Nguyên nhân những cơn bão khổng lồ tụ tập trên sao Mộc
Các nhà khoa học lúng túng khi những cơn bão quanh hai cực sao Mộc không tan ra hay hợp nhất mà giữ ổn định qua thời gian dài.
Cụm bão ở cực bắc sao Mộc. Ảnh: Space.
“Chúng tôi đã rất ngạc nhiên vì cực sao Mộc không giống với những hành tinh khác. Chúng tôi chưa từng thấy thứ gì giống như cụm bão sắp xếp ngăn nắp này”, Cheng Li, nhà khoa học hành tinh tại Đại học California Berkeley, cho biết. Li cũng là tác giả của nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences hôm 7/9. Theo nghiên cứu, vị trí ổn định của cụm bão phụ thuộc vào độ sâu và lớp chắn của mỗi cơn bão.
Khi tiến vào quỹ đạo sao Mộc năm 2016, tàu vũ trụ Juno của NASA phát hiện những cơn bão khổng lồ tập trung gần các cực của hành tinh này. Tại cực bắc, có 8 cơn bão xếp quanh một cơn bão chính giữa. Cực nam chỉ có 6 cơn bão. Mỗi cơn bão rộng khoảng 4.000 – 7.000 km. Đến nay, chúng đã giữ nguyên vị trí ít nhất 4 năm, tính từ thời điểm Juno tới sao Mộc và chụp ảnh.
Video đang HOT
Sự ổn định của các cụm bão này là một bí ẩn với giới khoa học. Trên Trái Đất, bão trôi về phía cực nhưng sẽ tan khi đi qua đất liền và nước lạnh. Sao Mộc không có đất liền hay đại dương. Điều này khiến các nhà khoa học thắc mắc tại sao các cơn bão không trôi về phía cực và sáp nhập. Ví dụ, sao Thổ chỉ có một cơn bão duy nhất ở mỗi cực.
Để tìm câu trả lời, Li cùng đồng nghiệp phát triển mô hình máy tính dựa vào dữ liệu về kích thước và tốc độ của những cơn bão mà tàu Juno thu thập. Họ tập trung vào những yếu tố có thể khiến bão ổn định qua thời gian mà không hợp nhất.
Nhóm nghiên cứu phát hiện, sự ổn định này chỉ phụ thuộc một phần vào độ sâu của bão trong khí quyển, còn phần lớn phụ thuộc vào lớp chắn – vòng xoáy nghịch bao quanh mỗi cơn bão. Lớp chắn quá ít sẽ khiến các cơn bão sáp nhập còn quá nhiều có thể khiến chúng tách ra xa nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bí ẩn liên quan đến cụm bão trên sao Mộc. Ví dụ, tại sao các lớp chắn có thể duy trì ở mức vừa phải, không ít không nhiều.
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu sự hình thành của những cơn bão. Có thể bão hình thành gần cực, vị trí chúng tồn tại hiện nay. Khả năng thứ hai là chúng hình thành từ nơi khác rồi di chuyển đến cực. Sau khi lập được mô hình máy tính theo dữ liệu của tàu Juno và xem khả năng nào lớn hơn, nhóm nghiên cứu sẽ có thể tìm hiểu thêm về những cơn bão kỳ lạ này.
Sự thật về 'miếng pizza khổng lồ' sao Mộc
Bức ảnh về sao Mộc hiếm hoi do Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA mới đây công bố cho thấy bề mặt giống hệt miếng pizza khi có cơn bão lớn.
Miếng pizza khổng lồ trên sao Mộc thực chất là hình ảnh những cơn lốc xoáy dữ dội trên hành tinh này
Nhờ kính viễn vọng không gian James Webb, NASA ghi lại được nhiều hình ảnh đáng kinh ngạc về hành tinh sao Mộc.
Mới đây, tài khoản Instagram của NASA đã chia sẻ bức ảnh về cực Bắc của Sao Mộc truyền cảm hứng cho cư dân mạng về những điều kỳ diệu trong không gian.
Hình ảnh cơn lốc xoáy ở sao Mộc khiến nhiều người mô tả trông giống như một chiếc bánh pizza cỡ lớn. Cư dân mạng bình luận: "Tôi cứ nghĩ đó là miếng pizza xúc xích thịt heo", "Nó trông giống miếng pizza", "Có vẻ hơi cháy"...
NASA cho biết kính viễn vọng không gian James Webb của họ đã quan sát bầu khí quyển ở vùng cực của sao Mộc và phát hiện ra các cụm lốc xoáy đỏ tươi như trong ảnh.
Những hình ảnh quan trọng về hành tinh này tiết lộ về cách sao Mộc hình thành và sự tiến hóa của nó.
Cùng kính viễn vọng James Webb, vệ tinh Juno của NASA đã có mặt ở bên ngoài khí quyển của Sao Mộc từ năm 2016 trong sứ mệnh khám phá hành tinh đỏ.
Con tàu vũ trụ có chiều dài bằng 1 sân bóng rổ và quay quanh quỹ đạo của Sao Mộc. NASA cho biết những gì mà kính viễn vọng James Webb cung cấp đã đem lại nhiều chi tiết hơn về lần quan sát trước đó, giúp các nhà khoa học đo được gió, các hạt mây, hỗn hợp gas và cả nhiệt độ.
Theo dữ liệu của vệ tinh Juno, những xoáy tròn được chụp lại ở cực Bắc tụ lại với nhau, trải rộng trong khoảng không gian từ 4.000 đến 4.600km. Đáng chú ý, những vòng tròn chỉ va chạm chứ không hợp lại với nhau.
Sao Mộc là hành tinh thứ năm tính từ Mặt Trời và là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó là hành tinh khí khổng lồ với khối lượng bằng hai lần rưỡi tổng khối lượng của tất cả các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời cộng lại.
Gần đây, trong một nghiên cứu các nhà thiên văn học của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết sao Mộc chứa nước trong bầu khí quyển của nó, dù chỉ là một phần nhỏ. Cụ thể, gần 0,25% bầu khí quyển sao Mộc chứa nước, đặc biệt là xung quanh các khu vực xích đạo. Kết quả nghiên cứu có được từ dữ liệu do Vệ tinh Juno ghi lại trên bề mặt hành tinnh này.
Cá voi xanh dài 23 m chết dạt vào bờ biển Các quan chức Indonesia đang tiến hành xử lý xác của một con cá voi xanh khổng lồ dạt vào bãi biển Nunhila. Xác cá voi xanh dạt vào tỉnh East Nusa Tenggara, miền nam Indonesia. Ảnh: Star. "Chúng tôi ước tính con cá voi đã 70 năm tuổi. Nguyên nhân của cái chết vẫn chưa được xác định do không có bất...