số trong chúng ta đều mắc phải ít nhất là một đôi lần cảm lạnh. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết phải làm gì khi bản thân họ hoặc người thân bị cảm lạnh.
1. Nguyên nhân gây cảm lạnh
- Không mặc ấm khi trời lạnh
Trời mưa, trời gió hay trời lạnh mà mặc không đủ ấm, đầu không đội mũ, chân không đi giầy, không mang tất ấm, cổ không quấn khăn vv… vì thế các bộ phận thuộc bộ máy hô hấp (mũi, miệng, cổ họng, phổi… ) và tuần hoàn (tim, dạ dầy, ruột, gan, thận, lá lách…) bị lạnh. Khí âm xâm nhập nhiều quá làm mất sự điều hòa trong cơ thể, gây bế tắc kinh mạch, và suy yếu các bộ phận trong cơ thể.
- Ngồi trúng chỗ có luồng gió
Ngồi trúng chỗ có luồng gió (ở tư gia, trong nhà thờ, nhà hội có mở cửa trước cửa sau, hay cửa ngang hông, trong xe mở cửa kính hay phòng có máy lạnh vv… ) có thể là nguyê nhân bị cảm.
- Thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày
Đặc biệt khi thời tiết mà sáng sớm và ban chiều trời lạnh, nhưng ban trưa trời nóng, có rất nhiều người bị cảm lạnh. Cứ thế, khí âm nhập vào người mỗi ngày một chút, và từ từ khiến cho cơ thể bị suy nhược và sinh ra nhiều triệu chứng mà không biết là bệnh gì.
Thời tiết thay đổi đột ngột trong ngày khiến bạn bị cảm lạnh.
- Thức khuya
Video đang HOT
Theo các nhà nghiên cứu tại ĐH Carnegie Mellon (Mỹ) thì nếu mỗi đêm bạn ngủ ít hơn 7 tiếng thì bạn có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn gấp 3 lần so với ngủ đủ thời gian cần thiết. Và việc bạn sử dụng thời gian trên giường một cách khôn ngoan cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nhà khoa học gọi đó là “hiệu quả của giấc ngủ”.
2. Cách thức tự nhiên đối phó với cảm lạnh
- Ngủ nhiều
Nghỉ ngơi và ngủ giúp tăng cường dự trữ năng lượng của cơ thể. Ho và cảm lạnh có thể làm cho bạn dễ bị nhiễm vi-rút hoặc nhiễm trùng khác, vì vậy bạn nên cố gắng kiềm chế và kiểm soát nó trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ hơn thì các chuyên gia khuyến khích chúng ta nên tắt hết tivi cũng như điện sáng nhằm tránh bị mất tập trung.
- Uống nhiều chất lỏng
Hãy thử uống nước cam tươi hoặc nước ép dứa, chúng rất giàu vitamin C. Chúng ta đều biết là Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch tốt như thế nào. Nó cũng là một chất chống histamine tự nhiên. Và nếu bạn đang cảm thấy nghẹt mũi, khó thở thì nó có tác dụng tốt cho các xoang của bạn và giảm tiết chất nhầy hơn.
Bạn cũng có thể thử ép chanh vào một tách nước nóng, và thêm một chút mật ong. Điều này sẽ giúp làm dịu cổ họng bị ngứa. Những người khác như súc miệng bằng nước muối.
- Ăn, uống đồ nóng
Khi có dấu hiệu bị cảm lạnh, uống trà nóng và súp có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng. Khi bị cảm lạnh bạn có thể uống một tách trà nóng thêm một một muỗng cà phêm mật ong và nước cốt chanh sẽ giúp làm giảm đau họng.
Uống trà nóng và có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng cảm lạnh.
- Ăn tỏi
Tỏi có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Nhấm nháp một miếng bánh mì nướng tỏi, hoặc ăn một đĩa mì ống với dầu ô liu và tỏi (độ mềm của mì ống cũng là lý tưởng nếu cổ họng của bạn cảm thấy đau đớn bất cứ khi nào bạn nuốt).
- Tập thể dục thường xuyên
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động thể dục thể thao đến hệ miễn dịch và các virus do ĐH Appalachian State (Mỹ) tiến hành đã cho ra một kết quả khả quan trong việc phòng ngừa bệnh cảm lạnh.
Để phòng tránh mắc bệnh cảm lạnh, sụt sịt, hắt hơi, sổ mũi… thì việc duy trì luyện tập thể thao mỗi ngày 30 phút, ít nhất 5 ngày trong tuần. Dù chỉ là những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, thì hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng sẽ được tăng cao, có khả năng chống lại bệnh cảm lạnh rất tốt.
