Nguyên nhân nào khiến Mỹ thất bại trong chiến tranh đương đại?
Nỗi ám ảnh của Lầu Năm Góc về việc phải duy trì ưu thế quân sự trong tương lai trước NgaTrung là điều rất nguy hại cho quân đội Mỹ.
Mỹ đang đầu tư chệch hướng?
Nghiêng về lựa chọn các dự án quân sự công nghệ cao đắt tiền của tương lai, Bộ Quốc phòng Mỹ đang sai lầm nghiêm trọng – Trung tá Thủy quân lục chiến Mỹ, kiêm chuyên viên Trung tâm An ninh Mỹ Peter Maclear đã nhận định như vậy trên “War on the Rocks”.
Theo ông Maclear, các biện pháp cần thiết để chống các lực lượng vũ trang của các đối thủ Nga và Trung Quốc đã gây thiệt hại cho các lực lượng vũ trang thường trực chủ chốt của Mỹ, có khả năng phản ứng nhanh với rất nhiều thách thức an ninh.
Các hạn chế về ngân sách buộc Lầu Năm Góc phải có những thỏa hiệp nghiêm trọng về chiến lược.
Bộ Quốc phòng buộc phải lựa chọn: Hoặc là chuẩn bị lực lượng đầy đủ khả năng răn đe trong cuộc chiến tranh lớn trong tương lai, hoặc hỗ trợ tiềm năng ít ỏi cho quân đội Mỹ để đối phó với các xung đột hiện tại, ít mạo hiểm hơn và trên quy mô nhỏ hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nỗi sợ hãi đối với cuộc chiến tranh lớn trong tương lai có thể dẫn đến thực tế rằng Hoa Kỳ đi “lạc đường” và phải chịu thất bại trong những xung đột mà Lầu Năm Góc hiện đang can dự ” – chuyên gia quân sự Maclear cho biết.
Theo ông Maclear, nỗi sợ Nga-Trung đã dẫn đến thực trạng là đề xuất gần đây đối với ngân sách quốc phòng đang tiếp nối “xu hướng mạo hiểm” là đầu tư thiếu cân đối vào các hệ thống công nghệ cao và đắt tiền, ví dụ như tàu ngầm hạt nhân mới, tàu sân bay Gerald R.Ford hay máy bay ném bom tầm xa B-21.
Chuyên gia Mỹ cho rằng, do quá sợ Nga-Trung nên Mỹ đã đầu tư chệch hướng
Tất cả các hệ thống này được thiết kế đặc biệt để chống trả tiềm năng quân sự của Nga và Trung Quốc nhưng nó cũng không đạt hiệu quả cao, trong khi đó, để làm điều đó, Mỹ phải cắt giảm chi phí mua các tàu mặt nước đã dự kiến, giảm số lượng bộ binh Mỹ, rút nhiều đơn vị Mỹ về nước.
Theo ông Maclear, chính sách này khiến Mỹ bất lực nhiều cuộc xung đột kéo dài với các đối thủ “làng nhàng”. Nếu Washington đầu tư vào công nghệ cao, chứ không đầu tư cho các lực lượng vũ trang linh hoạt ở tuyến đầu, lợi thế sẽ thuộc về các đối thủ của Mỹ trong cuộc xung đột hiện tại.
Hôm 19-01 vừa qua, Trung tâm Các nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Hoa Kỳ (CSIS) đã công bố một báo cáo với kết luận rằng, sự thay đổi không ngừng của cán cân quyền lực ở châu Á, đặc biệt là trong tương quan với Trung Quốc đang không có lợi cho Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu và NATO đang bộc lộ rõ sự kém hiệu quả và thiếu năng lực trong các vấn đề an ninh. Bất kỳ khủng hoảng nghiêm trọng ảnh hưởng đến nền an ninh của châu Âu, sớm muộn đều cần tới sự can thiệp của Quân đội và các cơ quan đặc nhiệm Mỹ.
Do đó, nếu hoạch định đầu tư phát triển vũ khí trang bị không cân đối và lệch trọng tâm thì trong thời gian tới, Hoa Kỳ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm ưu thế trong giải quyết các sự vụ quốc tế, trước các đối thủ nặng ký trên toàn cầu như Nga, Trung Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ tái khởi động chương trình huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy Syria
Ngày 8-3, tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ cho biết, Lầu Năm Góc đã yêu cầu chính quyền Obama cho phép tái khởi động chương trình huấn luyện và trang bị vốn đã bị thất bại trước đó cho quân nổi dậy Syria chống IS.
"Tôi đã yêu cầu chính phủ cho phép tái khởi động nỗ lực này bằng việc sử dụng một phương pháp khác", Đại tướng Lloyd Austin, tư lệnh quân đội Mỹ tại Trung Đông, cho biết trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện.
"Huấn luyện sẽ ngắn hơn. Nhưng một lần nữa, tôi cho rằng nó sẽ có thể giúp tăng cường lớn hơn cho lực lượng này khi được triển khai lại", ông tự tin khẳng định trước các nhà lập pháp Mỹ.
Lực lượng nổi dậy Syria
Chương trình huấn luyện và trang bị trị giá 500 triệu USD của Lầu Năm Góc đã thất bại tại Syria khi vào tháng 7-2015, các thành viên thuộc đợt huấn luyện 54 binh lính đối lập Syria đầu tiên đã bị Mặt trận al-Nusra tiêu diệt hoặc bị bắt làm con tin, thậm chí là trước khi cuộc chiến chống IS bắt đầu. Số binh lính còn lại được cho là đã tẩu thoát.
Sau đó, đến tháng 10-2015, chính quyền Obama thông báo có kế hoạch tạm dừng chương trình huấn luyện và trang bị này và tập trung hỗ trợ các lực lượng đang chiến đấu chống IS.
Trong phiên điều trần hôm 8-3, Tướng Austin cho biết, chương trình huấn luyện và trang bị mới này sẽ sử dụng những bài học tiếp thu được từ chương trình thất bại trước đó.
Theo_An ninh thủ đô
Bầu cử Mỹ: Ông Sanders có chịu làm 'phó tướng' cho bà Clinton? Nếu thất bại tại cuộc bầu cử trong nội bộ Đảng Dân chủ, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông Sanders có chịu làm 'phó tướng' cho bà Clinton? Theo Rolling Stones, thắng lợi vang đội trong ngày Siêu thứ Ba đang giúp bà Clinton nắm lợi thế vượt trội so với đối thủ của mình là ông Bernie Sanders và...