Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm vú hiệu quả
Viêm vu la bênh rât thương găp ơ nhiêu chi em phu nư đang trong thơi ky cho con bu. Nêu bênh không đươc điêu tri kip thời co thê dân đên ung thư vu – căn bệnh cưc ky nguy hiêm. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm vú hiệu quả?
Viêm vu la bênh thương găp ơ nhiêu chi em phu nư, đặc biệt là khi đang trong thơi ky cho con bu. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu, phương phap điêu tri va cach phong ngưa căn bệnh này.
1. Nguyên nhân gây viêm vu
1.1. Phân loai viêm vu
Bệnh viêm vú có 2 loại là viêm vú không do nhiêm trung và viêm vu do nhiêm trung:
- Viêm vu không do nhiêm trung gây tăc ông dân sưa do ư đong sưa trong mô vu đôi vơi chi em phu nư đang trong thơi ky nuôi con băng sưa me.
- Viêm vu do nhiêm trung phân lơn la do vi khuân tu câu vang tân công cơ thê người phu nư qua da hoăc num vu bi tôn thương.
Ảnh: Internet
1.2. Nguyên nhân viêm vu
- Thơi gian người me cho con bu tao ra môi trương thuân lơi cho vi khuân xâm nhâp gây viêm nhiêm, nhât la khi da đâu num vu con non nêu bi trây xươc, nưt do be bu hay do me năn sưa sai cach cang lam tăng nguy cơ gây viêm.
- Hiên tương tut đâu vu do tư thê người me cho con bu chưa đung cach.
- Viêm vu rât dê tai phat nêu trươc đây cac me tưng bi bệnh này, cho nên các mẹ cân hêt sưc lưu y.
- Anh hương tư viêc mang ao ngưc qua bo sat, chât liêu thô cưng gây kich ưng da.
2. Triệu chứng bệnh viêm vu
Video đang HOT
Nếu bạn có các triệu chứng sau đây thì rất có thể bạn đã bị viêm vú:
- Đau ngưc, vú bị căng va sưng.
- Ngưa vu, cảm thấy căng tưc dươi canh tay.
- Xuât hiên cac tôn thương trên khu vưc xung quanh num vu.
- Co thê kem theo sôt.
Ảnh: Internet
3. Chẩn đoán bênh viêm vú
Để xac đinh chinh xac triêu chưng, thơi gian xuât hiên cac biêu hiên viêm nhiêm, mưc đô bênh cần phải thông qua thăm kham lâm sang như năn vu, sơ vu… Ngoai ra, bac si cung co thê xet nghiêm tim vi khuân tư sưa cua bênh nhân hoăc kiêm tra nguy cơ măc bênh ung thư vu. Bên cạnh đó, cac xet nghiêm cân thiêt như chup X-quang, sinh thiêt cũng giúp hô trơ phát hiện ung thư hiêu qua.
Ảnh: Internet
4. Điều trị bệnh viêm vú
- Nếu viêm vú dạng nhẹ thì bênh nhân co thê dung thuôc khang sinh theo sư chi đinh cua bac si đê chưa bênh tai nha.
- Khi bệnh trở nặng như xuât hiên ap xe vu, mưng mu… có thể cần áp dung phâu thuât va thuôc khang sinh.
Điêu quan trong nhât đê phòng tranh căn bênh nay đo la các chị em hay chu đông thay đôi, điều chỉnh lôi sống, chế độ sinh hoat và thói quen hang ngay. Cu thê như sau:
- Tư thê cho con bu đung cach để han chê nguy cơ gây viêm nhiêm vu do be bi tut num vu, be căn num vu.
- Khâu phân ăn uông giau dinh dương nhăm đam bao sưc khoe đu kha năng chông lai sư xâm nhâp cua vi khuân.
- Lựa chọn loại ao ngưc co chât liêu mêm mai, không gây kich ưng da và không qua chât hay bó chặt ngực.
Theo SKHN
Zona thần kinh trên miệng: căn bệnh thường gặp khi trời hanh khô khiến không ít nàng cảm thấy ái ngại
Khi bề mặt da trên môi hoặc vùng xung quanh xuất hiện các mảng phát ban màu đỏ, gây ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti... thì đó có thể là dấu hiệu đặc trưng của bệnh Zona thần kinh ở môi.
