Nguyên nhân tỷ lệ tử vong của người Mỹ gốc Phi cao vượt trội
Một số dữ liệu của các tiểu bang cho thấy người Mỹ gốc Phi đang phải hứng chịu hậu quả nặng nề do đại dịch COVID-19 gây ra.
Ngày 7/4, Tổng thống Donald Trump đã công bố kết quả nghiên cứu khẳng định người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn hẳn các chủng tộc khác tại nước này.
Người Mỹ gốc Phi có tỷ lệ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hơn hẳn các chủng tộc khác. Ảnh: AFP
Các chuyên gia cho rằng tỷ lệ mắc COVID-19 của những người Mỹ gốc Phi là “không cân xứng” với các đối tượng khác bởi những điều kiện sức khoẻ tiềm ẩn liên quan đến đói nghèo, sự phân biệt đối xử trong việc chăm sóc y tế. Hầu hết những người này cũng phải làm các công việc bên ngoài, không thể ở nhà và rất khó thực hiện “giãn cách xã hội”.
“Chúng tôi biết rằng những người gốc Phi có nhiều khả năng mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch và bệnh phổi. Những căn bệnh mãn tính này đều gây ra bởi nghèo đói và làn sóng phân biệt chủng tộc có thể dẫn đến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn”, Jerome Adams, bác sĩ hàng đầu tại Mỹ cho biết.
Adams là bác sĩ gốc Phi mắc bệnh huyết áp cao và hen suyễn. Ông đại diện cho những người da màu lớn lên từ nghèo đói và nhiều người da màu khác có nguy cơ mắc COVID-19 cao vượt trội.
Theo hãng thông tấn AFP (Pháp), không có dữ liệu có sẵn về các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 theo chủng tộc, tuy nhiên nhiều tiểu bang và khu vực đang chứng kiến số người Mỹ gốc Phi mắc bệnh COVID-19 cao hơn các chủng tộc khác tại nước này.
Tỷ lệ người Mỹ gốc Phi tử vong do virus SARS-CoV-2 chiếm 68% số người thiệt mạng tại Chicago, trong khi những người này chỉ chiếm 30% số dân của thành phố.
“Những con số đó thật không thể tưởng tượng nổi. Đó cũng là lời kêu gọi tất cả chúng ta phải hành động”, thị trưởng thành phố Lori Lightfoot nói.
Người dân đeo khẩu trang ngăn chặn virus lây lan tại Washington DC hôm 7/4. Ảnh: AFP
Xu hướng tương tự cũng xảy ra tại các bang Bắc Carolina, Louisiana, Michigan, Wisconsin và thủ đô Washington.
Bác sĩ Georges Benjamin, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Y tế Công cộng Mỹ, cho biết vấn đề này liên quan đến tầng lớp xã hội. Những người da màu thường làm những công việc được coi là thiết yếu trong xã hội khiến họ dễ có nguy cơ nhiễm virus hơn.
“Họ phải tiếp xúc với công chúng nhiều hơn. Nhiều tài xế xe buýt hơn, nhiều người sử dụng phương tiện giao thông công cộng hơn để đi làm, nhiều người cung cấp dịch vụ tại các viện dưỡng lão, nhiều người làm việc trong các cửa hàng tạp hóa”, ông cho biết.
Vấn đề càng tồi tệ hơn khi những người Mỹ gốc Phi đang phải đối mặt với cả những định kiến ngầm và sự kỳ thị thẳng thắn trong hệ thống y tế.
Video đang HOT
Bác sĩ James Hilderth, Giám đốc Trường Cao đẳng Y tế Meharry tại thành phố Nashville, bang Tennessee cho biết tại thành phố của ông, hầu hết các xét nghiệm ban đầu diễn ra tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt.
Hầu hết bệnh nhân đến các hệ thống bệnh viện này đều có bảo hiểm. Gần đây, 3 trung tâm xét nghiệm do thành phố Nashville điều hành đã được xây dựng cho các cộng đồng dân tộc thiểu số và những người nghèo, một trong số đó đặt tại khuôn viên của Trường Meharry và được tiến hành bởi các nhân viên ở đây.
