Nguyên nhân nào khiến 8 loài người cổ tuyệt chủng?
300.000 năm trước, có tất cả 9 loài người sinh sống trên trái đất, nay chỉ còn 1 và thủ phạm chính là loài người số 9, mới sinh ra vào thời điểm đó – Homo Sa.
Nhà cổ sinh vật học và sinh học tiến hóa Nick Longrich từ Đại học Bath (Anh) vừa có bài viết trên tờ The Conversation về 8 loài người đã biến mất trong “cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6″, dựa trên các bằng chứng khoa học mới nhất mà ông và các cộng sự đã tìm tòi nghiên cứu.
Người Neanderthals. (Ảnh: Bảo tàng NEADERTHALS)
Theo tác giả Longrich, 300.000 năm về trước, có tổng cộng 9 loài người lang thang trên mặt đất bao gồm: người Neanderthals – những thợ săn sống ở thảo nguyên lạnh giá Châu Âu; người Denisovans ở Châu Á; người Homo erectus ở Indonesia; người Homo rhodesiensis ở Trung Phi; người Homo naledi ở Nam Phi; người Homo luzonensis ở Philippines; người Homo floresiensis ở Indonesia; người hang động bí ẩn Red Deer ở Trung Quốc; người Homo Sapiens sinh ra ở Nam Phi rồi di cư khắp thế giới.
Hiện tại, chỉ còn mỗi Homo Sapiens (Người Tinh Khôn, Người Hiện Đại) độc chiếm chi Người và địa cầu. Đó chính là chúng ta. Trong nghiên cứu của tác giả Longrich, cũng chính chúng ta, một loài mới ra đời quanh thời điểm 300.000 năm về trước đó, là thủ phạm của “cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6″ tuyệt diệt 8 loài người còn lại và vô số sinh vật khác.
Người hang động Red Deer.
Nói đúng hơn, đó là cuộc di cư của tổ tiên chúng ta, một loài mới với những sinh vật có sức khỏe và khả năng thích nghi tốt hơn, thông minh hơn, khéo léo hơn, đủ sức làm ra các công cụ và vũ khí tinh vi hơn các loài còn lại của chi Người. Một số nghiên cứu trước đó đã chứng minh Homo Sapiens từng sống cùng các loài người khác trên đường di cư khắp thế giới của mình, tạo nên khắp thế gian những đứa con lai từ các cuộc hôn phối dị chủng. Nhiều người Bắc Âu ngày nay còn mang hộp sọ kiểu Neanderthals. Nhiều người Châu Á ngày nay mang chiếc chân răng đặc trưng Denisovans.
Người Denisovans. (Ảnh: Maayan Harel)
“Đại tuyệt chủng lần thứ 6″ đã kéo dài trong khoảng 40.000 năm, thay đổi hoàn toàn địa cầu, mà kết thúc là sự biến mất của hàng loạt động vật có vú kỷ băng hà. Nhưng trước đó, các loài người khác đã bị tiêu diệt trước. “Chúng ta là một loài nguy hiểm đặc biệt. Chúng ta săn những con ma mút, những con lười khổng lồ đến tuyệt chủng. Chúng ta phá hủy đồng bằng và rừng để canh tác, sửa đổi hơn một nửa diện tích đất hành tinh, thay đổi khí hậu hành tinh. Nhưng chúng ta nguy hiểm nhất đối với các quần thể người khác, bởi chúng ta cạnh tranh về tài nguyên và đất đai” – tác giả Longrich khẳng định.
Hộp sọ mang dấu vết chiến tranh của người Neanderthals.
Các bằng chứng khảo cổ đã cho thấy những vết thương chiến tranh thảm khốc trên cơ thể các người đàn ông Neanderthals, được cho là loài người khác cuối cùng sống cạnh chúng ta. Và cũng rất nhiều vũ khí cổ đại và bằng chứng về các chiến thuật sơ khai cho thấy chúng ta tinh vi hơn họ, dù bản thân người Neanderthals cũng là những thợ săn ma mút dũng cảm.
