Nguyên nhân nào khiến bệnh bạch hầu có xu hướng dịch chuyển sang người lớn?
Thời gian gần đây, các ca bệnh bạch hầu đã có dấu hiệu tăng lên; điều tra kết quả tiêm chủng của các trường hợp mắc bệnh bạch hầu cho thấy, hầu hết các ca mắc là những trường hợp không tiêm hoặc tiêm không đủ mũi vắc xin phòng bệnh.
Triệu chứng của bệnh bạch hầu là đau họng, sốt, sưng cổ, có mảng màu xám dày ở họng và amiđan. (Ảnh minh hoạ)
Đáng chú ý, trong số các ca bệnh còn có những trường hợp đã tiêm 3-4 mũi những vẫn mắc bệnh. Lý do là các trường hợp này sau một thời gian, miễn dịch đã giảm xuống
Mắc bệnh bệnh hầu vì không tiêm hoặc tiêm không đủ mũi vắc xin?
Trao đổi với báo chí về tình hình bệnh bạch hầu đang có nguy cơ bùng phát trở lại, TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Phó trưởng Văn phòng Chương trình Tiêm chủng Quốc gia cho biết, tính đến hiện tại, trên cả nước đã ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh bạch hầu, chủ yếu ở Đắk Nông, một số ca lẻ tẻ ở Kon Tum (1 trường hợp), ở TP. Hồ Chí Minh (1 trường hợp).
Dự kiến trong năm nay, chắc chắn sẽ còn ghi nhận các ca bệnh bạch hầu lẻ tẻ ở các địa phương chứ không chỉ dừng lại ở con số mắc hiện nay. Hầu hết những người mắc bệnh là trẻ trên 10 tuổi và người lớn.
Video đang HOT
Thời gian gần đây bệnh bạch đã có dấu hiệu tăng lên; riêng trong năm 2019, Việt Nam cũng đã ghi nhận 50 trường hợp mắc bệnh bạch hầu ở 7 tỉnh, thành.
TS Thanh Huyền cho biết, qua điều tra kết quả tiêm chủng của các trường hợp mắc bệnh bạch hầu cho thấy, hầu hết các ca mắc là những trường hợp không tiêm hoặc tiêm không đủ mũi vắc xin phòng bệnh; trong đó có những trường hợp đã tiêm 3-4 mũi những vẫn mắc bệnh. Lý do là các trường hợp này sau một thời gian, miễn dịch đã giảm xuống.
“Năm 2019 tỷ lệ tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 (có chứa thành phần bạch hầu) bị ảnh hưởng và nhóm những người ở độ tuổi lớn có thể chưa tiêm vắc xin trước đây hoặc đã tiêm nhưng quá lâu nên khả năng miễn dịch đã giảm xuống. Vì vậy tỷ lệ mắc bệnh ở những người lớn đang có dấu hiệu tăng lên”- TS. Đặng Thị Thanh Huyền lý giải.
Theo đó, qua điều tra các trường hợp mắc bệnh bạch hầu vừa qua ở Đắk Nông cho thấy, bệnh đã xuất hiện ở nhiều trường hợp trẻ trong độ tuổi vừa bước qua tuổi tiêm chủng mũi bạch hầu. Trong khi đó, nếu những trẻ này được tiêm chủng chắc chắc sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
Khuyến cáo từ chuyên gia
Trước tình hình bệnh có dấu hiệu đang tăng và dịch chuyển sang đối tượng trẻ lớn và người lớn, từ năm 2019, chương trình Tiêm chủng mở rộng đã có định hướng triển khai tiêm nhắc vắc xin bạch hầu, vắc xin chứa thành phần bạch hầu cho trẻ lớn và người lớn để mở rộng hàng rào miễn dịch cộng đồng.
Hiện Việt Nam có vắc xin uốn ván – bạch hầu giảm liều (Td) phòng bệnh bạch hầu, tiêm cho trẻ lớn vào lúc 7 tuổi có thể giúp tăng đối tượng tiêm nhắc lại phòng bệnh.
Đánh giá tình hình bệnh bạch hầu ở Kon Tum giai đoạn năm 2016- 2017 cho thấy, có tới gần 50% các trường hợp từ 6- 25 tuổi không có miễn dịch phòng bệnh; thậm chí nhiều trẻ đã không còn miễn dịch. Tuy nhiên, sau khi tiêm được tiêm 1 liều vắc xin Td thì đã có đến 95,4% các trẻ này có miễn dịch, nghĩa là một nửa số đó đã được “an toàn” với bệnh bạch hầu sau khi tiêm.
Với những trường hợp mắc bệnh ghi nhận tại các địa phương trong thời gian gần đây; nhất là các ổ dịch ghi nhận gần đây tại Đắk Nông cho thấy, việc tiêm chủng cần phải được duy trì, nhất là mầm bệnh có thể tiềm ẩn trong nhóm đối tượng người lớn sẽ không có cơ hội bùng phát bệnh ở trẻ; góp phần khống chế bệnh.