“Quan điểm của tôi là tuỳ vào mỗi cộng đồng bạn sống và việc bạn có bảo hiểm hay không, cơ hội để được xét nghiệm là ít hơn rất nhiều, ông nói.
Không chỉ có vậy, bác sĩ gây mê tại Trung tâm Y tế Đại học Virgina Ebony Hilton cho rằng những người da màu khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế sẽ không được chẩn đoán triệu chứng chính xác hoặc được điều trị đầy đủ.
Ví dụ, phụ nữ gốc Phi có ít cơ hội chụp nhũ ảnh phát hiện ung thư vú bởi các bác sĩ chuyên khoa. Các bệnh nhân gốc Phi mắc bệnh tim có mức protein cao khiến tim dễ bị tổn thương nhưng không được các chuyên gia chẩn đoán.
Người đàn ông đeo khẩu trang ngồi chờ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Wisconsin. Ảnh: AFP
Một nhóm nhân quyền đã viết thư cho Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar kêu gọi ông “công bố dữ liệu nhân khẩu học và chủng tộc liên quan đến việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 hàng ngày, gánh nặng bệnh tật và kết quả của bệnh nhân”.
Điều này là cần thiết trong việc đảm bảo sức khỏe cộng đồng và thực hiện một số biện pháp chăm sóc và xét nghiệm nhất định chưa được cung cấp cho những người da màu bởi sự phân biệt đối xử.
Bác sĩ Hilton nhấn mạnh đây là lợi ích của toàn bộ người Mỹ để giải quyết khủng hoảng dịch bệnh, không giống như tỷ lệ mắc bệnh tim hay ung thư, làn sóng virus SARS-CoV-2 đang lây lan ra nhiều người gốc Phi và gốc Tây Ban Nha sẽ ảnh hưởng đến nhiều người khác.
“Khi hệ thống y tế không quan tâm đến những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp hơn, các nhóm người thiểu số này sẽ không được xét nghiệm virus, họ được trả về nhà và tiếp tục lây nhiễm cho cộng đồng. Những công nhân hiện đang mắc bệnh vẫn đi đến các cửa hàng tạp hoá và lây nhiễm virus cho nhiều người Mỹ khác” , bác sĩ Ebony Hilton nói.
Hải Vân
Sống bên ô cửa sổ, ban công trong ngày cách ly
Dưới ảnh hưởng của lệnh cách ly xã hội, sinh hoạt đời thường của người dân ở nhiều quốc gia trên thế giới nay chỉ có thể thực hiện trên mái nhà, ban công hay qua ô cửa sổ.
Tính đến sáng 7/4, thế giới đã ghi nhận 1,344,906 trường hợp dương tính với virus corona tại 206 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 278.000 ca hồi phục và hơn 70.000 ca tử vong. Trước diễn biến ngày một phức tạp của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành lệnh giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ảnh: Jon Nazca.
Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với số người nhiễm tương đương với 1/4 số ca nhiễm bệnh trên toàn cầu. Để ứng phó với tình hình này, New York và California đã trở thành hai bang đầu tiên áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, hạn chế đi lại của người dân. Theo đó, cư dân tại hai bang này chỉ được ra ngoài vì mục đích mua sắm nhu yếu phẩm, khám bệnh hoặc đến tiệm giặt ủi. Ảnh: Lucas Jackson.
Không còn những buổi gặp gỡ bạn bè, không còn những chiều dạo bộ tập thể dục, người Mỹ đã tìm nhiều cách khác nhau để giao lưu, chia sẻ và khích lệ tinh thần lẫn nhau trong "thời Covid-19". Hai ngày sau khi thống đốc bang California công bố lệnh cách ly tại gia, ông Danny Wertheimer - một nhạc sĩ sinh sống ở đây đã đàn và hát từ ban công nhà mình để động viên những người hàng xóm. Ảnh: Kate Munsch.