Ngoài ra, một số bằng chứng cho thấy Homo Sapiens đã nhân đôi số lượng sau mỗi 25 năm, và nhanh chóng tạo được một đội quân đông đảo cho dù là loài mới, sinh sau đẻ muộn hơn các loài kia rất nhiều. Nói cách khác, dù “cao cấp” hơn các loài người cổ khác, phải thừa nhận Homo Sapiens thuở sơ khai từng là một loài hung dữ và thiện chiến.
Một số nghiên cứu trước đó còn cho thấy khả năng thích nghi cao, nguồn lương thực đa dạng (có thể ăn thực vật và cá nhiều hơn đa số các loài khác – vốn chỉ ăn thịt thú rừng săn bắn được), khả năng sốt sót khi có sự trao đổi bệnh tật giữa 2 loài người với nhau… đã giúp Homo Sapiens trở thành loài thống trị.
Theo vtc.vn
Cảnh báo giật mình: Ô nhiễm ánh sáng khiến côn trùng tuyệt chủng
Lâu nay, các nhà khoa học đã cảnh báo về tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật, và giờ đây họ tiếp tục phát hiện ra một thủ phạm mới trước sự suy giảm côn trùng trên toàn thế giới: ô nhiễm ánh sáng.
Các loài côn trùng ban đêm dễ bị ảnh hưởng bởi ánh sáng nhân tạo
Côn trùng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thụ phấn hoa và phân hủy các chất thải.
Một nhóm các nhà côn trùng học đã phân tích khoảng 200 nghiên cứu và các tài liệu để xem xét mức độ ô nhiễm ánh sáng góp phần vào cái được gọi là "ngày tận thế của côn trùng". Phát hiện của họ đã được công bố vào tuần trước trên tạp chí Bảo tồn sinh học.
Một nghiên cứu trước đó được đăng trên cùng tạp chí vào tháng tư vừa qua đã xem canh tác nông nghiệp và hủy hoại môi trường sống là mối đe dọa hàng loạt đối với côn trùng, nghiên cứu này cho rằng hơn 40% các loài côn trùng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong những thập kỷ tới.
Phát biểu trước tập đoàn viễn thông Gizmodo, tiến sĩ tại Brett Seymoure một nghiên cứu sinh sau đại học tại Đại học St. Louis Louis Washington cho biết:"Hãy nhìn nhận ô nhiễm ánh sáng cũng là một tác động lớn, đặc biệt đối với các loài côn trùng sống về đêm."
Seymoure cũng nêu ra một số cách khắc phục khác nhau sẽ có thể giải quyết vấn đề, bao gồm: sử dụng bộ hẹn giờ trong chiếu sáng, che chắn để giảm ô nhiễm ánh sáng và không sử dụng bóng đèn giả tạo ánh sáng ban ngày.
Các nhà nghiên cứu cũng đã cảnh báo rằng các nguồn ánh sáng có thể tác động đến cách di chuyển của các loài côn trùng, cách chúng tìm kiếm thức ăn, sinh sản, phát triển và ẩn nấp trước kẻ săn mồi.
Seymoure, người đang lên kế hoạch phân tích tác động của ô nhiễm ánh sáng trên loài bướm, kết luận:"Nếu chúng ta mất những loài côn trùng này, cuộc sống của nhân loại cũng sẽ biến mất."
H.K
Theo tienphong.vn/New York Post
Những loài chim có vẻ ngoài lạ lùng nhất thế giới Những loài chim kỳ lạ này có ngoại hình không thể lẫn vào đâu, khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú. Công trắng là một trong những loài chim kỳ lạ nhất, có ngoại hình, kích thước giống hệt những con công bình thường, chỉ có điều toàn thân nó trắng như tuyết, rất hiếm khi xuất hiện trong tự nhiên. Nguồn: Lolwot...