Theo PNO
Mùa nắng nóng trẻ mắc bệnh hô hấp do nhiễm... lạnh
Những ngày nắng nóng tại TP.HCM, số bệnh nhi đến khám và điều trị tại các bệnh viện TP.HCM tăng đột biến. Đáng lưu ý, theo khuyến cáo của các bác sĩ, đa phần trẻ đổ bệnh lại là do nguyên nhân... nhiễm lạnh.
Nhiều trẻ mệt mỏi chờ khám bệnh trong những ngày nắng nóng - Ảnh: Nguyên Mi
Thạc sĩ - bác sĩ Đinh Thạc, Trưởng bộ phận truyền thông Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết trong những ngày nắng nóng, số lượng bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tăng 10-15% so với bình thường. Trong đó, dẫn đầu là các bệnh về đường hô hấp.
Theo bác sĩ Thạc, trẻ bị bệnh nhiều nhất là nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như: viêm họng, ho, chuyển biến nặng hơn là viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi.
"Theo sự hiểu biết thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp dễ xảy ra khi bị nhiễm lạnh, nên mới có từ "cảm lạnh" trong dân gian. Thật ra, trẻ vẫn có thể bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết nóng", bác sĩ Bùi Ngọc Đoan Thư, Phó trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM), giải thích.
Trong đó, các nguyên nhân khiến trẻ nhiễm lạnh trong thời tiết nắng nóng là do uống nước lạnh, nước đá quá nhiều; nằm quạt, máy lạnh để nhiệt độ thấp liên tục; trẻ nhỏ bị trùm kín quá mức khiến cơ thể đổ mồ hôi, đến khi cởi đồ, thay đồ, thay tã gặp lạnh, mồ hôi bốc hơi nhanh gây mất nhiệt trong cơ thể.
Đặt biệt, trời nắng nóng khiến trẻ mất nước nhanh, dễ mệt mỏi và cũng làm giảm sức đề kháng của trẻ. Thời tiết nóng lại là điều kiện cho nhiều loại siêu vi sinh sôi, phát triển. Vì vậy, trẻ dễ nhiễm bệnh.
Hô hấp là bệnh hàng đầu trẻ mắc phải khi trời nóng - Ảnh: Nguyên Mi
Các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh phòng bệnh hô hấp cho con trong những ngày nắng nóng như sau:
Nhiệt độ máy lạnh để thích hợp là 27-28 độ C và khoảng 3-4 giờ là vừa. Không để trẻ nằm quạt liên tục: Chỉ để quạt xa, thoảng, tạo luồng không khí mát lưu thông trong phòng. Không để quạt, luồng gió máy lạnh thổi thẳng vào mặt, mũi của trẻ.
- Cho trẻ uống nhiều nước: Tuy nhiên, cần chú ý cho trẻ uống nước an toàn, hợp vệ sinh. Nên cho trẻ uống nước lọc, đặc biệt uống thêm nước trái cây tươi để bổ sung vitamin, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Không nên cho trẻ "bạ đâu uống đó", uống nước bán rong dọc đường. Không uống nước lạnh, nước đá quá nhiều.
- Giữ cho trẻ sinh hoạt trong điều kiện nhiệt độ phòng thích hợp: Không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp, đặc biệt là buổi tối, nhiệt độ máy lạnh quá chênh lệnh so với nhiệt độ ngoài trời vào giữa trưa. Vì như thế trẻ sẽ bị choáng do thay đổi nhiệt độ đột ngột khi vừa ở ngoài trời nóng vào môi trường máy lạnh và ngược lại. Khi đi ở ngoài trời nắng nóng, trẻ thường được phụ huynh trùm kín mít, đổ mồ hôi. Đến khi vô phòng máy lạnh, trẻ cởi bớt áo khoác, các lớp che chắn, mồ hôi sẽ bay hơi, nếu gặp môi trường lạnh đột ngột, mồ hôi bay hơi nhanh, trẻ dễ bị mất nhiệt, nhiễm lạnh.
- Đặc biệt, phụ huynh nên thường xuyên rửa tay sạch cho trẻ nhằm ngăn ngừa mầm bệnh. Đây là biện pháp cơ bản, đơn giản nhất nhưng có thể loại trừ 50% các bệnh tiêu hóa và hơn 40% các bệnh hô hấp.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh bụi khói, khói thuốc lá.
- Một số siêu vi đã có vắc-xin chủng ngừa như vi khuẩn phế cầu, Hib (vi khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm màng não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), nếu có điều kiện thì phụ huynh nên chích ngừa cho trẻ.
Theo TNO
Những mẹo ngừa cảm lạnh không ngờ tới Nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu... là những triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Một vài mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn phòng ngừa cảm lạnh hiệu quả, hãy tham khảo nhé! Rửa tay với xà phòng - đến tận khủy tay Rửa tay thường xuyên là điều rất quan trọng để tránh lây bệnh khi có dịch cảm lạnh và...