Tại Tây Ban Nha - quốc gia châu Âu vừa trở thành vùng dịch lớn thứ hai thế giới, lệnh phong tỏa đất nước và cách ly xã hội đã được Thủ tướng Pedro Sanchez kéo dài đến ngày 25/04 nhằm giảm thiểu sự lây lan của virus. Trước tình hình này, người dân Tây Ban Nha thường tổ chức những buổi cổ vũ tại gia nhằm cổ vũ những con người đang gồng mình chống dịch ở tuyến đầu, những người hàng xóm và cả đất nước bằng âm nhạc, với hi vọng về một tương lai "sạch bóng" Covid-19. Ảnh: Jon Nazca.
Bằng sự phối hợp tích cực của chính phủ và người dân, tình hình dịch Covid-19 tại Ý đã có những dấu hiệu tích cực khi số ca tử vong ở nước này đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn hai tuần qua. Ảnh: Emily Roe.
Kể từ khi lệnh phong tỏa đất nước của Thủ tướng Ý có hiệu lực vào ngày 09/03, toàn bộ người dân Ý được yêu cầu ở nhà và các cuộc tụ họp cộng đồng đều bị hủy bỏ. Với tinh thần lạc quan và đồng lòng, người dân Ý đã nhanh chóng thích ứng với lối sống cách ly xã hội, tìm cách chăm sóc và sẻ chia với nhau. Ví dụ như hướng dẫn nhau tập thể dục qua ban công... Ảnh: Alberto Lingria.
...hay treo những lá cờ mang thông điệp hi vọng "Mọi thứ sẽ ổn thôi". Ảnh: Alberto Lingria.
Là một trong số những nước châu Âu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Covid-19, Anh cũng lựa chọn biện pháp cách ly xã hội để xoa dịu tình hình, giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Người dân xứ sở sương mù được kêu gọi tiếp tục tuân theo các hướng dẫn và yêu cầu của chính phủ, trong đó có việc ở nhà để hỗ trợ đội ngũ y tế cứu những người nhiễm bệnh có nguy cơ cao. Ảnh: Phil Noble.
Đến ngày 6/4, Pháp đã ghi nhận những tín hiệu tích cực khi số ca tử vong tại nước này đã giảm sau nhiều tuần. Tương tự như các quốc gia khác, mặc dù phải cách ly với cộng đồng, người Pháp vẫn có thể kết nối với mọi người xung quanh mình bằng nhiều cách thức thú vị, như hát opera từ ban công nhà mình... Ảnh: Gonzalo Fuentes.
...hay tập thể dục mà vẫn đảm bảo khoảng cách tối thiểu để phòng ngừa dịch bệnh. Ảnh: Stephane Mahe.
Kể từ ngày 24/03, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc trong 21 ngày nhằm ngăn chặn sự bùng phát Covid-19. Tính đến thời điểm hiện tại, nước này đã ghi nhận 4,067 ca mắc Covid-19. Các hoạt động thường ngày của 1,3 tỉ dân Ấn Độ đều phải diễn ra trong nhà, bao gồm việc cầu nguyện, vui chơi giải trí, tập thể dục thể thao... Ảnh: Amit Dave.
Dù không được nô đùa trên đường phố và công viên, trẻ em Ấn Độ vẫn có thể vui chơi trên chính sân thượng nhà mình. Ảnh: Anushree Fadnavis.
Sân thượng cũng là địa điểm được nhiều người lớn chọn làm "phòng gym tại gia", thỏa sức rèn luyện sức khỏe hay thậm chí là chơi cricket. Ảnh: Anushree Fadnavis.
Theo The Hindu, chính phủ Ẩn Độ đã quyết định miễn phí xét nghiệm và điều trị Covid-19 cho hơn 500 triệu người nghèo theo chương trình y tế Ayushman Bharat. Đây là những nỗ lực tích cực của chính phủ nước này nhằm cứu đất nước 1,3 tỉ dân khỏi đại dịch. Ảnh: Amit Dave.
Trang Minh
Dân Mỹ bỏ thành thị, chạy về vùng nông thôn hẻo lánh để tránh dịch Theo thống kê của hãng phân tích dữ liệu AirDNA, người Mỹ đang có xu hướng chạy trốn khỏi các đô thị đông đúc để tạm sống ở những vùng quê xa xôi, ít người. Theo Business Insider, sự lo lắng về dịch virus corona chủng mới của người Mỹ đã thúc đẩy dịch vụ cho thuê nhà ngắn hạn tại các địa...