Nguyên nhân Ukraine không có đại sứ tại các nước đối tác chủ chốt trong nhiều tháng
Vương quốc Anh, một đồng minh chủ chốt của Ukraine, và Hungary, quốc gia láng giềng quan trọng chiến lược, đã không có đại sứ Ukraine trong hơn 6 tháng.
Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc Sergiy Kyslytsya. Ảnh: UNTV
Một năm trước, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba thừa nhận rằng Kiev đang trong tình trạng thiếu các nhà ngoại giao cấp cao. “Chúng tôi chuẩn bị tiến hành một bước đi chưa có tiền lệ – chúng tôi đang tạo ra một cơ chế mở cho phép cả các nhà ngoại giao và người ngoài hệ thống ứng cử vào vị trí đại sứ”, ông Kuleba viết, thông báo rằng Kiev đang tìm kiếm ứng viên đại sứ tới 21 quốc gia trên thế giới.
Sau gần một năm, danh sách các nước cần đại sứ Ukraine vẫn không thay đổi nhiều: từ 21 xuống còn 18. Anh và Hungary, vốn từ lâu không có đại diện ngoại giao của Kiev, thậm chí còn không có tên trong danh sách trên, vì đã có sẵn các ứng cử viên nhưng chưa được bổ nhiệm.
Tranh cãi bổ nhiệm đại sứ “ngoại đạo”
Theo ông Ruslan Osypenko, một chuyên gia quan hệ quốc tế và ngoại giao, các cuộc cạnh tranh mở và tìm kiếm ứng viên đại sứ bên ngoài hệ thống ngoại giao không phải là một truyền thống phổ biến trong ngoại giao quốc tế.
Ông Osypenko cho rằng việc bổ nhiệm một người không phải là nhà ngoại giao làm đại sứ sẽ làm giảm hiệu quả của đại sứ quán. Một đại sứ phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, vì họ “được trao quyền phát biểu và hành động thay mặt nhà nước của mình và chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa. Trên thực tế, đại sứ là người thay thế của tổng thống ở một quốc gia khác”.
Ukraine có truyền thống cử các cựu bộ trưởng và quan chức làm đại sứ ở các nước khác nhau. Người nổi tiếng nhất trong số những cuộc bổ nhiệm gần đây này là Iryna Venediktova, cựu tổng công tố, người được bổ nhiệm làm Đại sứ Ukraine tại Thụy Sĩ và Liechtenstein, và Pavlo Riabikin, cựu Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Chiến lược, làm đại sứ tại Trung Quốc. Trước đó, ông Oksana Markarova, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính, được cử làm đại sứ tại Mỹ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp gây tranh cãi về việc bổ nhiệm đại sứ là Olesya Ilashchuk, một “chuyên gia về giới tính và trang sức”, làm Đại sứ Ukraine tại Bulgaria vào tháng 4/2023. Bà Olesya chưa bao giờ làm việc trong vai trò ngoại giao, cũng như chưa từng phục vụ trong chính quyền.
Tại Ukraine, một đại sứ mới thường được bổ nhiệm trong vòng hai tháng. Các đại sứ có nhiệm kỳ cố định và quy trình bổ nhiệm gồm bảy bước. Quá trình này cũng bao gồm cả sự cân nhắc của nước sở tại, kéo dài từ 1,5 đến 2 tháng.
Ông Osypenko cho biết, để ngăn chặn tình trạng thiếu đại sứ ở một quốc gia, Bộ Ngoại giao Ukraine thường chuẩn bị đại sứ tiếp theo trước khi kết thúc nhiệm kỳ của người tiền nhiệm để đảm bảo tính liên tục.
“Nếu có khoảng cách từ 6 tháng đến 1năm, mọi thứ sẽ thay đổi rất nhiều. Thứ nhất, đại sứ mới sẽ không hiểu xu hướng trong quan hệ song phương với đất nước này. Thứ hai, điều đó thể hiện cho quốc gia đối tác thấy rằng đây là một vị trí không quan trọng, hoặc bạn không thể tìm được người thích hợp, hoặc việc cử ai đó đến đó không nằm trong chương trình nghị sự. Nói cách khác, đây là một kiểu ‘ngoại giao im lặng’ và một số nước coi đó là một dấu hiệu rất tiêu cực”, ông Osypenko nói.
Hơn nữa, đại sứ mới phải tiếp nhận công việc của người tiền nhiệm, bao gồm mọi thỏa thuận được ký kết gần đó. “Tiến trình này cho phép chuyển giao quyền lực suôn sẻ trong đại sứ quán và thể hiện cam kết của Ukraine trong việc duy trì các mối quan hệ quốc tế, cũng như phát triển các mối quan hệ song phương sâu sắc hơn nữa”, theo ông Osypenko.
Đại sứ Ukraine tại Anh, Vadym Prystaiko đã bị Tổng thống Zelensky sa thải vào tháng 7 năm ngoái. Ảnh: Kyiv Post
Ghế đại sứ bỏ trống: do ý chí chính trị hay vấn đề kỹ thuật?
Ukraine đã không có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Vương quốc Anh kể từ khi Đại sứ Vadym Prystaiko bị cách chức vào tháng 7/2023. Khi đó, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng việc thiếu đại sứ tại Anh là một “vấn đề quan trọng và nhạy cảm”.
“Nói về các mối quan hệ của chúng tôi với nước Anh: chúng rất mạnh mẽ. Điều quan trọng là mỗi quan chức và nhà ngoại giao phụ trách mối quan hệ này đều phải ở cấp độ cao nhất. Do đó, chúng tôi đang xem xét cẩn thận một số ứng cử viên”, ông Zelensky nói, đề cập đến việc Ukraine trì hoãn bổ nhiệm đại sứ tại cuộc họp báo hồi tháng 1 với Thủ tướng Anh Rishi Sunak ở Kyiv.