Cứ mỗi khi thay đổi thời tiết, điển hình là trong tiết trời hanh khô, nắng rát, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh liên quan tới da. Trong đó, có một căn bệnh không chỉ gây mất thẩm mỹ trên gương mặt mà còn khiến hội con gái chẳng thể đánh son khi ra ngoài, đó là bệnh Zona thần kinh ở môi.
Zona thần kinh ở môi là căn bệnh như thế nào?
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng do virus varicella zoster, cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Hầu hết, ai cũng sẽ mắc phải bệnh thủy đậu một lần trong cuộc đời nhưng sau khi hết bệnh thì loại virus này vẫn còn trong cơ thể dù không hoạt động. Theo thời gian, nó có thể phát triển thành bệnh Zona, gây nhiễm trùng, ngứa ran, nóng rát...
Bệnh Zona ở môi cũng giống như bệnh Zona thần kinh, đều là do virus gây bệnh thủy đậu tấn công vào vùng môi, từ đó làm xuất hiện những nốt mụn nước xấu xí xung quanh viền môi. Bệnh dù không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ trên khuôn mặt và dẫn đến nhiều sự bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Zona thần kinh ở môi
- Do tâm lý, gặp căng thẳng, lo âu kéo dài.
- Do khí hậu: thay đổi thời tiết đột ngột hoặc để vùng da môi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng rát.
- Do chức năng hệ miễn dịch suy giảm.
Triệu chứng nhận biết bệnh Zona thần kinh ở môi
Bệnh Zona thần kinh ở môi là một trong những bùng phát của virus xung quanh miệng hoặc trên môi, gây đau rát. Bệnh rất dễ tái phát và lan rộng ra xung quanh nếu không được chữa trị kịp thời. Khi mắc bệnh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Cơ thể đột nhiên ớn lạnh, mệt mỏi, cảm sốt, nhức đầu: Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh Zona ở môi, biểu hiện thường giống với bệnh cảm thông thường nên nhiều người chủ quan bỏ qua.
- Ngứa, sưng và đỏ da ở môi, quanh khu vực miệng: Triệu chứng này sẽ xuất hiện sau 2 - 3 ngày kể từ khi bệnh bùng phát và có dấu hiệu gia tăng về sau. Người bệnh có thể nhận biết thông qua biểu hiện tê ngứa, sưng đau quanh miệng và môi.
- Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở môi và quanh miệng: Sau cảm giác tê ngứa, quanh miệng và viền môi sẽ xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ li ti. Đôi khi, chúng có thể mọc ở cằm, má và mũi. Những nốt mụn nước này theo thời gian sẽ sưng to lên và chứa cả dịch nước bên trong. Sau khoảng 3 - 4 ngày, chúng khô lại, ngả vàng và đóng vảy. Nếu người bệnh gãi ngứa hay dùng vật châm chích thì có thể làm cho mụn nước vỡ ra, dịch nước sẽ chảy và lan sang vùng da khác hoặc lây sang người khác, gây viêm nhiễm nặng.
Bệnh Zona ở môi có gây nguy hiểm không?
Thông thường, bệnh Zona ở môi sẽ tự khỏi sau thời gian khởi phát khoảng 7 - 10 ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi kem đặc trị để đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn vẫn cần chú ý để tránh gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như để lại sẹo trên môi, làm ảnh hưởng đến gương mặt.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể làm giảm thị lực và gây ảnh hưởng đến vùng thần kinh dưới da. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng bệnh Zona ở môi, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Các biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh Zona ở môi
Để phòng tránh bệnh thì ngoài tiêm phòng vắc-xin, bạn nên thực hiện một số điều sau đây:
- Tránh tiếp xúc, dùng chung đồ cá nhân hoặc ôm hôn người bị bệnh.
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh hay mầm bệnh.
- Khi đang bị bệnh Zona ở môi, không nên dùng tay chạm vào các bộ phận khác trên cơ thể, nhất là mắt và bộ phận sinh dục.
- Duy trì chế độ tập luyện và ăn uống khoa học để tăng cường sức đề kháng.
Theo Trí thức trẻ
Những căn bệnh dễ gây nhầm lẫn với nhau Viêm vú và ung thư vú có dấu hiệu bệnh giống nhau như ngực căng tức, sưng đỏ, nóng rát. Trong khi đó, bệnh tiểu đường và rối loạn tiêu hóa đều gây chán ăn hoặc ăn không kiểm soát. Viêm vú và ung thư vú: Theo Webmd, viêm vú là tình trạng vú sưng, thường do nhiễm trùng. Nó chủ yếu ảnh...