Nguyên nhân phổ biến gây ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh trong đó các tế bào trở thành ác tinh ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.
Cho đến nay, nguyên nhân chính gây bệnh chưa được xác định. Tuy nhiên, dưới đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh từng được biết đến
Độ tuổi: ung thư tinh hoàn thường gặp nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 45. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa những nằm ngoài nhóm tuổi trên có thể “thoát” bệnh. Chính vì vậy để có thể phát hiện bệnh sớm, nam giới nên thực hiện tầm soát thường xuyên
Người có tinh hoàn ẩn: tinh hoàn ẩn là sự bất thường khi tinh hoàn không nằm trong bìu và còn dừng lại trên đường di chuyển của thời kỳ phôi thai. Tinh hoàn ẩn thường gặp ở các lứa tuổi: sơ sinh 3-5%, 3 tuổi 0,8%, đến 18 tuổi chỉ còn 0,25-0,1%. Khoảng 1/3 số người bệnh có tinh hoàn ẩn cả hai bên, còn lại thường gặp ở bên phải
Người có tinh hoàn ẩn đối diện với nguy cơ mắc ung thư khá cao. May mắn thay, mối nguy hiểm có thể được ngăn ngừa bằng cách phẫu thuật trước khi bé trai đến tuổi dậy thì. Tại thời điểm này, phẫu thuật không những giúp bé giảm nguy cơ mắc ung thư mà nó còn đóng vai trò quan trọng chữa bệnh vô sinh. Tuy nhiên, điều bất lợi là hiện tượng tinh hoàn ẩn thường diễn ra khi nam giới còn trẻ và nó khá khó phát hiện, thậm chí ngay cả khổ chủ cũng khó nhận thức được tình hình
Video đang HOT
Tiền sử gia đình: con số thống kê cho thấy, nam giới có người thân từng mắc ung thư tinh hoàn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn so với những người cùng độ tuổi
Sức khỏe cá nhân: những người đàn ông từng bị ung thư tinh hoàn một bên thì có nhiều khả năng sẽ mắc ung thư ở tinh hoàn còn lại. Người ta ước tính rằng trong số 100 người đàn ông bị ung thư tinh hoàn thì có hai người sẽ phát bệnh ở tinh hoàn còn lại
Chủng tộc: nam giới thuộc mọi chủng tộc đều có khả năng mắc ung thư tinh hoàn. Tuy nhiên, số liệu chỉ ra rằng những người đàn ông da trắng có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với da màu. Điều đặc biệt, những người da đen từng mắc ung thư tinh hoàn thì sẽ có nguy cơ tử vong cao so với đàn ông da trắng. Nó trở nên trầm trọng hơn nếu như tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc các bộ phận khác của cơ thể
Virus suy giảm miễn dịch ở người HIV): người đàn ông nhiễm virus HIV có nguy cơ cao hơn so với những người khỏe mạnh
Theo VNE
6 sai lầm phổ biến khi dùng thuốc tránh thai
Nếu bạn tin rằng những viên thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì bạn đã hoàn toàn sai lầm.
Thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên uống không quá hai lần trong tháng. Nếu dùng liên tục trong thời gian ngắn thì hệ thống sinh sản của người phụ nữ có thể kháng thuốc, tức là uống thuốc cũng không có tác dụng và mang thai ngoài ý muốn hoàn toàn có thể xảy ra.
Dưới đây là một vài hiểu lầm khác mà chị em nên tham khảo để tránh.
1. Thuốc tránh thai khẩn cấp có thể dùng mà không cần kê đơn của bác sĩ
Sự thật: 20% bệnh nhân là phụ nữ dùng thuốc này mà không nhận thức được tác hại của nó và không cần lời khuyên của một bác sĩ. Bởi vì chị em không biết rằng, thuốc có thể tạo ra sự mất cân bằng giữa cơ thể và chu kỳ kinh nguyệt. Tốt nhất chỉ nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp một lần một tháng, dùng nhiều lần sẽ dẫn đến những bất lợi.
2. Thuốc tránh thai khẩn cấp giúp tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Sự thật: Thuốc tránh thai khẩn cấp không bảo vệ bạn khỏi bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào, kể cả bệnh AIDS. Ngoại trừ bao cao su, bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng không có tác dụng tránh bệnh tình dục.
3. Tôi có thể uống thuốc tránh thai khẩn cấp ngay sau khi giao hợp cho dù đã sử dụng bao cao su để an toàn hơn.
Sự thật: Không nên lần nào sau quan hệ cũng uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Bạn chỉ nên uống khi không sử dụng bất kỳ phương pháp ngừa thai nào trong quan hệ hoặc nếu bao cao su bị rách hay tuột ra khi "hành động". Vì vậy, tình dục an toàn vẫn là lưu ý hàng đầu cho chị em nếu có quan hệ tình dục.
4. Thuốc ngừa thai khẩn cấp tương tự như thuốc phá thai
Sự thật: Thuốc ngừa thai khẩn cấp không giống thuốc phá thai. Thuốc phá thai được uống khi các dấu hiệu thai kì đã chắc chắn. Thuốc phá thai cũng không dễ dàng dàng mua ở hiệu thuốc như các loại thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, một điểm chung giữa hai loại thuốc này là khi uống cần tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa.
5. Thuốc tránh thai khẩn cấp không có tác dụng phụ
Sự thật: Điều này là hoàn toàn không đúng. Khi kê đơn cho bệnh nhân, bác sĩ luôn thông báo tác dụng phụ có thể xảy ra, chủ yếu trong trường hợp uống thuốc quá liều. Một số tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp là: buồn nôn, nôn, nhức đầu, chuột rút và chảy máu bất thường trong kì kinh nguyệt...
6. Các hormone trong thuốc tránh thai khẩn cấp không ảnh hưởng đến sức khỏe
Sự thật: Tùy thuộc vào cơ thể mỗi người mà kích thích tố trong thuốc tránh thai khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe theo cách nào. Đó là lý do tại sao chị em luôn được khuyến khích tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Theo VNE
5 nguyên nhân phổ biến gây bệnh u nang buồng trứng Nhân đươc kêt luân cua bac si noi ban bi u nang buông trưng, hâu hêt chi em đêu đăt câu hoi: U nang buông trưng la thê nao? Va tai sao minh lai bi u nang buông trưng? U nang buồng trứng là thê nao? Noi môt cach đơn gian thi u nang buông trưng tưc la trong buông trưng co môt...