Ông Zelensky không tiết lộ tên của bất kỳ ứng cử viên nào mặc dù được hỏi về việc cựu Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov có khả năng đảm nhận vai trò này hay không.
Ông Osypenko nhận xét: “Tôi tin rằng Văn phòng Tổng thống sẽ dành những quốc gia quan trọng như vậy cho những người có quyền lực”.
Theo Osypenko, Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Yulia Laputina, dự kiến sắp từ chức, là một ví dụ về “ứng cử viên sẵn sàng” cho vị trí đại sứ theo thông lệ bổ nhiệm các cựu chính trị gia của Ukraine.
Tuy nhiên, việc trì hoãn bổ nhiệm đại sứ Ukraine có thể do nước chủ nhà có quyền từ chối, mà không cần nêu lý do nếu họ không ủng hộ ứng viên được đề xuất.
Hiện tại, khó khăn nhất là việc bổ nhiệm đại sứ Ukraine tại Hungary.
Hungary là một quốc gia láng giềng có tầm quan trọng chiến lược, nhưng vẫn gần gũi với Nga. Việc Budapest chấp thuận các vấn đề của Ukraine sẽ tác động đến nhiều vấn đề quan trọng bao gồm việc hỗ trợ Ukraine và nỗ lực gia nhập EU và NATO.
Hồi tháng 7/2022, Kiev đã cách chức Liubov Nepop, đại sứ Ukraine tại Budapest. Gần một năm sau, vào tháng 3/2023, chính phủ Ukraine tuyên bố đề cử Fedir Shandor, một giáo sư người Ukraine đang tình nguyện làm quân nhân, làm đại diện ngoại giao tại Hungary.
Vào tháng 8, Tổng thống Hungary lúc bấy giờ là Katalin Novák đã chấp thuận việc đề cử ông Shandor, nhưng sắc lệnh của Tổng thống Zelensky về việc bổ nhiệm chưa bao giờ được công bố.
Trong một bình luận với Kyiv Post, ông Shandor xác nhận rằng suốt thời gian qua ông vẫn luôn ở tuyến đầu, phục vụ với tư cách là một trung sĩ.
Vào cuối tháng 1, sau cuộc hội đàm tại Uzhgorod với người đồng cấp Hungary, Ngoại trưởng Kuleba nói rằng ông Shandor sắp được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Budapest. Ông Kuleba cho biết sự chậm trễ gần một năm là một “vấn đề lớn” xuất phát từ việc ông Shandor phải từ chức trong quân đội và “các thủ tục kiểm tra đặc biệt đã được thay đổi đối với các ứng cử viên và đại sứ đã được bổ nhiệm”.
Chuyên gia Osypenko cũng nói rằng một phần của sự chậm trễ có thể là từ Budapest. “Đầu tiên: ở Hungary, vai trò quan trọng không phải do tổng thống mà do Thủ tướng Viktor Orban đản nhiệm, với quan điểm phản chiến và chống Ukraine. Vì vậy, họ có thể nghĩ rằng việc bổ nhiệm một quân nhân danh dự làm đại sứ sẽ không phù hợp hoặc làm mất uy tín chính trị của họ. Một lý do khác: trong trường hợp ứng cử viên đầu tiên bị từ chối, một cuộc cạnh tranh có thể đã diễn ra giữa các cựu bộ trưởng ở Ukraine”, ông Osypenko nhận định.
Litva đóng thêm cửa khẩu với Belarus
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Chính phủ Litva ngày 21/2 đã quyết định đóng thêm 2 trong số 6 trạm kiểm soát biên giới của nước này với Belarus kể từ tháng 3 tới, trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với quốc gia láng giềng phía Đông.
Quyết định này sẽ nâng tổng số cửa khẩu vào quốc gia Baltic này bị đóng lên 4 cửa khẩu.
Litva quyết định đóng 2 cửa khẩu biên giới với Belarus. Ảnh minh họa: Reuters
Cụ thể, các trạm kiểm soát Lavoriskes và Raigardas sẽ ngừng hoạt động vào ngày 1/3, khi tất cả hoạt động giao thông sẽ được chuyển hướng sang hai trạm còn lại ở các làng Medininkai và Salcininkai. Chính quyền Vilnius cũng quyết định đình chỉ việc di chuyển của khách bộ hành và người đi xe đạp qua các trạm kiểm soát còn lại.
Bộ trưởng Nội vụ Liva Agne Bilotaite đã nhấn mạnh nhu cầu về những nguồn lực đáng kể để kiểm soát dòng người qua lại, ngăn chặn buôn lậu, bảo đảm các biện pháp trừng phạt quốc tế và giảm thiểu rủi ro về an toàn giao thông.
Theo Bộ Nội vụ Litva, số lượng giấy phép cấp cho các hãng vận tải Belarus và Litva khai thác các dịch vụ vận tải hành khách quốc tế thường xuyên cũng sẽ được giảm dần. Khoảng 3,9 triệu người đã qua lại biên giới Litva-Belarus tại các cửa khẩu đường bộ trong năm 2023, trong đó 66% là công dân Belarus. Tháng 8/2023 Litva cũng đã đóng 2 cửa khẩu biên giới với các lý do tương tự như quyết định vừa được đưa ra.
Có nên lạc quan về kinh tế toàn cầu 2024? Trước một thế giới đang trải qua những biến đổi sâu sắc, các cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp đang phải đối mặt với những thách thức do vô số cú sốc thực tại mang lại. Từ những thay đổi địa chính trị đến những lo ngại cấp bách về biến đổi khí hậu và sự phát triển của trí tuệ nhân...