Các nhân viên y tế xử lý ổ dịch bạch hầu ở xã Quảng Hòa (tỉnh Đắk Nông).
Theo TS. Đặng Thị Thanh Huyền, hiện Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo người dân cần tiêm đủ 5 mũi phòng bệnh bạch hầu để đảm bảo hiệu quả miễn dịch, thậm chí nhiều quốc gia còn khuyến cáo tiêm 6 mũi, một số quốc gia cứ 10 năm lại tiêm nhắc lại 1 mũi để đảm bảo phòng bệnh. Vì vậy, để khống chế dịch bạch hầu một cách triệt để, trong đó có đối tượng người lớn càng ngày miễn dịch càng giảm xuống, lịch tiêm chủng cần có những điều chỉnh cho phù hợp.
Việc tiêm nhắc lại cho trẻ lớn (giai đoạn 7 tuổi) cũng như tiêm vắc xin cho người lớn là rất quan trọng; cần cho người dân hiểu việc đi tiêm vắc xin là những biện pháp đảm bảo đầy đủ để khống chế được tốt bệnh bạch hầu trong thời gian tới.
Trong những năm qua, nhờ triển khai tiêm chủng tốt cho trẻ em dưới 1 tuổi, Việt Nam cơ bản đã khống chế được bệnh bạch hầu. Đặc biệt từ năm 2010 Việt Nam bắt đầu triển khai tiêm nhắc lại văc xin bạch hầu mũi 4 cho trẻ 18 tháng tuổi; nhờ đó mà con số mắc bệnh bạch hầu từ hàng trăm bệnh nhân hàng năm với hàng chục trường hợp tử vong trong giai đoạn trước kia thì đến nay, trung bình mỗi năm Việt Nam chỉ ghi nhận khoảng hơn 10 trường hợp.
TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, để khống chế bệnh bạch hầu, Việt Nam đang nỗ lực duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin DPT-VGB-Hib cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm vắc xin DPT cho trẻ 18 tháng tuổi trong tiêm chủng thường xuyên.
Đặc biệt, để chủ động phòng chống bệnh dịch bạch hầu tại các vùng nguy cơ cao, từ năm 2019 vắc xin uốn ván – bạch hầu (Td) đã được đưa vào chương trình tiêm chủng. Năm 2020, Dự án Tiêm chủng mở rộng sẽ tiếp tục triển khai tiêm vắc xin Td cho trẻ 7 tuổi tại 35 tỉnh với số đối tượng dự kiến là 1.005.583 trẻ. Đây là mũi vắc xin bạch hầu thứ 5 để củng cố miễn dịch phòng bệnh bạch hầu cho trẻ ở lứa tuổi lớn hơn.
Kon Tum xuất hiện ba ca bạch hầu
Ba bệnh nhân 11-25 tuổi, dương tính với bệnh bạch hầu. Như vậy nửa đầu năm Kon Tum ghi nhận 8 ca bạch hầu.
Chiều 29/6, Sở Y tế tỉnh Kon Tum ghi nhận ba ca bạch hầu mới là A Li Minh Sơn 11 tuổi và Y Sanh 25 tuổi, cùng ở huyện Đăk Tô; A Hải 10 tuổi, ở xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy. Ba người đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô và Sa Thầy, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ thăm khám, tiêm vaccine phòng bạch hầu cho người dân tại ổ dịch ở Đăk Nông. Ảnh: Trần Hóa.
Sáu hôm trước, nhà chức trách cũng phát hiện ba ca bạch hầu, với các triệu chứng khi mới nhập viện là đau họng, nuốt khó, họng có giả mạc trắng đục bao phủ vòm họng, không ra máu. Mẫu bệnh phẩm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, xét nghiệm đều dương tính.
Chiều nay, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Kon Tum phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô, Sa Thầy khống chế hai ổ dịch. Giới chức y tế lấy 36 mẫu xét nghiệm tại hai ổ dịch ở xã Diên Bình, huyện Đăk Tô; ổ dịch xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy lấy 52 mẫu xét nghiệm, là những người tiếp xúc gần bệnh nhân, có biểu hiện sốt.
Từ đầu năm đến nay, Kon Tum ghi nhận có 8 ca nhiễm bạch hầu, trong đó 5 ca nhiễm hiện đã âm tính. Tỉnh Đăk Nông ghi nhận 12 ca dương tính bạch hầu, một trong số đó đã tử vong.
Liên tiếp 5 ổ dịch bạch hầu, dân đổ xô cho con đi tiêm phòng Nhiều phụ huynh cho con đi tiêm vắc-xin bạch hầu khiến một số điểm tiêm chủng quá tải, có nơi rơi vào tình trạng phải vừa tiêm... vừa chờ vắc-xin bổ sung. Cuối tháng 6/ 2020, trường tiểu học Lê Hồng Phong ở phường Nghĩa Thành (Gia Nghĩa) tổ chức tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu cho học sinh các khối lớp. Nhiều...